
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 12/07/2025 về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
Trong đó, Chỉ thị yêu cầu tập trung rà soát các điểm nghẽn, hoàn thiện thể chế để bảo vệ môi trường; kiểm tra, điều tra, xử lý nghiêm vi phạm pháp luật về môi trường; khẩn trương hoàn thiện, áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải phương tiện giao thông đường bộ; và công khai danh sách các cơ sở sản xuất phải lắp đặt, đã lắp đặt, chưa lắp đặt thiết bị quan trắc môi trường liên tục tự động.
Riêng đối với Hà Nội, Thành phố cần thực hiện các giải pháp, biện pháp để các tổ chức, cá nhân chuyển đổi phương tiện, lộ trình đến ngày 1/7/2026 không có xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong Vành đai 1; từ ngày 1/1/2028 không có xe mô tô, xe gắn máy, hạn chế ô tô sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong đường Vành đai 1, Vành đai 2; và từ năm 2030 tiếp tục mở rộng thực hiện trong đường Vành đai 3.
Theo tìm hiểu, tuyến Vành đai 1 được xem là trục giao thông huyết mạch, mang tính biểu tượng lịch sử của Hà Nội. Với tổng chiều dài khoảng 15km, tuyến đường bao quanh khu vực trung tâm lịch sử, đi qua các địa danh như Kim Liên, Đại Cồ Việt, Hoàng Cầu và Ô Chợ Dừa.
Trong đó, tuyến đường này đóng vai trò như “xương sống” của giao thông Thủ đô, kết nối các quận trung tâm và đáp ứng nhu cầu di chuyển ngày càng lớn của người dân. Tuy nhiên, do mặt đường hẹp, mật độ phương tiện cao, tình trạng ùn tắc vẫn diễn ra thường xuyên và phương tiện xe máy vẫn đang là phương tiện chiếm tỷ trọng cao trong lưu lượng giao thông tại khu vực Vành đai 1.
Thực tế, những năm qua, làn sóng chuyển đổi xanh phương tiện giao thông dù đã diễn ra nhưng vẫn chưa đồng bộ. Trong đó, ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội ước tính: “Các chính sách hỗ trợ dựa trên nguyên tắc đảm bảo hài hoà, trên nền tảng các số liệu tổng hợp, rà soát, thống kê chi tiết cho khoảng 450.000 xe máy chạy xăng trong Vành đai 1. Thành phố cũng thiết lập các chính sách bổ trợ như thu đổi xe xăng sang xe điện, chi phí liên quan việc chuyển đổi như lệ phí trước bạ, phí đăng ký xe điện mới sẽ được hỗ trợ gần như 100%".
Với lượng xe máy xăng lên tới 450.000 xe trong Vành đai 1, nhu cầu chuyển đổi sẽ tương đối lớn, đòi hỏi một lượng xe đối ứng lớn và đồng thời mở ra cơ hội cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước có thể tận dụng cơ hội mở rộng thị trường. Trong đó, bên cạnh nhóm doanh nghiệp sản xuất và thương mại xe điện được kỳ vọng hưởng lợi trực tiếp khi nhu cầu tăng, nhà đầu tư đang kỳ vọng nhóm phụ trợ của ngành cũng được kỳ vọng hưởng lợi gián tiếp bởi chính sách.
Đơn cử, tại CTCP Create Capital Việt Nam (mã CRC – sàn HOSE), doanh nghiệp đã đưa vào vận hành giai đoạn 1 Nhà máy Lương Sơn (Hoà Bình) với công suất 300.000 sản phẩm pin Lithium, đây là sản phẩm pin cung cấp cho xe điện. Trong đó, ước tính doanh thu dự kiến 900 tỷ đồng/năm từ sản xuất pin và biên lợi nhuận gộp của lĩnh vực này ước tính 30%.
![]() |
Sản phẩm pin Lithium tại Nhà máy Lương Sơn của Create Capital Việt Nam |
Được biết, Create Capital Việt Nam đang hợp tác với một trong năm Công ty sản xuất pin sạc lớn nhất Trung Quốc, đồng thời thuộc Top 3 về pin NiMH. Trong đó, đơn vị này đang có ba cơ sở sản xuất tại Shenzhen, Meizhou và Yancheng; công suất sản xuất lên tới 600.000 viên pin mỗi ngày, diện tích nhà máy khoảng 2.000 m2; và đặc biệt được Walmart kiểm tra, đạt chứng chỉ UL/CE/IEC, có dây chuyền tự động sản xuất điện cực và sạc pin hiện đại nhất hiện nay.
Bên cạnh sản xuất pin cung cấp cho xe điện, Create Capital Việt Nam sở hữu Nhà máy sản xuất Pin năng lượng mặt trời với công suất 300 MW/năm, tương đương 800.000 tấm/năm; và sản xuất, gia công tấm cell pin (tấm pin con) dùng để sản xuất pin năng lượng mặt trời với công suất 500 MW/năm, tương đương 100 triệu sản phẩm/năm; và đang lên kế hoạch triển khai đầu tư một số dự án như dự án nhà máy sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời CRC Solar với vốn đầu tư 1.174 tỷ đồng tại TP. Đà Nẵng.
Về định hướng kinh doanh, riêng trong năm 2025, Create Capital Việt Nam đặt kế hoạch doanh thu 1.000 tỷ đồng, tăng 115,2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 87 tỷ đồng, tăng 31,6% so với thực hiện trong năm 2024. Trong đó, CRC Energy đã đạt thành tựu đột phá khi trở thành doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam xuất khẩu pin lithium tích điện sang Mỹ với hợp đồng trị giá hàng chục triệu USD; CRC Energy đang lên kế hoạch triển khai các hệ thống lưu trữ năng lượng sử dụng công nghệ pin lithium tích điện tại Việt Nam; và CRC đang triển khai mảng Pin tích điện lithium dùng cho hộ gia đình - một trong những sản phẩm triển vọng của CRC.
![]() |
Sản phẩm pin Lithium của Create Capital Việt Nam |
Có thể thấy, nhờ định hướng phát triển xanh và đã đầu tư xây dựng nhà máy trong những năm trước đó, Create Capital Việt Nam đang được kỳ vọng hưởng lợi khi mà Chính phủ Việt Nam quyết tâm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi xanh phương tiện giao thông tại các thành phố lớn trong cả nước.
Theo thống kê của Sở Giao thông vận tải, đến hết năm 2024, Hà Nội có trên 9,2 triệu phương tiện các loại đang hoạt động trên địa bàn (chưa bao gồm xe của cơ quan trung ương). Trong đó, thành phố đang quản lý hơn 8 triệu phương tiện, gồm 1,1 triệu ô tô và trên 6,9 triệu xe máy, khoảng 1,2 triệu ô tô, xe máy cá nhân từ các tỉnh, thành phố khác lưu thông trên địa bàn.