HBS: Dấu hỏi về trích lập dự phòng OTC

HBS: Dấu hỏi về trích lập dự phòng OTC

(ĐTCK) Nhiều NĐT phản ánh, đã ba năm liên tiếp, CTCK Hòa Bình (HBS) không thực hiện trích lập dự phòng cho các khoản đầu tư cổ phiếu chưa niêm yết (OTC).

Liệu công ty này có đang giấu lỗ bằng các thủ thuật kế toán?

 

Không trích lập vì không xác định được giá

Tại báo cáo tài chính (BCTC) 6 tháng đầu năm 2012 được soát xét, Công ty Kiểm toán AASC lưu ý rằng, tại thời điểm 30/6/2012, HBS không thực hiện việc trích lập dự phòng đối với các khoản đầu tư cổ phiếu OTC, do không có cơ sở xác định giá trị thị trường của các cổ phiếu này. Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu AASC có ý kiến về vấn đề này.

Ngày 12/9/2012, trên website của HBS đăng tải công văn giải trình đối với lưu ý nêu trên của kiểm toán. Công văn giải trình gửi Sở GDCK Hà Nội (HNX) ghi rõ: “Tại thời điểm 30/6/2012, HBS không thực hiện việc trích lập dự phòng đối với các khoản đầu tư vào cổ phiếu OTC là do HBS không có căn cứ để xác định giá trị thị trường của các cổ phiếu này và điều này đã được Công ty Kiểm toán AASC làm rõ trong BCTC cho kỳ kế toán từ 1/1/2012 đến 30/6/2012 đã được soát xét”.

Nội dung giải trình ngắn gọn và không chứa đựng giá trị thông tin gì mới để làm rõ hơn vấn đề khiến nhiều NĐT bức xúc.

 

HBS sẽ lỗ nếu trích lập dự phòng?

Theo thuyết minh BCTC 6 tháng đầu năm 2012 về các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, trong kỳ HBS không có sự thay đổi về giá trị khoản mục chứng khoán thương mại là 8,909 tỷ đồng, trong đó chứng khoán niêm yết là 4,449 tỷ đồng, chứng khoán chưa niêm yết là 4,46 tỷ đồng. Tuy nhiên, Công ty cũng ghi nhận giảm giá đầu tư ngắn hạn là 3,164 tỷ đồng, việc trích lập dự phòng này chỉ áp dụng đối với các chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch trên HOSE, HNX và UPCoM.

Với hai khoản đầu tư giá trị tương đương, giả sử HBS cũng trích lập dự phòng một khoản tương đương là hơn 3 tỷ đồng, thì HBS sẽ ghi nhận mức lỗ lớn. Bởi kết thúc 6 tháng đầu năm, HBS chỉ ghi nhận mức lợi nhuận vỏn vẹn là 126 triệu đồng.

Được biết, khoản đầu tư 4,46 tỷ đồng của HBS chỉ dành cho 3 cổ phiếu chưa niêm yết là 100.000 cổ phiếu VPB của Ngân hàng VPBank (giá trị sổ sách 14.103 đồng/CP), 10.000 cổ phiếu ABB của Ngân hàng An Bình (giá trị sổ sách là 9.360 đồng/CP) và 248.000 cổ phiếu của CTCP Quản lý quỹ An Phú (giá trị sổ sách là 11.920 đồng/CP).

Theo Thông tư số 228/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính, các khoản đầu tư chứng khoán chưa niêm yết được trích lập trên cơ sở giá giao dịch bình quân được cung cấp bởi tối thiểu 3 CTCK tại thời điểm trích lập dự phòng.

Danh sách cổ phiếu chưa niêm yết mà HBS nắm giữ

 

Số lượng

Tổng giá trị

sổ sách

Giá

1 CP

Giá tham khảo

Thay đổi

Lỗ

VPB

 100.000

 1.410.300.000

 14.103

 8.100

-42,57%

 (600.300.000)

ABB

 10.000

 93.600.000

 9.360

 6.900

-26,28%

 (24.600.000)

QLQ An Phú

 248.000

 .956.160.000

11.920

 

 

 -

Tổng cộng

 358.000

4.460.060.000

12.458

 

 

(624.900.000)

 

Ngoại trừ cổ phiếu của CTCP Quản lý quỹ An Phú là khó tìm thấy giá và có mối quan hệ khá “gắn bó” với HBS, hai cổ phiếu VPB và ABB đều được bảng giá OTC của nhiều CTCK khác đề cập. Theo ghi nhận của ĐTCK, giá cổ phiếu ABB hiện là 6.900 đồng/CP, giá cổ phiếu VPB là 8.100 đồng/CP. Như vậy, chỉ cần tính dự phòng giảm giá cho 2 cổ phiếu là ABB và VPB, thì HBS phải trích lập dự phòng thêm ít nhất là 620 triệu đồng.

 

Nghi vấn giấu lỗ

Theo BCTC năm 2010 và 2011 có kiểm toán, HBS cũng không trích lập dự phòng đối với các khoản đầu tư chứng khoán chưa niêm yết. Tại thời điểm 31/12/2010, Công ty có khoản đầu tư chứng khoán chưa niêm yết là 18,405 tỷ đồng. Tại thời điểm 31/12/2011, khoản đầu tư chứng khoán chưa niêm yết là 4,46 tỷ đồng và được giữ nguyên cho đến 30/6/2012.

Được biết, năm 2010 HBS đạt lợi nhuận 20,641 tỷ đồng, năm 2011 là 1,418 tỷ đồng và 6 tháng đầu năm 2012 là 126 triệu đồng. Ngày 16/7/2010, cổ phiếu HBS được niêm yết trên HNX.

Là CTCK có đầy đủ nghiệp vụ tư vấn và môi giới, tiếp cận nhiều thông tin trên thị trường, nhưng HBS lại cho rằng, mình không biết gì về giá của những chứng khoán đang nắm giữ trong 3 năm liên tiếp, khiến nhiều NĐT đặt dấu hỏi về mức lợi nhuận của HBS đạt được cả năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 có thực sự là lãi? 

Nghi vấn này đã được Đầu tư Chứng khoán chuyển tới HBS, nhưng HBS từ chối trả lời.

Một số chỉ tiêu tài chính của HBS (2010 - 2012)

Năm

2010

2011

6T/2012

Lợi nhuận sau thuế

 20.641.169.843

 1.418.466.831

 126.143.816

Chứng khoán niêm yết

 3.393.486.948

 4.449.559.532

 4.449.559.532

Chứng khoán chưa niêm yết

 18.405.000.000

 4.460.060.000

 4.460.060.000

Trích lập dự phòng

(cho chứng khoán niêm yết)

 (44.603.348)

 (3.353.482.034)

 (3.164.199.434)

 

Bao giờ có hướng dẫn từ Bộ Tài chính?

Thực tế, nhiều DN không thực hiện trích lập dự phòng đối với cổ phiếu OTC theo hướng dẫn tại Thông tư 228/2009/TT-BTC, với lý do không xác định được giá cổ phiếu. Bên cạnh đó, không ngoại trừ khả năng một số DN bắt tay với CTCK để đưa ra mức giá tham khảo “hợp lý” cho cổ phiếu, nhằm tránh việc phải ghi nhận những khoản lỗ lớn.

Đã nhiều lần, dư luận lên tiếng về khoảng trống pháp lý trong việc thực hiện trích lập dự phòng đối với cổ phiếu OTC. Bộ?Tài chính đã từng vài lần công bố sẽ ban hành văn bản hướng dẫn trích lập khoản này, nhưng đến nay vẫn chưa có. Không riêng HBS, lợi nhuận của các DN có đầu tư tài chính, trong đó có đầu tư vào DN?chưa lên sàn đều ít nhiều không chuẩn xác, vì khoảng trống pháp lý này.

 

HBS chỉ sở hữu chưa đến 10% vốn tại CTQLQ An Phú

 

Ngày 29/8/2012, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã cấp Giấy phép số 46/GPĐC-UBCK điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động của CTCP Quản lý quỹ An Phú (AFMC). Theo đó, An Phú sẽ đổi tên thành CTCP Quản lý quỹ Quốc tế (IFMC). Công ty vẫn giữ nguyên vốn điều lệ từ cuối năm 2006 là 25 tỷ đồng, người đại diện theo pháp luật là bà Nguyễn Thị Loan, Chủ tịch HĐQT của cả IFMC và HBS.

 

Được biết, ngày 28/3/2011, HĐQT HBS đã thông qua phương án đầu tư, góp 51% vốn vào CTCP Quản lý quỹ An Phú. Nguồn vốn đầu tư vào An Phú được lấy từ vốn chủ sở hữu của HBS. Tháng 5/2011, HBS bất ngờ thông báo Nghị quyết HĐQT sửa đổi phương án góp vốn, thay vì mua đến 51% vốn của An Phú, HBS sẽ mua đến tỷ lệ không quá 10%. Với 248.000 cổ phiếu An Phú mà HBS đang nắm giữ, tương đương 9,92% vốn điều lệ, nên An Phú chưa phải là công ty con hay công ty liên kết để HBS hợp nhất báo cáo tài chính.