IEA: Các vấn đề về nguồn cung của OPEC có thể làm gia tăng sự biến động trên thị trường năng lượng

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, các vấn đề về nguồn cung dầu lâu năm giữa một nhóm các quốc gia sản xuất lớn có nguy cơ làm gia tăng sự chặt chẽ và biến động trên thị trường năng lượng và đẩy giá dầu lên cao hơn nữa.
IEA: Các vấn đề về nguồn cung của OPEC có thể làm gia tăng sự biến động trên thị trường năng lượng

Trong báo cáo thị trường hàng tháng mới nhất được công bố vào thứ Sáu (11/2), IEA cho biết, việc các thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) không đạt được cam kết tăng nguồn cung đã giúp đẩy giá dầu lên mức cao nhất kể từ năm 2014.

IEA cho biết, có những dấu hiệu cho thấy tình trạng thiếu hụt đang trở nên tồi tệ hơn và có khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng thắt chặt trong một thị trường dầu vốn đã căng thẳng.

OPEC dẫn đầu bởi nhà sản xuất lớn Ả Rập Xê Út và một nhóm các quốc gia đồng minh của các nhà sản xuất bao gồm Nga đã tăng nguồn cung với mức tăng nhỏ giọt và ổn định. Đây là một phần của nỗ lực theo đuổi sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu dầu và giảm lượng dự trữ được xây dựng trong thời kỳ đỉnh cao của đại dịch Covid-19.

OPEC+ đã chịu áp lực ngày càng tăng từ các nước tiêu thụ dầu trong việc đẩy mạnh nỗ lực tăng nguồn cung, vì nhu cầu đã chứng tỏ mạnh hơn dự kiến ​​và một số thành viên trong OPEC+ đã không thể đạt được mục tiêu do thiếu hụt cơ sở hạ tầng sau nhiều năm không đầu tư.

Tại cuộc họp gần đây nhất vào tuần trước, OPEC+ cho biết, họ sẽ tuân theo kế hoạch tăng sản lượng vừa phải lên 400.000 thùng/ngày vào tháng 3.

IEA cho biết trong báo cáo: “Sự kém hiệu quả kinh niên của OPEC+ trong việc đáp ứng các mục tiêu sản lượng và căng thẳng địa chính trị gia tăng đã đẩy giá dầu lên cao hơn. Nếu khoảng cách dai dẳng giữa sản lượng OPEC+ và các mức mục tiêu của tổ chức này tiếp tục, căng thẳng nguồn cung sẽ gia tăng, làm tăng khả năng biến động nhiều hơn và áp lực tăng giá lên”.

IEA cho biết thêm rằng, Ả Rập Xê Út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) là hai nhà sản xuất dầu có năng lực sản xuất dự phòng nhất, có thể giúp xoa dịu thị trường dầu biến động nếu họ bơm thêm dầu thô.

“Những rủi ro này có thể giảm bớt nếu các nhà sản xuất ở Trung Đông có năng lực dự phòng bù đắp cho những sản phẩm đang cạn kiệt”, IEA cho biết.

Động thái này có thể giúp giảm lượng dầu tồn kho toàn cầu đang giảm dần, vốn đã giúp đẩy giá lên mức 100 USD/thùng gần đây và cũng là một trong những yếu tố đẩy lạm phát lên cao.

Tin bài liên quan