“Thông báo của nhà đầu tư Dự án BT tuyến đường nối Thái Bình và Hà Nam với đường cao tốc Giẽ - Ninh Bình.

“Thông báo của nhà đầu tư Dự án BT tuyến đường nối Thái Bình và Hà Nam với đường cao tốc Giẽ - Ninh Bình.

“Kẹt cứng” Dự án BOT cầu Thái Hà

Tương lai của Dự án BOT cầu Thái Hà ngày một bất định khi chính quyền địa phương khẳng định họ chưa hề đồng ý với phương án thu phí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dù công trình này đã hoàn thành từ 2 năm trước.

Đổ lỗi

“Chúng tôi rất thất vọng với nhiều nội dung trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây của UBND tỉnh Thái Bình liên quan đến việc thu phí hoàn vốn Dự án BOT Đầu tư xây dựng công trình cầu Thái Hà vượt sông Hồng trên đường nối hai tỉnh Thái Bình, Hà Nam với đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình”, ông Nguyễn Đức Ý,  Tổng giám đốc Công ty cổ phần BOT Cầu Thái Hà cho phóng viên Báo Đầu tư biết vào sáng 26/2/2019.

Tại Công văn số 13/BC - UBND ngày 21/2/2019 gửi Thủ tướng liên quan đến việc xử lý kiến nghị của Công ty cổ phần BOT Cầu Thái Hà, ông Nguyễn Trọng Thăng, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình khẳng định, việc doanh nghiệp dự án báo cáo Thủ tướng rằng, UBND tỉnh Thái Bình đồng thuận với việc thu phí cầu Thái Hà là không đúng.

Nhà đầu tư Dự án BOT cầu Thái Hà vượt sông Hồng gồm các đơn vị: Công ty TNHH Tiến Đại Pháp - Công ty cổ phần Tư vấn và xây dựng Phú Xuân - Công ty cổ phần Đầu tư và XNK Bình Minh.  

Theo lãnh đạo tỉnh Thái Bình, ngày 11/10/2018, Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) có Công văn số 11473/BGTVT - ĐTCT đề nghị UBND tỉnh này thống nhất việc triển khai thu phí cầu Thái Hà. Ngày 25/10/2018, tại Công văn số 3954/UBND - CTXDGT, UBND tỉnh Thái Bình đã đề nghị Bộ GTVT trong vai trò là cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ đạo các đơn vị cung cấp thông tin và thống nhất phương án thu phí với tỉnh trước khi tổ chức thu phí. Tuy nhiên, theo ông Thăng, đến nay Bộ GTVT chưa có văn bản trả lời, do vậy, UBND tỉnh Thái Bình chưa đồng ý với phương án thu phí BOT cầu Thái Hà.

Điều đáng nói là, trong Công văn số 14822/BGTVT - TC gửi UBND 2 tỉnh là Hà Nam và Thái Bình vào cuối tháng 12/2018, Bộ GTVT cho biết, Dự án sau khi hoàn thành và nghiệm thu đưa vào sử dụng đã được nhà đầu tư hoàn tất các điều kiện thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định.

Bên cạnh đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho biết, UBND 2 tỉnh Thái Bình và Hà Nam đã thống nhất chủ trương việc triển khai thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ để hoàn vốn cho Dự án lần lượt tại các Văn bản số 3954/UBND-CTXDGT ngày 25/10/2018 và Văn bản số 3500/UBND-GTXD ngày 27/11/2018.

Lãng phí

Liên quan đến sự ách tắc trong thu phí Dự án Cầu Thái Hà, ông Thăng cho biết, theo các quy định hiện hành, trước khi chuyển giao, nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án phải bảo đảm tài sản được chuyển giao không bị dùng làm tài sản để bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc bị cầm cố, thế chấp.

Tuy nhiên, Chính phủ và tỉnh mới bố trí thanh toán cho nhà đầu tư 2.553 tỷ đồng trên tổng giá trị quyết toán Dự án BT là 4.633,9 tỷ đồng (còn nợ 2.081 tỷ đồng) và nhà đầu tư đang thế chấp quyền đòi nợ Dự án BT nên chưa thể chuyển giao công trình về tỉnh Thái Bình.

“Do đó, việc quản lý, khai thác tuyến đường hiện vẫn do nhà đầu tư BT thực hiện”, ông Thăng cho biết.

Để giải quyết việc thanh toán vốn cho nhà đầu tư Dự án BT, đồng thời giải quyết đề nghị của Công ty cổ phần BOT Cầu Thái Hà, UBND Thái Bình đề nghị Thủ tướng xem xét đưa vào danh mục và bố trí vốn còn thiếu của Dự án BT là 2.081 tỷ đồng từ nguồn vốn dự phòng ngân sách Trung ương, vốn trái phiếu chính phủ thanh toán cho nhà đầu tư BT để nhà đầu tư chuyển giao công trình cho tỉnh Thái Bình.

Trong khi đó, theo ông Ý, nhà đầu tư đã hoàn thành đầy đủ các cam kết và hoàn toàn không có lỗi sự lệch pha thông tin giữa Bộ GTVT và UBND tỉnh Thái Bình liên quan đến chủ trương thu phí hoàn vốn công trình.

“Việc không được thu phí hoàn vốn suốt 2 năm và nay tiếp tục bị neo vào tiến độ thanh toán bất định của Dự án BT không chỉ sẽ đẩy Dự án BOT đứng trước nguy cơ phá sản, mà còn gây lãng phí rất lớn khi cả hai công trình có tổng mức đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng không được khai thác đầy đủ dù đã hoàn thành từ lâu”, đại diện nhà đầu tư cho biết.

Dự án Đầu tư xây dựng cầu Thái Hà có tổng vốn đầu tư 1.671,765 tỷ đồng (vốn chủ sở hữu: 245,95 tỷ đồng, tương đương 14,71%; vốn vay tín dụng: 1.425,815 tỷ đồng, tương đương 85,29%, Ngân hàng cho vay là ViettinBank. Thời gian thu phí dịch vụ đường bộ dự kiến là: 16 năm 7 tháng.

Tin bài liên quan