Kienlongbank: Bước chuyển đổi chiến lược trở thành ngân hàng số

Kienlongbank: Bước chuyển đổi chiến lược trở thành ngân hàng số

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Với phương châm “Nâng cao tính ổn định, tối ưu hóa chi phí và đảm bảo an toàn”, KienlongBank đã triển khai nhiều dự án công nghệ thông tin nhằm đáp ứng quy mô ngày càng lớn mạnh của ngân hàng.

Phát triển dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại

Trong những năm gần đây, KienlongBank đã không ngừng đánh dấu sự phát triển và đa dạng hóa về sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng.

Năm 2016, thẻ tín dụng quốc tế KienlongBank Visa ra đời nâng tầm hoạt động của KienlongBank trên phạm vi toàn cầu.

Tiếp tục đà tăng trưởng, năm 2018, KienlongBank ra mắt thẻ tín dụng quốc tế KienlongBank JCB với nhiều tính năng an toàn, bảo mật và ưu đãi hấp dẫn, như miễn phí mở thẻ, miễn phí thường niên, miễn phí rút tiền ATM, miễn lãi đến 55 ngày, giảm giá đến 50%, giao dịch/thanh toán toàn cầu.

Để nâng cao trải nghiệm của khách hàng, năm 2019, KienlongBank phát triển thêm Thẻ ghi nợ KienlongBank Visa/ JCB, Thẻ thanh toán không cần chạm (Thẻ contacless); Thẻ 3D secure…

Bên cạnh đó, nhằm mở rộng sản phẩm dịch vụ, đưa ra các giải pháp tài chính toàn diện về tiết kiệm, bảo vệ, đầu tư, chăm sóc sức khỏe, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, trong năm 2019, KienlongBank và Công ty AIA Việt Nam đã ký kết hợp tác chiến lược trong việc phân phối các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ ưu việt, giúp khách hàng có thêm một giải pháp tài chính trọn vẹn để bảo vệ những điều quan trọng nhất trong cuộc sống.

Năm 2021 vừa qua, Ngân hàng phát hành thẻ chip nội địa cho 2 sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa Hoàng Sa Việt Nam và Trường Sa Việt Nam, với các tính năng ưu việt theo Bộ Tiêu chuẩn thẻ chip Việt Nam (VCCS) tiên tiến nhất; triển khai hệ thống máy giao dịch tự động thế hệ mới STM (Smart Teller Machine); ra mắt ứng dụng Mobile Banking mới - KienlongBank Plus...

Để có được những thành quả trên, công nghệ là yếu tố mũi nhọn KienlongBank đặc biệt chú trọng với kỳ vọng xây dựng nên một hình mẫu ngân hàng thế hệ mới hàng đầu tại Việt Nam.

KienlongBank đã kết nối với Payoo triển khai thanh toán hóa đơn (billing) và nộp thẻ (topup) trên kênh ebanking; thu thuế điện tử với Tổng cục Thuế (eTax), kết nối hệ thống thu thuế Hải quan, xây dựng chương trình báo có tự động Citad.

KienlongBank hướng tới mục tiêu trong 5 năm tới trở thành ngân hàng số toàn diện, hiện đại và thân thiện hàng đầu Việt Nam.

KienlongBank hướng tới mục tiêu trong 5 năm tới trở thành ngân hàng số toàn diện, hiện đại và thân thiện hàng đầu Việt Nam.

… Và hợp tác chiến lược với nhiều đối tác lớn

Với mục tiêu phát triển dựa trên sức mạnh của nền tảng công nghệ hiện đại, tiến tới dẫn dắt và chuyển đổi số toàn diện, góp phần thay đổi nhận thức xã hội về dịch vụ tài chính ngân hàng, gia tăng giá trị cho khách hàng, KienlongBank đã tiến hành ký kết hợp tác chiến lược với các đối tác lớn, uy tín trên thị trường Việt Nam và quốc tế.

Đáng chú ý, ngày 4/4/2022, KienlongBank đã ký kết hợp tác chiến lược với đối tác BPC Banking Technologies (BPC) - nhà tiên phong trong lĩnh vực giải pháp công nghệ cho ngân hàng.

Theo thỏa thuận hợp tác, BPC sẽ cung cấp cho KienlongBank bộ sản phẩm SmartVista - bộ giải pháp thanh toán với kiến trúc hiện đại, sáng tạo và hoàn toàn bảo mật được PA-DSS xác thực, đa dạng về chức năng.

SmartVista cung cấp tính năng chuyển đổi và định tuyến ủy quyền hiệu suất cao, quản lý toàn bộ hệ thống máy ATM và POS, quản lý thẻ toàn diện, phát hiện và ngăn chặn gian lận nâng cao.

Bên cạnh đó, SmartVista cung cấp tính năng quản lý người bán hàng và thanh toán linh hoạt qua các dịch vụ ngân hàng điện tử cũng như hỗ trợ cho ví điện tử. Giải pháp hỗ trợ đầy đủ cho các loại thẻ như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ không tiếp xúc, thẻ phát hành tức thì, thẻ ảo, thẻ khách hàng thân thiết…

Dự án “Hiện đại hóa hệ thống thẻ của KienlongBank” được triển khai trên nền tảng công nghệ tiên tiến, đảm bảo các tiêu chuẩn về bảo mật và an toàn dữ liệu thẻ như PCI-DSS của tổ chức thẻ quốc tế Visa/Mastercard/JCB. Hệ thống thẻ được kỳ vọng sẽ đáp ứng toàn bộ yêu cầu kết nối tích hợp từ các hệ thống khác của ngân hàng: Internet Banking, Mobile Banking, Core Banking..., hỗ trợ tối ưu cho việc phát triển các sản phẩm thẻ, các kênh kết nối và trung gian thanh toán.

Với kiến trúc hiện đại, linh hoạt, có khả năng tham số hóa cao, hệ thống mới có thể điều chỉnh quy trình quản lý và kinh doanh của KienlongBank, giảm thiểu các chi phí bảo hành - bảo trì, dễ dàng tùy biến để thay đổi phù hợp với nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng.

Đại diện KienlongBank cho biết, để hiện thực hóa mục tiêu trở thành ngân hàng số hiện đại, thân thiện, Ngân hàng đã và đang triển khai nhiều chương trình hành động, hướng tới giá trị gia tăng thực sự cho khách hàng.

“Việc ký kết hợp tác cùng BPC là dấu mốc quan trọng, được Ban lãnh đạo KienlongBank đặt nhiều kỳ vọng sẽ tạo nên bước chuyển biến lớn trong hoạt động thẻ của Ngân hàng, góp phần nâng cao tính đa dạng của sản phẩm, hiện đại hóa các kênh dịch vụ, góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. KienlongBank kỳ vọng sẽ tạo tính đột phá, sớm hoàn thành mục tiêu trong 5 năm tới trở thành ngân hàng số toàn diện, hiện đại và thân thiện hàng đầu Việt Nam”, đại diện Ngân hàng chia sẻ.

Năm 2021, lợi nhuận sau thuế hợp nhất KienlongBank tăng 644 tỷ đồng, tương đương tăng 509,8% so với năm 2020 lên 1.010 tỷ đồng. Ngân hàng đã hoàn thành 101% kế hoạch chỉ tiêu về lợi nhuận trước thuế của năm 2021, đánh dấu mốc lần đầu tiên lợi nhuận của KienlongBank vượt mức 1.000 tỷ đồng.

Tính đến ngày 31/12/2021, các số liệu của KienlongBank đều có xu hướng thay đổi rất tích cực, tổng tài sản tăng 46% so với đầu năm, lên mức hơn 83.822 tỷ đồng. Cho vay khách hàng tăng 10% lên hơn 38.387 tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng tăng 22,3% so với đầu năm khi đạt 51.397 tỷ đồng.

Trong năm 2021, KienlongBank cũng đã tăng vốn điều lệ thành công lên 3.653 tỷ đồng thông qua hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu.

Năm 2022, HĐQT KienlongBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 660 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 85.000 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt 45.200 tỷ đồng, tổng nguồn vốn huy động đạt 77.700 đồng và tỷ lệ nợ xấu tiếp tục duy trì ở mức dưới 2%.

Tin bài liên quan