Lo ngại về lãi suất cao dai dẳng, giới đầu tư mạnh tay thoát hàng

Lo ngại về lãi suất cao dai dẳng, giới đầu tư mạnh tay thoát hàng

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Chứng khoán Mỹ giảm trong phiên thứ Năm (21/9), khi tâm trạng giới đầu tư trở nên tồi tệ hơn bởi lo ngại chính sách tiền tệ thắt chặt của Fed sẽ duy trì lâu hơn dự báo.

Cả ba chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đều giảm hơn 1%, khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm chạm mức đỉnh 16 năm, một ngày sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell cảnh báo việc kiểm soát lạm phát vẫn còn một chặng đường dài trước khi tiến gần đến mục tiêu 2%.

Các cổ phiếu megacap, vốn nhạy cảm với lãi suất, dẫn đầu bởi Amazon.com, Nvidia Corp, Apple và Alphabet đã kéo S&P 500 và Nasdaq xuống đóng cửa ở mức thấp nhất kể từ tháng 6.

Hôm thứ Tư, khi kết thúc cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài hai ngày, Fed đã giữ nguyên lãi suất mục tiêu quỹ của Fed ở mức 5,25% -5,5% đúng như dự kiến. Nhưng các dự báo kinh tế đã được sửa đổi, bao gồm cả biểu đồ dot plot, cho thấy lãi suất sẽ vẫn ở mức cao cho đến năm 2024, làm giảm hy vọng nới lỏng chính sách trước năm 2025.

"Nếu lãi suất cao được giữ trong thời gian dài, thì sẽ có nhiều căng thẳng hơn đối với hệ thống tài chính và nhiều áp lực hơn đối với nền kinh tế” Thomas Martin, Giám đốc danh mục đầu tư cấp cao tại GLOBALT ở Atlanta cho biết.

“Kỳ vọng đang xung đột với thực tế. Đối với nhà đầu tư, môi trường hiện nay không phải là lý tưởng, vì báo hiệu lãi suất cao hơn lâu hơn”, nhà phân tích Shelby McFaddin của Motley Fool Wealth Management.

Bên cạnh đó, dữ liệu việc làm mạnh mẽ tiếp tục gây áp lực đến thị trường, với số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần giảm 20.000 người xuống còn 201.000 người trong tuần kết thúc ngày 16/9/2023, thấp hơn nhiều so với dự báo 225.000 người từ các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Dow Jones.

Đây là số lượng đơn mới xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu thấp nhất kể từ tháng 1/2023 và gây áp lực tăng lương và nền kinh tế đủ kiên cường để chịu được lãi suất cao trong thời gian dài hơn.

Kết thúc phiên 20/9: Chỉ số Dow Jones giảm 370,46 điểm (-1,08%), xuống 34.070,42 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 72,20 điểm (-1,64%), xuống 4.330,00 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 245,14 điểm (-1,82%), xuống 13.223,98 điểm.

Trên thị trường chứng khoán châu Á, chứng khoán Nhật Bản giảm, khi các cổ phiếu lớn công nghệ giảm, sau khi các cổ phiếu cùng ngành trên phố Wall đêm qua chìm trong sắc đỏ, ảnh hưởng do lập trường diều hâu với một đợt tăng lãi suất tiếp theo dự kiến vào cuối năm của Fed.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,37% xuống 32.571,03 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,94% xuống 2.383,41 điểm.

Chứng khoán Trung Quốc trượt dốc, do tâm lý giới đầu tư bị ảnh hưởng sau khi Fed báo hiệu một đợt tăng lãi suất khác vào cuối năm.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,77% xuống 3.084,70 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,90% xuống 3.672,44 điểm.

"Lợi suất trái phiếu Mỹ tăng, USD mạnh hơn và giá năng lượng tăng cao - tất cả đều là những thành phần cho một công thức tồi tệ cho chứng khoán châu Á", các nhà phân tích của Nomura cho biết trong một lưu ý.

Thông tin đáng chú ý hôm nay là Các nhà quản lý Trung Quốc đã bắt đầu thăm dò một số quỹ phòng hộ và môi giới về các chiến lược giao dịch định lượng, trong bối cảnh sự phản đối ngày càng tăng đối với một lĩnh vực có thể thu lợi từ sự sụt giảm và biến động giá cổ phiếu, các nguồn tin nói với Reuters.

Trong khi đó, để khôi phục niềm tin thị trường, Trung Quốc cam kết đẩy nhanh việc đưa ra nhiều chính sách hơn để củng cố sự phục hồi kinh tế, truyền thông nhà nước CCTV đưa tin, trích dẫn một cuộc họp nội các do Thủ tướng Lý Cường chủ trì.

Chứng khoán Hồng Kông giảm, khi các quan chức của Fed chỉ ra rằng sẽ có thêm một đợt tăng lãi suất khác trong năm nay và cũng dự kiến cắt giảm lãi suất ít hơn vào năm 2024.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,29% xuống 17.655,41 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,33% xuống 6.099,26 điểm.

Khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán của thành phố đã giảm xuống dưới 70 tỷ đô la Hồng Kông (9 tỷ đô la Mỹ) mỗi phiên trong tuần này, so với mức trung bình hàng ngày 115 tỷ đô la Hồng Kông trong sáu tháng đầu năm nay, dữ liệu của Bloomberg cho thấy.

Chứng khoán Hàn Quốc, khi các nhà đầu tư nhận thấy lập trường của Fed diều hâu hơn dự kiến.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 44,77 điểm, tương đương 1,75% xuống 2.514,97 điểm.

Trước khi mở cửa thị trường, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc cho biết các nhà chức trách sẽ thực hiện các biện pháp để ổn định thị trường nếu cần thiết.

Đáng chú ý là cổ phiếu của YG Entertainment lao dốc, giảm hơn 13%, sau khi truyền thông đưa tin một số thành viên của nhóm nhạc nữ K-pop Hàn Quốc BLACKPINK không gia hạn hợp đồng.

Kết thúc phiên 21/9: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 452,75 điểm (-1,37%), xuống 32.571,03 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 23,87 điểm (-0,77%), xuống 3.084,70 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 230,19 điểm (-1,29%), xuống 17.655,41 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 44,77 điểm (-1,75%), xuống 2.514,97 điểm.

Giá dầu thô giảm, nhưng có phiên biến động mạnh, khi có lúc đã tăng hơn 1 USD sau khi lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu của Nga thu hút sự chú ý từ những cơn gió ngược kinh tế phương Tây vốn đẩy giá giảm 1 USD vào đầu phiên.

Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu đã không thể được duy trì và giá dầu đã quay đầu điều chỉnh.

Kết thúc phiên 20/9, giá dầu thô WTI chuẩn Mỹ giảm 0,03 USD/thùng (-0,03%), xuống 89,63 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,22 USD/thùng (-0,25%), xuống 93,3 USD/thùng.

Tin bài liên quan