Phối cảnh dự án Hội Vân

Phối cảnh dự án Hội Vân

TEG: Tăng trưởng bền vững dựa trên 2 mũi nhọn năng lượng và bất động sản

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Tập trung vào 2 mảng kinh doanh còn nhiều dư địa phát triển tại Việt Nam, Công ty cổ phần năng lượng và bất động sản Trường Thành (mã TEG) có tiềm năng sinh lời khá ổn định và vững chắc.

Trong lĩnh vực bất động sản, TEG hiện sở hữu quỹ đất hơn 100 ha tại Bình Định, Quảng Ngãi, và có kế hoạch tiếp tục mở rộng quỹ đất tại các tỉnh giàu tiềm năng phát triển. Trong đó, có thể kể đến dự án Khu nhà ở nông thôn kết hợp thương mại dịch vụ Nghĩa An (27,92 ha) tại tỉnh Quãng Ngãi, dự án Cụm công nghiệp Cát Hiệp (50 ha) tại tỉnh Bình Định, dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe và dân cư khu vực suối nước nóng Hội Vân (17,76 ha) tại tỉnh Bình Định... Các dự án của TEG đều nằm tại vị trí giao thông thuận lợi, quỹ đất sạch, có thể mang lại doanh thu cho Công ty từ quý IV/2021.

Các dự án bất động sản TEG đang triển khai

Dự án

Diện tích

Vị trí

Tổng mức đầu tư (tỷ đồng)

Năm bắt đầu mở bán

Năm hoàn thiện dự án

Khu nhà ở Nghĩa An

27,77 ha

Quảng Ngãi

250

2021

2025

Khu nhà ở Trường Thành

8,55 ha

Hưng Yên

564

2023

2025

Khu du lịch biển Casa Marina Island

12,8 ha

Bình Định

280

2024

2027

Suối nước nóng Hội Vân

17,75 ha

Bình Định

727

2023

2026

Cụm công nghiệp Cát Hiệp

50 ha

Bình Định

413

2023

50 năm

Lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng khác của TEG là năng lượng tái tạo. Nằm trong hệ sinh thái của Tập đoàn Trường Thành Việt Nam, TEG được kế thừa không chỉ những kinh nghiệm đầu tư, phát triển dự án mà còn trực tiếp tham gia thi công xây dựng nhiều dự án điện mặt trời của Tập đoàn. Trong các năm tới, dự kiến các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo sẽ tiếp tục đem về cho TEG một nguồn doanh thu đáng kể.

Nắm bắt xu thế khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam, TEG đã quyết định gia tăng và nắm giữ cổ phần chi phối tại CTCP Năng lượng Trường Thành (TTP), đơn vị đã phát triển thành công 3 nhà máy điện mặt trời gồm: Hòa Hội (tỉnh Phú Yên), Bình Nguyên (tỉnh Quảng Ngãi) và Cát Hiệp (tỉnh Bình Định - đã hoàn tất thoái vốn năm 2020) với tổng công suất gần 357MWp.

Các dự án đã phát điện từ năm 2019 với mức giá FIT cố định 9,35 UScents, đóng góp trung bình hơn 500 triệu kWh mỗi năm cho hệ thống điện Việt Nam. Đáng chú ý, TTP có kế hoạch mua lại 20% cổ phần tại một dự án điện gió tại Trà Vinh (dự kiến phát điện thương mại trước 31/10/2021 với mức giá FIT cố định 9,80 UScents trong vòng 20 năm).

Dự án Hòa Hội

Dự án Hòa Hội

Hiện tại, TTP đang tiếp tục triển khai và hoàn tất các thủ tục đầu tư thực hiện các dự án điện gió mới tại Bình Định (125MW), tỉnh Trà Vinh (2,000MW), và các dự án điện mặt trời tại Hà Tĩnh (250MWp) và Đăk Nông (50MWp) - những khu vực giàu tiềm năng về phát triển năng lượng tái tạo.

Nhu cầu điện được dự báo sẽ hồi phục mạnh sau dịch bệnh. Theo kịch bản cơ sở trong dự thảo quy hoạch điện 8, ước tính tới 2030, nhu cầu tiêu thụ điện tại Việt Nam có thể đạt 551,3 TWh, tới năm 2045 mức tiêu thụ có thể tăng tới 977 TWh, tăng lần lượt là 123% và 296%. Theo giai đoạn 5 năm, trung bình mức tăng trưởng nhu cầu điện được ghi nhận ở mức là 33%. Bởi vậy năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển.

Tiềm năng tăng trưởng dài hạn của TEG đã tạo ra sức hút với các nhà đầu tư; trong đó các nhà đầu tư nước ngoài từ Thái Lan và Hàn Quốc mới đây, thông qua CTCP Đầu tư Mernus, đã sở hữu gần 19% cổ phần TEG.

Ngoài ra, các đối tác chiến lược của TTVN Group như: Tập đoàn B.Grimm Power, Tập đoàn Sermsang Power, Kumagai Gumi, ACIT… đang lên kế hoạch dài hạn cùng TEG thực hiện các dự án năng lượng mới trong thời gian tới, đưa TEG lên vị thế mới trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Theo kế hoạch 2021-2025 được CTCK SHS dự phóng, lợi nhuận và dòng tiền của TEG trong 5 năm tới dự kiến chủ yếu đến từ mảng kinh doanh bất động sản với các dự án lớn như Nghĩa An, Hội Vân, Trường Thành Hưng Yên, Bãi Xép, Cụm công nghiệp Cát Hiệp... Mảng năng lượng tái tạo mang lại dòng tiền tài chính đều đặn cho TTP (công ty con của TEG từ 2021) và có lợi nhuận đột biến từ chuyển nhượng dự án. Dù quy mô vốn điều lệ tăng gấp đôi trong năm 2021 nhưng quy mô doanh thu và lợi nhuận liên tục gia tăng trong 5 năm tiếp theo là tiền đề để TEG vươn lên nhóm quy mô doanh thu 2000 tỷ đồng từ năm 2025.

TEG có lộ trình tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận chắc chắn, đảm bảo thu nhập trên mỗi cổ phần tăng trưởng qua các năm và kế hoạch cổ tức TEG các năm từ 2021 đến 2025 là 8%-12%/năm.

SHS định giá cổ phiếu TEG với giá mục tiêu là 15.200 đồng/cp, đánh giá khả quan trong trung và dài hạn.

Tin bài liên quan