GTNFoods sẽ thoái vốn khỏi Vinatea

GTNFoods sẽ thoái vốn khỏi Vinatea

“Thay máu” cổ đông, GTNFoods chưa tính bầu nhân sự HĐQT mới, muốn rút chân khỏi Vinatea

Rút chân khỏi GTNFarm, GTNFoods sẽ thoái sạch vốn Tre Mộc Châu và 75% vốn góp Vinatea. Giá chuyển nhượng mà GTN Foods công bố với các cổ đông là 490,5 tỷ đồng.

CTCP GTNFoods (mã GTN) sẽ tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường vào ngày 16/12 tới đây. Theo tài liệu họp vừa công bố, GTNFoods sẽ trình cổ đông hai nội dung bao gồm việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ và phương án thoái vốn để tái cấu trúc.

Cuộc họp ĐHĐCĐ được GTN Foods tổ chức khi doanh nghiệp này đang có sự xáo trộn đáng kể trong cơ cấu cổ đông. CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã sở hữu 43,17% vốn điều lệ sau hai đợt mua thêm hồi tháng 6 và tháng 11 vừa qua.

Trước đó, Vinamilk đã nhận chuyển nhượng hơn 38% vốn từ ba nhà đầu tư tổ chức gồm Chứng khoán HSC, Tael Two Partner và PENM IV. Với tỷ lệ trên, cổ đông này đã nắm trong tay quyền phủ quyết đối với các quyết định quan trọng (thay đổi ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng tài sản, tổ chức lại giải thể công ty…). Tuy nhiên, đối với các nghị quyết khác, tỷ lệ cổ đông thông qua chỉ cần đạt 51%.   

Đồng thời, theo quy định tại Luật doanh nghiệp, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% cổ phần trở lại trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng có quyền triệu tập họp ĐHĐCĐ và đề cử người vào HĐQT cùng Ban Kiểm soát. Đến tháng 12 này, Vinamilk đã hoàn toàn đủ các quyền trên. Nội dung họp theo cập nhật của GTNFoods đến hôm nay vẫn chưa có nội dung liên quan đến nhân sự HĐQT.

“Thay máu” cổ đông, GTNFoods chưa tính bầu nhân sự HĐQT mới, muốn rút chân khỏi Vinatea ảnh 1

Cơ cấu cổ đông hiện tại của GTNFoods đã có sự thay đổi đáng kể

Theo phương án tái cấu trúc được trình, doanh nghiệp này sẽ thực hiện thoái toàn bộ vốn tại ba công ty con: GTNFarm, GTN Tài sản và GTNFoods Consumers. Giá chuyển nhượng cũng đã được công bố.

Cụ thể, GTNFoods sẽ bán toàn bộ 99,99% vốn CTCP Nông nghiệp GTN (GTNFarm) với giá 490 tỷ đồng. GTNFarm thành lập vào tháng 6/2019 và vừa tăng vốn từ 400 tỷ đồng lên 667 tỷ đồng theo giấy đăng ký thay đổi vào hôm nay (5/12). Phần vốn góp này chủ yếu được góp bằng tài sản (98,979%), còn lại là tiền mặt. GTNFoods trước đó chủ trương góp vốn vào GTNFarm bằng cổ phần Vinatea do công ty sở hữu (95% vốn). Hồi tháng 10 vừa qua, GTNFoods lại lên kế hoạch nhận chuyển nhượng trở lại 20% vốn Vinatea theo giá đã góp vốn. Đồng thời, ở chiều ngược lại, công ty góp thêm toàn bộ 96,37% vốn CTCP Sản xuất tre công nghiệp Mộc Châu vào GTNFarm.

Rút chân khỏi GTNFarm, GTNFoods sẽ thoái sạch vốn Tre Mộc Châu và 75% vốn góp Vinatea. Giá chuyển nhượng mà GTN Foods công bố với các cổ đông là 490,5 tỷ đồng.

CTCP Đầu tư và Khai thác tài sản GTNFoods (GTN Tài sản) cũng là doanh nghiệp mới thành lập. Theo nghị quyết HĐQT, công ty có chủ trưởng thành lâp doanh nghiệp vốn 500 tỷ đồng với mục đích thực hiện đầu tư, quản lý và khai thác các tài sản trong lĩnh vực không cốt lõi. Cập nhật theo giấy phép đăng ký kinh doanh mới nhất (tháng 7/2019), GTN Tài sản hiện có vốn điều lệ 300 tỷ đồng, trong đó phần góp vốn của GTNFoods là . Công ty dự kiến nhượng lại với giá 235,5 tỷ đồng.

Cùng với khoản chuyển nhượng 8 tỷ đồng tại CTCP Hàng tiêu dùng GTN Foods (GTNFoods Consumers ), tổng số tiền công ty nhận được từ chuyển nhượng cổ phần sau tái cấu trúc ước tính hơn 490 tỷ đồng.  

Sau hoạt động tái cấu trúc, nhiều khả năng GTNFoods chỉ còn sở hữu trực tiếp một công ty con duy nhất là Vilico. Đây cũng là đơn vị đang sở hữu 51% vốn CTCP Giống bò sữa Mộc Châu, doanh nghiệp cùng ngành sữa đồng thời cũng được đánh giá là mục tiêu chính của Vinamilk trong thương vụ M&A khủng này. Danh sách công ty liên kết được bổ sung thêm Vinatea, Thực phẩm Lâm Đồng và Nhựa miền Trung. 

Tin bài liên quan