Người giám đốc dự án với trách nhiệm và ý thức rằng, cây cầu vượt 5 tầng này sẽ giải quyết tình trạng kẹt xe tại một nút giao thông đặc biệt quan trọng, đã quyết định quỳ 7 ngày 7 đêm tại ngôi chùa Phật Ngọc để xin được các vị thiền sư chỉ bảo. Kết quả là cây cầu Cửu Long trở nên nổi tiếng nhất trong hàng ngàn cây cầu vượt ở một thành phố đầy các căn nhà chọc trời, xe và người. Bên khu phố Đông của Thượng Hải, một cao ốc chọc trời 101 tầng mọc lên trên nền đất yếu (tương tự như địa chất Quận 2 và Quận 7 ở TP. HCM) đang ở giai đoạn hoàn chỉnh với thời gian xây dựng chỉ 2 năm. Hai câu chuyện trên đều cho thấy kết quả đáng nể phục khi công việc được làm với quyết tâm.
Nội lực vẫn là nền tảng
Chúng ta hẳn còn nhớ việc Merrill Lynch (ML) công bố ý định rút hết ngân khoản đầu tư tại TTCK Việt
Không biết từ bao giờ, nhà đầu tư trong nước vẫn hâm mộ nhà đầu tư nước ngoài (cái thời mà họ luôn mua ở giá trần), dựa vào nhà đầu tư nước ngoài (luôn đi theo họ trên thị trường niêm yết, thị trường tự do lẫn các cuộc đấu giá DN cổ phần hóa) và "nghiện" họ (nhà đầu tư trong nước tranh đấu không biết mệt mỏi cho việc mở room cho nhà đầu tư nước ngoài từ hơn 2 năm qua). Bởi vậy, khi ML bảo rút ra khỏi Việt Nam, TTCK Việt Nam lập tức giảm, bất chấp việc đến nay vẫn chưa thấy một tổ chức nào nghe theo lời khuyên này mà rút khỏi Việt Nam.
Trong lần ghé TTCK Thâm Quyến (nơi niêm yết các công ty trung bình) và TTCK Thượng Hải (nơi niêm yết của các công ty lớn) hồi tuần trước do VinaCapital tổ chức, người viết bài này thật sự ngạc nhiên trước những thông tin mới mẻ về câu chuyện chứng khoán tại đây. Riêng về câu chuyện nội lực và ngoại lực, với sự khác biệt cơ bản so với Việt
Bối cảnh TTCK Trung Quốc hôm nay cũng cho thấy nội lực quan trọng: tỷ lệ sở hữu của người nước ngoài chỉ là 10%, cùng một công ty nhưng giá cổ phiếu loại B dành cho người nước ngoài rẻ hơn 40% - 60% so với cổ phiếu loại A dành cho nhà đầu tư trong nước. Cũng chính vì câu chuyện nhà đầu tư nội phải trả giá cao hơn nhiều so với nhà đầu tư ngoại, quan điểm về việc sáp nhập thị trường cổ phiếu loại A và loại B đã được nghiên cứu từ năm 2006 đến nay và có khả năng thực hiện trong thời gian không xa. Theo số liệu thống kê của một số tổ chức, lượng tiền gửi trong ngân hàng của người Trung Quốc năm 2006 lên đến con số trên 2.000 tỷ USD và như thế là đủ để giá chứng khoán nổi bồng bềnh.
Cơ hội với mặt bằng giá không hẳn rẻ
Merrill Lynch cung cấp số liệu cho rằng, chỉ tiêu P/E trung bình của thị trường Trung Quốc là 19 lần, thấp hơn so với mức 39,8 lần của Việt Nam. Con số này tạo ra ảo giác về một chiếc cầu bập bênh mà các nhà đầu tư của ta vì hội chứng sợ độ cao đã phát hoảng. Tuy nhiên, thực tế chỉ tiêu P/E trung bình của TTCK Việt Nam hiện nay, sau đợt điều chỉnh giá vừa qua, chỉ còn ở mức xấp xỉ 30 lần. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của công ty niêm yết tại Việt Nam theo dự đoán của VinaCapital, VDSC, BVSC… cho năm 2007 ở mức 30 - 100% và thực tế hầu hất các công ty blue-chip đều tăng trưởng hơn 30% trong 6 tháng đầu năm 2007 (so với cùng kỳ năm ngoái), nên chỉ số P/E ước đoán của năm 2007 (với mặt bằng giá hiện nay) chỉ ở mức 25 - 28 lần.
Bạn có thể tin rằng, cổ phiếu tại Trung Quốc chẳng rẻ hơn cổ phiếu tại Việt Nam nếu được đặt trên cùng một mặt phẳng là chỉ số P/E. Theo số liệu ngày 20/8/2007, chỉ số P/E của các công ty niêm yết tại sàn giao dịch Thượng Hải và Thâm Quyến đều trên mức 60 lần (tham khảo bảng số liệu), cao hơn 2 lần so với các công ty tại Việt Nam. Có một chi tiết tương tự là năm 2006 cũng là năm tăng trưởng nhảy vọt của TTCK Trung Quốc sau 4 năm trì trệ và đầu tư tài chính cũng là nguyên nhân giúp lợi nhuận năm 2006 của nhiều công ty Trung Quốc tăng hơn 100%. Có thể thấy rằng, món quà của thị trường năm 2007 dành cho nhà đầu tư Việt Nam và Trung Quốc sẽ khó có thể được như năm cũ, nhưng cơ hội đầu tư vào TTCK lại không vì mặt bằng giá cao và tốc độ tăng trưởng nóng mà bị các tổ chức đầu tư nước ngoài chối bỏ.
Nói về cơ hội của TTCK Việt Nam, "thuyền trưởng" của VinaCapital cho rằng, các tổ chức nước ngoài hiện đã huy động và nắm khoảng 5 tỷ USD để tiêu xài cho năm nay. Hiện nay, tỷ lệ sở hữu của các công ty blue-chip đã gần cạn và điều họ trông đợi là các đợt IPO lớn sắp tới nên họ không tỏ ra quá vội vã, tuy nhiên, nếu quá trình IPO vì lý do gì đó bị chậm lại thì áp lực mua vào của thị trường là rất lớn. Sở dĩ tương lai của TTCK Việt Nam trong ngắn hạn (trung và dài hạn đã được nhìn nhận là lạc quan) vẫn phụ thuộc nhiều vào ngoại lực vì nay nội lực của các nhà đầu tư đang cạn kiệt, ngân hàng lại chặn nguồn "quân lương" bằng việc thực hiện Chỉ thị 03 và quan trọng nhất là trở ngại tâm lý của nhà đầu tư, của DN.
Cần những cây cầu vượt
Trong tình hình TTCK Việt Nam đang có sự điều chỉnh lớn, nhà đầu tư hôm nay đau đầu vì chính sách thuế thu nhập cá nhân đến 25% đối với đầu tư chứng khoán từ năm 2009, việc ngân hàng khống chế tỷ lệ cho vay chứng khoán dưới 3% tổng dư nợ và nhiều ý tưởng quản lý chặt TTCK. Nếu nói về độ nóng, TTCK Việt Nam có lẽ không phải là đối thủ của TTCK Trung Quốc, nhưng chính sách quản lý thị trường của Việt Nam lại khiến cả nhà đầu tư trong nước lẫn ngoài nước đều lo ngại. Trong câu chuyện này, người viết xin không bình luận mà chỉ nêu một biện pháp mà Trung Quốc chuẩn bị áp dụng từ ngày 1/9/2007.
Ngày 19/8 vừa qua, Sở GDCK Thượng Hải đã công bố 03 quy định giao dịch mới nhằm ngăn chặn các giao dịch sai trái. Theo đó, Sở có quyền tạm dừng giao dịch 30 phút đối với cổ phiếu tăng giá quá 100% hay giảm quá 50% do bị làm giá trong ngày phát hành cổ phiếu mới. Sở cũng ngăn ngừa tình trạng giao dịch nội gián bằng cách đình chỉ giao dịch nếu một cổ phiếu tăng mạnh hay giảm mạnh trong 2 phiên liên tiếp nếu có hơn 30% tổng giá trị giao dịch của chứng khoán đó xuất phát từ cùng một công ty chứng khoán. Để ngăn chặn việc thao túng giá các công ty nhỏ, Sở cũng có thể ngưng giao dịch nếu như giá cổ phiếu tăng kịch trần 3 ngày liên tục.
Vậy là để giải quyết tình trạng thị trường tăng trưởng nóng, Trung Quốc có những biện pháp giúp kiểm soát thị trường lành mạnh hơn bằng các luật lệ ngăn chặn tình trạng làm giá (nếu có). Những biện pháp gần đây của TTCK Việt
Nghĩa là, TTCK Việt Nam thật sự cần một cây cầu vượt cho sự phát triển để thoát khỏi giai đoạn sử dụng biện pháp hành chính, hơn là trông chờ xem các nhà ĐTNN có chấp nhận mua vào lúc này hay là đợi 3 tháng nữa mua rẻ hơn khi nhà đầu tư trong nước hết khả năng chịu đựng. Để xây được cây cầu vượt này, chúng ta không thể cứ làm như đã từng làm với cầu Văn Thánh 2 - dài chỉ 33 mét, trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (TP. HCM) - mà phải làm thật sự với cả quyết tâm. Hơn 3 năm qua, người viết thường qua lại trên cây cầu ấy và nghe điệp khúc lún, sụp, sửa... Nghe đâu, TP. HCM sẽ đổ thêm 141 tỷ đồng vào cây cầu này, nhưng ai dám chắc đây là khoản "vá ép" cuối cùng?