Thị trường tài chính 24h: Bước vào sóng mới

Thị trường tài chính 24h: Bước vào sóng mới

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index lập đỉnh mới; Tín dụng vẫn tăng đều, vốn chảy vào đâu?; Ngân hàng áp đảo trong cuộc đua phát hành trái phiếu; Chứng khoán vượt qua nỗi lo lạm phát; Chứng khoán châu Á biến động nhẹ; Quan điểm mới về lãi suất của Fed gây khó cho châu Á…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 18/6 giảm 300.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tăng nhẹ trở lại 50.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại mức 56,20 – 56,82 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm tại Mỹ giảm 37,9 USD xuống 1.774 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi phục dần và leo lên trên 1.790 USD/ounce vào cuối giờ chiều.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,06% lên 91,94 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 18/6 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.148 đồng, tăng 34 đồng với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.910 - 23.110 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,34 USD (-0,48%), xuống 70,70 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent ) giảm 0,49 USD (-0,67%), xuống 72,59 USD/thùng.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giằng co lùi xuống dưới 38.000 USD đã tiếp tục lùi bước và giao dịch chủ yếu rung lắc ở vùng giá thấp quanh 37.000 USD -38.000 USD/BTC trong ngày hôm nay.

Chứng khoán trong nước

VN-Index thiết lập đỉnh lịch sử mới

Với sắc xanh ngập tràn của nhóm ngân hàng, thép, mía đường, phân bón…, đã giúp thị trường khép lại phiên sáng với niềm tin hy vọng VN-Index sẽ sớm vượt đỉnh cũ tại mốc 1.374 điểm.

Bước sang phiên chiều, thị trường đã không phụ lòng nhà đầu tư khi đà tăng tiếp tục được nới rộng, mặc dù có chút rung lắc sau đó, nhưng VHM và VCB trở lại tiếp sức, giúp VN-Index xác lập vùng đỉnh mới ở ngưỡng 1.377 điểm khi đóng cửa.

Cặp đôi VCB tăng 4,1% và VHM +3,2% là điểm nhấn. Cùng với đó là các cổ phiếu thép với TLH và SMC kết phiên trong sắc tím, NKG +5,2%, POM +4,4%, HSG +2,9%, HPG +1,4%.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 3,12 triệu đơn vị. Tuy nhiên, tổng giá trị là mua ròng 285,49 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 18/6: VN-Index tăng 17,85 điểm (+1,31%), lên 1.377,77 điểm; HNX-Index tăng 1,66 điểm (+0,52%), lên 318,73 điểm; UpCoM-Index tăng 0,67 điểm (+0,74%), lên 90,22 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall tiếp tục giảm vào ngày thứ Năm (17/6) khi các nhà đầu tư vẫn chưa thoát khỏi nỗi lo sợ từ kết quả cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).

Thoát ra khởi đà giảm của thị trường, cổ phiếu công nghệ là động lực kéo Phố Wall trong phiên đêm qua với Nvidia tăng 4,8%, trong khi Apple, Microsoft, Amazon.com và Facebook tăng từ 1,3% đến 2,2%. Các nhà đầu tư đặt cược vào sự phục hồi kinh tế ổn định thúc đẩy nhu cầu đối với các sản phẩm công nghệ trong thời gian dài.

Kết thúc phiên 17/6, chỉ số Dow Jones giảm 210,22 điểm (-0,62%), xuống 33.823,45 điểm. Chỉ số S&P giảm 1,84 điểm (-0,04%), xuống 4.221,86 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 121,67 điểm (+0,87%), lên 14.161,35 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, khi nhóm cổ phiếu tài chính bị chốt lời và cổ phiếu Toyota Motor hạ nhiệt.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,19% xuống 28,964,08 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,87% xuống 1.946,56 điểm.

Đáng chú ý nhất hôm nay là cổ phiếu Eisai Co tăng 5,9%, sau khi cùng Bristol-Myers Squibb ký một thỏa thuận trị giá tới 3,1 tỷ USD để cùng phát triển và tiếp thị một loại thuốc thử nghiệm điều trị ung thư.

Cổ phiếu Toyota Motor đảo chiều giảm 3,9% sau khi đạt mức cao kỷ lục trong tuần này.

Vận tải biển là ngành giảm mạnh nhất với chỉ số phụ theo dõi giảm 6,7% sau khi tăng mạnh trong ba tháng qua.

Chứng khoán Trung Quốc gần như không đổi, và ghi nhận tuần giảm thứ ba liên tiếp, do lo ngại về định giá đã cao và căng thẳng với phương Tây gia tăng thời gian gần đây.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm không đáng kể xuống 3,525,10 điểm. Chỉ số CSI300 nhích nhẹ lên 5.102,47 điểm.

Nhưng trong tuần, CSI300 giảm 2,3% và SSEC mất 1,8%, cả hai đều ghi nhận tuần giảm thứ ba liên tiếp.

Thông tin tích cực hiếm hoi là doanh số bán xe năng lượng mới (NEV) của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ tăng hơn 40% mỗi năm trong 5 năm tới, một quan chức cấp cao của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc (CAAM) cho biết.

Điều này giúp nhóm cổ phiếu của các công ty liên quan đến xe năng lượng mới của Trung Quốc trở thành điểm nhấn, với chỉ phụ theo dõi ngành năng lượng mới tăng 4,6%.

Chứng khoán Hồng Kông tăng nhờ sự thúc đẩy của nhóm cổ công nghệ và chăm sóc sức khỏe.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,85% lên 28.801,27. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,54% lên 10.646,39 điểm.

Trong tuần, HSI giảm 0,1%, trong khi HSCE giảm 1%.

Hôm nay, dẫn đầu mức tăng là chỉ số theo dõi ngành công nghệ tăng 1,8%,và chăm sóc sức khỏe tăng 3,3%.

Chứng khoán Hàn Quốc phục hồi nhẹ, một ngày sau khi đón nhận những tín hiệu diều hâu từ Fed về chính sách tiền tệ.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 0,09% lên 3.267,93 điểm, phục hồi từ mức giảm 0,42% vào thứ Năm. Trong tuần, chỉ số này tăng 0,57%.

Trong số các cổ phiếu lớn, công ty công nghệ khổng lồ Samsung Electronics giảm 0,49% và SK Hynix giảm 1,58%. Còn LG Chem giảm 1,56% và Naver tăng 2,18%.

Kết thúc phiên 18/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 54,25 điểm (-0,19%), xuống 28.964,08 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 0,51 điểm (-0,01%), xuống 3.525,10 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 242,68 điểm (+0,85%), xuống 28.801,27 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 2,97 điểm (+0,09%), lên 3.267,93 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Tín dụng vẫn tăng đều, vốn chảy vào đâu?

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tín dụng tính đến đầu tháng 6/2021 đã tăng hơn 5%. Lo vốn chảy vào chứng khoán, bất động sản liệu có cơ sở?..>> Chi tiết

- Ngân hàng áp đảo trong cuộc đua phát hành trái phiếu

Gần đây, các ngân hàng tăng cường phát hành trái phiếu để huy động vốn dài hạn khi lãi suất giảm, nhằm tăng quy mô nguồn vốn hoạt động, phục vụ nhu cầu cấp tín dụng...>> Chi tiết

- Chứng khoán vượt qua nỗi lo lạm phát

Lạm phát thời gian tới có đáng e ngại không, có tác động đến thị trường chứng khoán và buộc chiến thuật của các nhà đầu tư phải thay đổi?..>> Chi tiết

- Quan điểm mới về lãi suất của Fed gây khó cho châu Á

Quan điểm mới của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) về lãi suất đã ảnh hưởng mạnh tới các thị trường châu Á khi đồng USD và lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ tăng mạnh, làm phức tạp triển vọng chính sách của các ngân hàng trung ương khác..>> Chi tiết

Tin bài liên quan