Thị trường tài chính 24h: Giá cước vận tải biển đang tăng trở lại

Thị trường tài chính 24h: Giá cước vận tải biển đang tăng trở lại

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index lên trên 1.280 điểm; Khác lạ giá vàng; Vụ Nam Land: Trái chủ “chịu trận”!; Nhà đầu tư thận trọng với cổ phiếu “có vấn đề”; Vận tải biển lại “nóng”; Các quan chức Fed đang lo ngại về việc thiếu tiến bộ về lạm phát…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay ngày 23/5 giảm 1,1 triệu đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 87,80 – 89,82 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 41,9 USD xuống 2.379,2 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục giảm và về gần 2.360 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 104,74 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 23/5 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.258 đồng/USD, tăng nhẹ 4 đồng so với phiên hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 25.250 – 25.470 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng từ 69.400 USD lên 70.100 USD thì sang ngày hôm nay đã chững lại và giảm nhẹ về 69.600 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,46 USD (+0,59%), lên 78,03 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,57 USD (+0,70%), lên 82,47 USD/thùng.

VN-Index tăng trở lại 1.280 điểm

Nếu như trong phiên sáng chứng kiến giao dịch có phần ảm đạm và thiếu đi nhóm ngành dẫn dắt, thì sang đến phiên chiều, thị trường đã có nhiều điểm nhấn đáng chú ý hơn từ các bluechip và nhóm năng lượng, bảo hiểm, điện. Qua đó, đưa VN-Index lên trên 1.280 điểm khi đóng cửa.

Kết thúc phiên giao dịch 23/5: VN-Index tăng 14,12 điểm (+1,11%), lên 1.281,03 điểm; HNX-Index tăng 1,76 điểm (+0,72%), lên 246,91 điểm; UpCoM-Index tăng 0,47 điểm (+0,50%), lên 95,17 điểm

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ giảm trong phiên thứ Tư (22/5), khi các nhà đầu tư thận trọng phân tích biên bản cuộc họp gần đây nhất của Fed, nhưng đáng chú ý là cổ phiếu của Nvidia.

Biên bản cuộc họp của Fed vào đầu tháng 5 này cho thấy sự mục tiêu giảm lạm phát về 2% vẫn đang gặp khó khăn về tốc độ.

Cổ phiếu Nvidia mất 0,46% trong phiên, nhưng hợp đồng tương lai sau khi đóng đã tăng khoảng 6%, sau khi báo cáo doanh thu kỷ lục 26,04 tỷ USD và lợi nhuận ròng 14,8 tỷ USD trong quý vừa qua. Cả hai đều cao hơn dự báo của giới phân tích.

Kết thúc phiên 22/5: Chỉ số Dow Jones giảm 201,95 điểm (-0,51%), xuống 39.671,04 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 14,40 điểm (-0,27%), xuống 5.307,01 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 31,08 điểm (-0,18%), xuống 16.801,54 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản hồi phục, khi nhà đầu tư mua trở lại sau khi thị trường có đợt điều chỉnh gần đây.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,26% lên 39.103,22 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,64% lên 2.754,75 điểm.

Các cổ phiếu lớn đều khởi sắc, với SoftBank Group tăng 4,3% và Fast Retailing tăng 1,1%.

Lĩnh vực công nghệ cũng tăng tích cực với Advantest tăng 5,4%, Tokyo Electron tăng 1,8% và Screen Holdings tăng 0,8%.

Trong số các nhà xuất khẩu lớn, Canon và Mitsubishi Electric tăng gần 2% mỗi cổ phiếu, trong khi Sony nhích trên dưới 1%.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, khi các cổ phiếu liên quan đến kim loại và bất động sản suy yếu.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 1,33% xuống 3.116,39 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 1,16% xuống 3.641,79 điểm.

Sức ép đến từ nhóm cổ phiếu của các nhà phát triển bất động sản giảm 3,3% và kim loại màu mất 2,9%.

Thông tin đáng chú ý về việc Ngân hàng trung ương Trung Quốc (BOJ) đã chỉ đạo một số ngân hàng thương mại đẩy nhanh tốc độ cho vay trong tháng Năm, sau khi tăng trưởng tín dụng tháng Tư giảm xuống mức thấp kỷ lục.

Chứng khoán Hồng Kông giảm ngày thứ ba liên tiếp và trượt xuống dưới mốc tâm lý 19.000 điểm, khi các kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp chắp vá khiến các nhà đầu tư lo lắng.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,7% xuống 18.868,71 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,7% xuống 6.701,78 điểm.

Các cổ phiếu giảm đáng kể có Alibaba giảm 5,2% và JD.com mất 4,1%, sau khi đối thủ PDD báo cáo doanh thu tăng 131% trong quý trước để chiếm thêm thị phần của hai gã khổng lồ thương mại điện tử.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm không đáng kể, khi đà giảm của cổ phiếu tài chính, công nghệ và năng lượng được bù đắp nhờ các các nhà sản xuất ô tô.

Đóng cửa, Chỉ số KOSPI đóng cửa giảm 1,65 điểm, tương đương 0,06% xuống 2.721,81 điểm.

Kết thúc phiên 23/5: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 486,12 điểm (+1,26%), lên 39.103,22 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 42,15 điểm (-1,33%), xuống 3.116,39 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 326,89 điểm (-1,70%), xuống 18.868,71 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 1,65 điểm (-0,06%), xuống 2.721,81 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Khác lạ giá vàng

Diễn biến gần đây của giá vàng, đặc biệt là giá vàng miếng SJC có khá nhiều điểm lạ. Cũng bởi vậy, nhiều đại biểu tham dự phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội đã đặc biệt quan tâm tới sự biến thiên của giá vàng..>> Chi tiết

- Vụ Nam Land: Trái chủ “chịu trận”!

Dự án Shizen Home (quận 7, TP.HCM) - tài sản đảm bảo của lô trái phiếu trị giá 900 tỷ đồng của Công ty TNHH Nam Land - đã đủ điều kiện mở bán nhà ở hình thành trong tương lai nhưng 4 lần gửi hồ sơ xin cấp phép mở bán lên Sở Xây dựng TP.HCM đều bị trả lại hồ sơ với lý do chờ Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát nguồn gốc và quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng khu đất dự án..>> Chi tiết

- Nhà đầu tư thận trọng với cổ phiếu “có vấn đề”

Thời gian gần đây, thị trường chứng khoán có thêm không ít cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo, kiểm soát, khiến nhà đầu tư lo ngại, dù doanh nghiệp có các động thái tích cực để cải thiện tình hình..>> Chi tiết

- Vận tải biển lại “nóng”

Sau nhịp điều chỉnh, giá cước vận tải biển đang tăng trở lại, giúp các doanh nghiệp có đội tàu hoạt động ở thị trường quốc tế tăng doanh thu..>> Chi tiết

- Các quan chức Fed đang lo ngại về việc thiếu tiến bộ về lạm phát

Theo biên bản cuộc họp được công bố hôm thứ Tư (22/5), các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đang ngày càng lo ngại hơn về lạm phát và sự e ngại của các nhà hoạch định chính sách về thời điểm nới lỏng chính sách..>> Chi tiết

Tin bài liên quan