Thị trường tài chính 24h: Nhiều ngân hàng tính tới phương án huy động vốn ngoại

Thị trường tài chính 24h: Nhiều ngân hàng tính tới phương án huy động vốn ngoại

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index giảm nhẹ; Sức nóng lãi suất bắt đầu lan tỏa; Công ty kiểm toán cần bớt dễ dãi; Tranh tối tranh sáng và chuyện "tín nhiệm"; “Ông lớn” FDI sẽ lên sàn?; Mỹ bắt giữ chủ sở hữu Archegos Bill Hwang về tội thao túng chứng khoán…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 28/4 giảm 200.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, vào cuối giờ chiều này, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tăng trở lại 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại 69,25 – 69,97 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần trước tại Mỹ giảm 19,7 USD/ounce xuống 1.886 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục giảm về gần 1.870 USD trước khi hồi phục lên gần 1.890 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 103,51 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 28/4 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.140 đồng/USD, tăng 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.810 – 23.090 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng lên 39.200 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục nhích lên và chạm 39.700 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,44 USD (+0,43%), lên 102,46 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,41 USD (+0,41%), lên 105,73 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index giảm nhẹ

Giao dịch tiếp tục trầm lắng và thận trọng với thanh khoản suy giảm, thị trường không khác nhiều so với phiên sáng khi trồi sụt liên tục quanh tham chiếu và đóng cửa trong sắc đỏ.

Các cổ phiếu bluechip nới đà giảm gây áp lực mạnh đến chỉ số, với TPB -3,4%, GAS -3%, SSI -2,6%, BVH -2,4%, SAB -2,4%.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ họ FLC nổi trội, với FLC thanh khoản HOSE với 18,44 triệu đơn vị khớp lệnh, +6%, còn ROS giữ được sắc tím +6,9%, HAI +5,1%, AMD +4,1%.

Một số cổ phiếu khác như AAT, CIG, PXS, DQC, FTM, PTL, REE, SAM, TGG, TSC, PXI đóng cửa ở mức giá trần.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 12,05 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 306,87 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 28/4: VN-Index giảm 2,78 điểm (-0,21%), xuống 1.350,99 điểm; HNX-Index tăng 3,11 điểm (+0,78%), lên 360,2 điểm; UpCoM-Index tăng 1,32 điểm (+1,31%), lên 102,69 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall chỉ có được phiên hồi phục nhẹ trong ngày thứ Tư (27/4), sau khi bị bán ồ ạt trong phiên trước đó.

Phiên này, cổ phiếu Microsoft tăng 4,8%, hỗ trợ cho các chỉ số chính, sau báo cáo lợi nhuận quý vừa qua tốt hơn dự báo.

Cổ phiếu Visa tăng 6,5%, nằm trong số các mã tăng mạnh nhất thuộc Dow Jones, sau khi báo cáo doanh thu và lợi nhuận vượt dự báo của các nhà phân tích.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu Alphabet (google) mất 3,6% sau khi kết quả lợi nhuận của công ty không đạt kỳ vọng, chủ yếu do YouTube vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ TikTok.

Meta (Facebook) lên lịch công bố kết quả kinh doanh sau khi thị trường đóng cửa, Apple và Amazon dự định thông báo vào ngày mai.

Cổ phiếu Boeing cũng sụt 7,5% sau khi công bố lợi nhuận không như dự báo với doanh thu quý vừa qua giảm 8% so với cùng kỳ 2021, còn 14 tỷ USD trong khi các nhà phân tích dự báo 16,1 tỷ USD và trở thành mã giảm mạnh nhất thuộc Dow Jones.

Kết thúc phiên 27/4, chỉ số Dow Jones tăng 61,75 điểm (+0,19%), lên 33.301,93 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 8,76 điểm (+0,21%), lên 4.183,96 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 1,81 điểm (-0,01%), xuống 12.488,93 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng, khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) tiếp tục duy chính sách tiền tệ nới lỏng.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,75% lên 26.847,90 điểm. Chỉ số Topix tăng 2,09% lên 1.899,62 điểm.

BOJ thông báo sẽ duy trì chương trình kích thích lớn và cam kết tiếp tục mua trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm với số lượng không giới hạn để bảo vệ giới hạn lợi suất 0,25%, cho thấy quyết tâm tập trung hỗ trợ nền kinh tế.

Phiên này, cổ phiếu Toyota Motor tăng 3,23% và là cổ phiếu tăng tốt nhất Topix, khi đồng yên giảm xuống mức thấp nhất trong 20 năm và phá vỡ mức 130 yên/USD.

Cổ phiếu nhà sản xuất thiết bị kiểm tra chip Advantest tăng 4,29% và là mức tăng lớn nhất cho Nikkei 225, tiếp theo là nhà sản xuất phụ tùng Denso của Toyota, tăng 9,72%.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu lớn Fast Retailing là tác nhân gây ảnh hưởng lớn nhất đến chỉ số Nikkei 225, mất 1,34%, theo sau là nền tảng dịch vụ y tế M3, giảm 2,23%.

Chứng khoán Trung Quốc tăng, sau khi Thủ tướng Lý Khắc Cường tuyên bố sẽ ổn định việc làm và phục hồi các chuỗi cung ứng bị gián đoạn, trong khi số ca nhiễm Covid-19 mới trong ngày giảm đã giúp kỳ vọng điều tồi tệ nhất có thể đã qua.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,58% lên 2.975,48 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,66% lên 3.921,11 điểm.

Số trường hợp nhiễm Covid-19 mới trong ngày tại Trung Quốc đã giảm trong ngày thứ năm liên tiếp, với báo cáo 11.367 ca vào thứ Tư, giảm so với 14.298 ca mới một ngày trước đó.

Tạo thêm động lực cho thị trường là việc Trung Quốc sẽ thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế cơ bản, theo một cuộc họp của Hội đồng Nhà nước do Thủ tướng Lý Khắc Cường chủ trì.

Theo đó, Trung Quốc sẽ giải quyết tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng bằng cách giảm bớt tắc nghẽn tại các cảng và sân bay, cũng như khôi phục dịch vụ giao hàng.

Phiên này, cổ phiếu các nhà phát triển bất động sản và ngân hàng tăng lần lượt 3,9% và 2,1%, trong khi các nhà sản xuất rượu tăng 2,8%.

Chứng khoán Hồng Kông tăng, nhờ nhóm cổ phiếu công nghệ bật mạnh sau khi thủ tướng Lý Khắc Cường cam kết hỗ trợ nền kinh tế.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,65% lên 20.276,17 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,95% lên 6.918,62 điểm.

Cổ phiếu của những gã khổng lồ công nghệ niêm yết tại Hồng Kông đã tăng 2,2% sau cam kết của Thủ tướng Lý Khắc Cường, trong đó Tập đoàn Alibaba tăng 4,4% là động lực lớn nhất đối với chỉ số Hang Seng.

Hai nguồn tin nói với Reuters rằng, Alibaba có kế hoạch mở rộng chi nhánh Lazada ở Đông Nam Á sang châu Âu để tìm kiếm sự tăng trưởng hơn nữa ở nước ngoài, trong bối cảnh các cơ hội ở trong nước đang chậm lại.

Nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm internet Baidu đã tăng hơn 4%, sau khi Baidu và Pony.ai cho biết lần đầu tiên họ đã nhận được giấy phép triển khai rô-bốt không người lái trên các con đường của Trung Quốc.

Đáng chú ý khác là cổ phiếu Standard Chartered tăng 10,4%, mức tăng tốt nhất kể từ tháng 11/2020, sau khi dự báo tăng 6% trong lợi nhuận trong quý đầu tiên của năm nay.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng, nhờ kết quả kinh doanh mạnh mẽ trong và ngoài nước đã nâng cao niềm tin của nhà đầu tư.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 28,43 điểm, tương đương 1,08% lên 2.667,49 điểm, sau khi chạm mức thấp nhất trong sáu tuần trong phiên trước đó.

Cổ phiếu của Samsung Electronics giảm 0,31% sau khi cảnh báo tình trạng thiếu linh kiện có thể sẽ tiếp tục diễn ra trong nửa cuối năm.

Nhưng nhà sản xuất chip SK Hynix đã tăng 0,92%, trong khi LG Chem tăng 8,42% khi các nhà đầu tư hoan nghênh kết quả kinh doanh pin quý đầu tiên khởi sắc.

Kết thúc phiên 28/4: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 461,27 điểm (+1,75%), lên 26.847,90 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 17,20 điểm (+0,58%), lên 2.975,48 điểm. Chỉ số Hang Seng-Index tại Hồng Kông tăng 329,81 điểm (+1,65%), lên 20.276,17 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 28,43 điểm (+1,08%), lên 2.667,49 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Sức nóng lãi suất bắt đầu lan tỏa

Trước áp lực tăng chi phí vốn, nhiều ngân hàng tính tới phương án huy động vốn ngoại, chạy đua cạnh tranh thu hút tiền gửi không kỳ hạn..>> Chi tiết

- Công ty kiểm toán cần bớt dễ dãi

Áp lực nâng cao chất lượng hàng hóa niêm yết là động lực chính để các công ty kiểm toán, nhất là công ty ngoài nhóm Big 4 bớt dễ dãi hơn trong kiểm toán..>> Chi tiết

- Tranh tối tranh sáng và chuyện "tín nhiệm"

Nếu làm tốt, báo cáo đánh giá xếp hạng tín nhiệm sẽ là chỉ báo đáng tin cậy cho nhà đầu tư..>> Chi tiết

- “Ông lớn” FDI sẽ lên sàn?

Thông tin Công ty C.P Việt Nam muốn được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam lại làm “nóng” lên câu chuyện kéo doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) “lên sàn”..>> Chi tiết

- Mỹ bắt giữ chủ sở hữu Archegos Bill Hwang về tội thao túng chứng khoán

Các công tố viên liên bang Mỹ ở Manhattan đã công bố bản cáo trạng dài 59 trang buộc tội Bill Hwang, chủ sở hữu Archegos Bill Hwang và trợ lý cũ của ông Patrick Halligan về hành vi thao túng chứng khoán..>> Chi tiết

Tin bài liên quan