Thị trường tài chính 24h: Nội chốt lời, ngoại túc tắc gom hàng

Thị trường tài chính 24h: Nội chốt lời, ngoại túc tắc gom hàng

(ĐTCK) Trong nhà đầu tư trong nước bán ra,  gây áp lực lên thị trường, thì nhà đầu tư nước ngoài lại tiếp tục mua ròng cả trăm tỷ đồng, hỗ trợ cho thị trường không giảm sâu.

Chuyển động thị trường:

- TTCK Việt Nam giảm: Sau một tuần giao dịch khá thành công, vượt qua mọi mốc kháng cự gần, phiên giao dịch đầu tuần mới, thị trường chịu áp lực bán khá mạnh. Điều nay gây áp lực lên các chỉ số, VN-Index quay đầu giảm nhưng vẫn giữ được mức 565 điểm. Trong đó, đáng chú ý là EIB xuất hiện giao dịch thỏa thuận khủng gần 26 triệu cổ phiếu, trị giá 340 tỷ đồng ngay trước thềm ĐHCĐ.

>> Phiên giao dịch chiều 20/4: Giao dịch EIB đột biến trước ngày ĐHCĐ

- Cũng liên quan đến khối ngân hàng, ở một góc độ khác, sự quan tâm của thị trường là liệu Ngân hàng nhà nước có hạ thêm lãi suất khi nhiều báo cáo nhận định cho rằng, vẫn còn dư địa để ngân hàng hạ lãi suất trong quý II này.

>> NHNN nên hạ lãi suất thêm 50 điểm phần trăm

- Trở lại với TTCK, TTCK tuần qua bên cạnh sự hứng khởi khi chứng khoán trở lại với đà tăng nhờ sự hỗ trợ từ nhóm cổ phiếu dầu khí, thì câu chuyện sáp nhập 2 sở GDCK và địa điểm đặt trụ sở chính của Sở ở đâu cũng là câu chuyện nóng trên thị trường. Dù đề xuất mới đang được trình lên Chính phủ và chưa có kết luận cuối cùng, nhưng thị trường cũng có rất nhiều ý kiến đánh giá trái chiều. Một số ủng hộ việc đặt trụ sở chính của sở hợp nhất tại Hà Nội, nhưng cũng có nhiều ý kiến quan ngại khi cho rằng TTCK phải hoạt động chủ yếu ở trung tâm tài chính quốc gia, mà TP. HCM ngay trong Nghị quyết của Bộ chính trị đã xác định không chỉ là trung tâm tài chính của Việt Nam, mà phấn đấu đạt đến tầm khu vực.

- Cũng liên quan đến TTCK, câu chuyện nới room không phải là đề tài mới nhưng vẫn luôn “nóng” khi Nghị định sửa đổi Nghị định 58 một lần nữa lại đề cập đến vấn đề này theo hướng tỷ lệ nới room tùy từng ngành, lĩnh vực chứ không quy định một mức chung cho các ngành như quy định hiện hành. Nếu quyết định nới room được Chính phủ phê duyệt kỳ vọng sẽ tạo hiệu ứng tích cực cho TTCK.

>>  Chuyện nới room, nhìn từ 34 cổ phiếu cạn room

>> Nới room “qua cửa” thẩm định của Bộ Tư pháp

- Bản tin tài chính trưa 20/4:

- Trên TTCK thế giới. Chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên giao dịch cuối tuần qua khi kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp đang dần được công bố không mấy khả quan, khiến nhà đầu tư ồ ạt bán ra. Cụ thể, chỉ số Dow Jones giảm 279,47 điểm (-1,54%), xuống 17.826,30 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 23,81 điểm (-1,13%), xuống 2.081,18 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 75,98 điểm (-1,52%), xuống 4.931,81 điểm.

>> Chứng khoán, dầu giảm đồng loạt, vàng nhanh chóng phục hồi

- TTCK châu Á rực lửa. Cũng giống như phố Wall, chứng khoán châu Á cũng đỏ rực sau khi thông tin Trung Quốc cũng bắt đầu cho phép các quỹ đầu tư cho vay chứng khoán để bán khống trong ngắn hạn được lan rộng. Theo đó, hai chỉ số chứng khoản của nước này đã giảm mạnh. Cụ thể, chỉ số Hang Seng Index trên TTCK Hồng Kong giảm 558,19 điểm (-2,02%) xuống 27.094,93 điểm; chỉ số Shanghai Composite Index giảm 69,18 điểm (-1,61%) xuống 4.218,12 điểm.

Đà giảm này cũng lan rộng ra các TTCK khu vực. Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Nikkei trên TTCK Nhật Bản giảm 18,39 điểm (-0,09%) xuống 19.634,49 điểm; Chứng khoán Ấn Độ, Indonesia, Đài Loan đều giảm.

- Giá vàng SJC giảm 70.000 đồng/lượng, hồi nhẹ trong phiên cuối tuần, nhưng bước vào phiên sáng nay, giá vàng SJC lại đi xuống. Đến cuối ngày, giá vàng được niêm yết ở mức 35,03 – 35,13 triệu đồng/lượng, giảm 70.000 đồng/lượng so với giá đóng cửa hôm thứ 7 tuần trước (18/4).

- Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá VND/USD ngân hàng giảm nhẹ, dao động ở mức 21.555 – 21.560 chiều mua vào và 21.615 – 21.620 chiều bán ra. Cụ thể, tại Vietcombank, tỷ giá được niêm yết 21.555 – 21.615 đồng/USD; còn tại Vietinbank là 21.560 – 21.620.

- Thị trường trái phiếu thứ cấp tại Sở GDCK Hà Nội hôm nay có tổng cộng 13,5 triệu trái phiếu, trị giá 1.364 tỷ đồng được giao dịch.

Tin bài liên quan