Thị trường tài chính 24h: Vụ việc của Credit Suisse đang khiến các thị trường tài chính cảnh giác

Thị trường tài chính 24h: Vụ việc của Credit Suisse đang khiến các thị trường tài chính cảnh giác

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index đánh rơi 15 điểm; Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa: Khó khăn "chạy" vòng tròn; Mở đường pháp lý cho tái cơ cấu nợ trái phiếu, cần nhưng chưa đủ; Doanh nghiệp niêm yết khởi động lại kế hoạch tăng vốn; Tới lượt Credit Suisse gióng lên hồi chuông cảnh báo cho hệ thống ngân hàng…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 16/3 tăng 100.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày đã tăng thêm 250.000 đồng/lượng hiện niêm yết tại 66,30 – 67,02 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 14,9 USD lên 1.918,4 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng về gần 1.910 USD và hồi phục dần lên gần 1.920 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 104,38 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 16/3 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.622 đồng/USD, tăng 3 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.410 – 23.750 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm giảm về 24.300 USD, thì sang phiên hôm nay đã nhích nhẹ và đi ngang quanh 24.500 USD/BTC cho đến cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,45 USD (+0,67%), lên 68,06 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,57 USD (+0,77%), lên 74,26 USD/thùng.

VN-Index giảm gần 15 điểm

Lực cầu yếu giúp VN-Index có thời điểm bật nhẹ lên trên ngưỡng 1.050 điểm. Tuy vậy, áp lực bán ở một số mã lớn bất ngờ dâng cao, khiến VN-Index có nhịp lao dốc nhanh về dưới 1.045 điểm và may mắn quay trở lại ngưỡng điểm trên ở những phút cuối khi các bluechip thu hẹp đôi chút đà giảm.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 5,77 triệu đơn vị, giá trị mua ròng 67,69 tỷ đồng,

Kết thúc phiên giao dịch 16/3: VN-Index giảm 14,79 điểm (-1,39%), xuống 1.047,4 điểm; HNX-Index giảm 2,82 điểm (-1,36%), xuống 204,19 điểm; UpCoM-Index giảm 0,58 điểm (-0,75%), xuống 76,02 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ giảm trong phiên thứ tư (15/3), do các vấn đề tại Credit Suisse làm dấy lên lo ngại về khủng hoảng ngành ngân hàng, nhưng đà giảm đã được thu hẹp nhờ một phần từ kỳ vọng Fed sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất trong tương lai.

Phiên này, cổ phiếu các ngân hàng lớn của Mỹ giảm điểm cùng với Credit Suisse và lĩnh vực ngân hàng châu Âu, với Citigroup mất 5.4%, Wells Fargo và Goldman Sachs đều giảm hơn 3%. Chứng chỉ quỹ Financial Select Sector SPDR giảm 2,7%.

Kết thúc phiên 15/3, chỉ số Dow Jones giảm 280,83 điểm (-0,87%), xuống 31.874,57 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 27,36 điểm (-0,70%), xuống 3.891,93 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 5,90 điểm (+0,05%), lên 11.434,05 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, trong một phiên đầy biến động khác sau khi Credit Suisse công bố kế hoạch tăng cường vị thế tiền mặt.

Tuần này đã chứng kiến ​​sự biến động mạnh mẽ tại các ngân hàng Nhật Bản, khiến chỉ số Nikkei 225 lần đầu tiên giảm xuống dưới 27.000 điểm kể từ ngày 23/1, do lo ngại về sự lây lan từ cuộc khủng hoảng SVB và những tai ương từ Credit Suisse.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,8% xuống 27.010,61 điểm, sau khi giảm xuống mức thấp nhất là 26.632,92, mức thấp nhất kể từ ngày 20/1. Chỉ số Topix rộng giảm 1,17% xuống 1.937,10 điểm.

Credit Suisse cho biết trước đó trong ngày rằng họ đang hành động để tăng cường thanh khoản bằng cách thực hiện tùy chọn vay tới 50 tỷ franc Thụy Sĩ (54 tỷ USD) từ Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ.

Cổ phiếu ngành ngân hàng Nhật Bản thu hẹp đà giảm, nhưng vẫn giảm 3,26%, với những cái tên hàng đầu như Sumitomo Mitsui Trust Holdings Inc , giảm 6,27% và Japan Post Bank Co Ltd , giảm 5,2%.

Tính cả đợt giảm hôm thứ Năm, chỉ số ngành ngân hàng đã giảm gần 17% trong 5 ngày và 4% từ đầu năm đến nay.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, khi các nhà quản lý Thụy Sĩ có động thái chưa từng có nhằm cam kết cứu cánh thanh khoản cho Credit Suisse, làm dấy lên lo ngại về khủng hoảng ngân hàng.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 1,12% xuống 3.226,89 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 1,2% xuống 3.939,15 điểm.

Các thị trường chứng khoán châu Á trượt dốc, sau khi Credit Suisse cho biết họ sẽ vay tới gần 54 tỷ USD từ ngân hàng trung ương Thụy Sĩ để tăng thanh khoản, sau khi cổ phiếu sụt giảm làm gia tăng lo ngại về khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Đây là hậu quả mới nhất kể từ sự sụp đổ của SVB vào tuần trước khiến thị trường lo ngại trước cuộc họp của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) vào cuối ngày.

“Cuộc họp của ECB sẽ rất thú vị vì đây sẽ là ngân hàng trung ương đầu tiên đưa ra bình luận kể từ sau sự sụp đổ của SVB. Alvin Tan, người đứng đầu chiến lược tiền tệ châu Á tại RBC Capital Markets, cho biết.

Tại Trung Quốc, giá nhà mới tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 7/2021 tăng 0,3% so với tháng trước trong tháng 2 so với mức tăng 0,1% trong tháng 1.

Điều này làm tăng thêm dữ liệu tích cực về đầu tư tài sản cố định và doanh số bán lẻ. Các nhà phân tích của Bank of America cho biết trong một báo cáo nghiên cứu nhận định “Sự phục hồi của tiêu dùng đang diễn ra và sự cải thiện trong tăng trưởng đầu tư gửi đi những dấu hiệu đáng khích lệ rằng nền kinh tế Trung Quốc đang mạnh lên”.

Chứng khoán Hồng Kông cũng sụt giảm do tình trạng hỗn loạn xung quanh Credit Suisse.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,72% xuống 19.203,91 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,18% xuống 6.482,47 điểm.

Các ngân hàng và công ty bảo hiểm dẫn đầu đà giảm, với HSBC giảm 2,4%, trong khi công ty con Hang Seng Bank giảm 2%, China Bank giảm 3,9%, Tập đoàn AIA mất 5,1% và công ty bảo hiểm Ping An Insurance giảm 3,3%.

Ở những nơi khác, các cổ phiếu công nghệ khác của Trung Quốc cũng suy yếu trong bối cảnh cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung đang trở nên tồi tệ hơn, với Tencent mất 2,5 và nhà sản xuất chip Shanghai Fudan Microelectronics giảm 1,9%, Hua Hong Semiconductor giảm 3,3%.

Chứng khoán Hàn Quốc thu hẹp đà giảm, sau khi ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse công bố kế hoạch vay mới.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 1,81 điểm, tương đương 0,08% xuống 2.377,91 điểm sau khi giảm tới 1,41% trong phiên.

Credit Suisse Group AG cho biết họ dự định vay tới 50 tỷ franc Thụy Sĩ (54 tỷ USD) từ Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ, sau khi các nhà quản lý Thụy Sĩ cam kết cung cấp thanh khoản cho Credit Suisse, một động thái chưa từng có của một ngân hàng trung ương sau cổ phiếu của họ đã giảm tới 30% vào thứ Tư.

Bất chấp sự phục hồi của KOSPI, chỉ số phụ của các ngân hàng đã giảm mạnh 2,1% do mối lo ngại gia tăng trên toàn cầu về lĩnh vực ngân hàng.

Kết thúc phiên 16/3: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 218,87 điểm (-0,80%), xuống 27.010,61 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 36,42 điểm (-1,12%), xuống 3.226,89 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 335,96 điểm (-1,72%), xuống 19.203,91 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 1,81 điểm (-0,07%), xuống 2.377,91 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa: Khó khăn "chạy" vòng tròn

Bình quân giai đoạn 2018-2022, dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tăng 14,17%, cao hơn bình quân chung toàn nền kinh tế..>> Chi tiết

- Mở đường pháp lý cho tái cơ cấu nợ trái phiếu, cần nhưng chưa đủ

Việc ban hành Nghị định 08/2023/NĐ-CP là cần thiết, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động tái cơ cấu nợ của doanh nghiệp phát hành trái phiếu, đặc biệt là nhóm bất động sản đang diễn ra. Nhưng đây chỉ là giải pháp tình thế, cần nhưng chưa đủ..>> Chi tiết

- Doanh nghiệp niêm yết khởi động lại kế hoạch tăng vốn

Một số doanh nghiệp địa ốc niêm yết trên sàn chứng khoán đã khởi động lại kế hoạch huy động vốn trên thị trường chứng khoán từng bị gián đoạn trong năm 2022..>> Chi tiết

- Tới lượt Credit Suisse gióng lên hồi chuông cảnh báo cho hệ thống ngân hàng

Hôm thứ Tư (15/3), cổ phiếu của Credit Suisse đã lao dốc mạnh và chi phí các hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS) đã gần chạm mức khó khăn sau khi cổ đông lớn nhất của Ngân hàng đã loại trừ bất kỳ khả năng hỗ trợ bổ sung nào..>> Chi tiết

Tin bài liên quan