VINARE nhận giải thưởng Top 10 ngành ngân hàng - dịch vụ tài chính tại Lễ công bố và vinh danh Thương hiệu mạnh Việt Nam 2020 - 2021

VINARE nhận giải thưởng Top 10 ngành ngân hàng - dịch vụ tài chính tại Lễ công bố và vinh danh Thương hiệu mạnh Việt Nam 2020 - 2021

VINARE hỗ trợ thị trường mùa tái tục 2022

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Với sự hỗ trợ của cổ đông chiến lược Swiss Re, Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE) giữ vai trò kết nối, nắm bắt và hiểu rõ nhu cầu thị trường để hỗ trợ và đồng hành cùng các doanh nghiệp bảo hiểm trong việc đưa ra các giải pháp tái bảo hiểm hiệu quả cho mùa tái tục 2022.

Cuối tháng 10/2021, VINARE đã chủ trì tổ chức Hội nghị bàn tròn Tái bảo hiểm để cung cấp thông tin cập nhật cho khách hàng về tình hình thị trường bảo hiểm/tái bảo hiểm quốc tế, những dự báo và xu hướng cho mùa tái tục sắp tới vào ngày 01/01/2022. Những nội dung trao đổi và thảo luận tại Hội nghị đã được các đại biểu tham dự đánh giá cao về tính hữu ích và thiết thực, giúp ích rất nhiều cho khách hàng trong quá trình chuẩn bị tái tục các hợp đồng tái bảo hiểm.

Với sự hỗ trợ của nhà tái bảo hiểm hàng đầu thế giới Swiss Re, đồng thời là đối tác cổ đông chiến lược của VINARE, VINARE giữ vai trò kết nối, nắm bắt và hiểu rõ nhu cầu thị trường trong nước để tư vấn, hỗ trợ, hợp tác và đồng hành cùng các doanh nghiệp bảo hiểm trong việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm bảo hiểm mới và đưa ra các giải pháp tái bảo hiểm hiệu quả cho mùa tái tục 2022 cũng như hướng tới sự phát triển ổn định và bền vững của thị trường bảo hiểm/tái bảo hiểm Việt Nam.

Dự báo mùa tái tục 2021/2022 của thị trường quốc tế

Theo nhận định, thị trường tái bảo hiểm quốc tế sẽ tiếp tục ở trạng thái “hard” (tăng phí, giảm năng lực tái bảo hiểm và thắt chặt các điều kiện) trong suốt năm 2022 do chịu nhiều tổn thất thảm họa cao và ảnh hưởng dai dẳng của Covid-19 đối với xu hướng thị trường và chi phí.

Dự báo, tỷ lệ phí tái bảo hiểm sẽ tăng cao nhất đối với các loại hình bảo hiểm bị ảnh hưởng bởi tổn thất, đặc biệt là đối với rủi ro thảm họa tài sản ở Mỹ và châu Âu sau tác động của nhiều sự kiện thiên tai lớn trong năm nay, bao gồm các cơn bão mùa đông và cơn bão Ida, cũng như các trận lũ lụt tàn phá ở châu Âu. Theo số liệu thống kê của Swiss Re, tổn thất thiên tai thuộc phạm vi bảo hiểm trong 6 tháng đầu năm 2021 đã lên tới 40 tỷ USD, cao hơn hẳn mức trung bình của 10 năm gần đây (33 tỷ USD) và chỉ thấp hơn cùng kỳ của năm 2011 (104 tỷ USD) - năm xảy ra các tổn thất thiên tai lớn như trận động đất Nhật Bản.

Tình hình tổn thất thiên tai diễn biến theo chiều hướng xấu, những nguy cơ tiềm tàng về tổn thất dịch bệnh, lãi suất thấp cũng như sức ép đảm bảo lợi nhuận kinh doanh nghiệp vụ của các công ty tái bảo hiểm… là những dự báo cho một mùa tái tục 2022 đầy thách thức và khó khăn. Việc tăng phí và kiểm soát chặt việc cung cấp năng lực tái bảo hiểm, thắt chặt các điều kiện tái bảo hiểm (nhất là các điều khoản loại trừ bảo hiểm) sẽ tiếp tục là xu hướng chủ đạo trong mùa tái tục 2022.

Với các loại hình bảo hiểm đặc thù như bảo hiểm rủi ro an ninh mạng, năng lực tái bảo hiểm vẫn còn hạn chế mặc dù có sự gia tăng rõ rệt về cả rủi ro và nhu cầu sau khi chuyển sang cơ chế làm việc từ xa kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát nên phí tái bảo hiểm dự báo sẽ tăng mạnh hơn.

Theo cuộc khảo sát gần đây của trang “Reinsurance News”, nhìn chung, phí tái bảo hiểm dự báo có thể sẽ tăng đều khắp tất cả các loại hình bảo hiểm trong năm tới.

Một vấn đề đáng lưu ý nữa trong mùa tái tục 2022 sắp tới là việc các nhà tái bảo hiểm lớn sẽ tiếp tục cân nhắc một cách thận trọng các yếu tố về vấn đề môi trường, trách nhiệm xã hội cũng như quản trị doanh nghiệp (ESG - Environment, Social, Governance) trong hoạt động khai thác của các doanh nghiệp bảo hiểm trước khi đưa ra các cam kết nhận tái bảo hiểm.

Một số nhận định về mùa tái tục 2022 của thị trường bảo hiểm Việt Nam

Cùng chung với xu hướng của thị trường bảo hiểm/tái bảo hiểm quốc tế, dự báo việc thu xếp tái tục các hợp đồng tái bảo hiểm (đặc biệt là các hợp đồng tỷ lệ) có kết quả kinh doanh nghiệp vụ không khả quan, mất cân đối lớn giữa hạn mức trách nhiệm và doanh thu phí hợp đồng sẽ chịu sức ép đáng kể về mặt cung cấp năng lực tái bảo hiểm, điều chỉnh hoa hồng tái bảo hiểm với các hợp đồng tỷ lệ, điều chỉnh tăng phí đối với các hợp đồng phi tỷ lệ trong mùa tái tục 2022 sắp tới.

Việc tìm kiếm nhà đứng đầu nhận tái bảo hiểm mới với các hợp đồng nhóm nghiệp vụ phi hàng hải (Tài sản, Kỹ thuật, Hỗn hợp) có thể sẽ tiếp tục gặp khó khăn khi hầu hết các nhà tái bảo hiểm lớn lâu năm trên thị trường không có chủ trương mở rộng tại Việt Nam. Tình hình tổn thất và cạnh tranh trên thị trường cũng có thể khiến các nhà tái bảo hiểm mới gia nhập thị trường sẽ phải thận trọng xem xét trong việc phát triển khách hàng mới trong năm 2022.

Một số dự đoán về mùa tái tục 2021/2022 với thị trường Việt Nam :

- Hợp đồng Tái bảo hiểm phi tỷ lệ (XOL): có thể điều chỉnh tăng phí, điều chỉnh tăng mức trách nhiệm của công ty nhượng tái (excess point)

- Đối với các hợp đồng tái bảo hiểm tỷ lệ, việc tăng hoa hồng và capacity được dự kiến là khó khả thi trong bối cảnh lợi nhuận nghiệp vụ ở mức rất mỏng. Đối với các hợp đồng có kết quả khả quan thì việc tái tục với các điều kiện như năm hiện tại (as expired) có thể được xem là thành công.

- Điều kiện loại trừ bệnh truyền nhiễm - Communicable Diseases Exclusion và loại trừ rủi ro trên không gian mạng - Cyber Exclusion tiếp tục là mối quan tâm chính của các nhà nhận tái bảo hiểm

- Các yêu cầu chấp thuận đặc biệt (special acceptance) sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn nhằm đảm bảo tính tuân thủ các điều kiện hợp đồng.

- Các yếu tố ESG sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các cam kết tái bảo hiểm. Các nhà nhận tái bảo hiểm có thể sẽ đặt ra nhiều câu hỏi và yêu cầu cung cấp thông tin về hoạt động khai thác liên quan của khách hàng.

Tin bài liên quan