69% DN Việt thua lỗ, khối niêm yết là điểm sáng

69% DN Việt thua lỗ, khối niêm yết là điểm sáng

(ĐTCK) Năm 2012, 69% DN trên toàn quốc thua lỗ, nhưng tỷ lệ thua lỗ trong khối DN niêm yết chỉ là 19,32%.

Các DN niêm yết vẫn là điểm sáng của nền kinh tế, với mức đóng góp xấp xỉ 85.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế cho nền kinh tế.

Hơn 80% doanh nghiệp báo lãi

Thống kê kết quả kinh doanh năm 2012 cho thấy, 564 DN niêm yết có kết quả lợi nhuận năm 2012 là con số dương, trên tổng số 699 DN niêm yết, đạt tỷ lệ 80,68%. Hai DN niêm yết chưa có báo cáo tài chính kiểm toán năm 2012 là CTCP Chứng khoán Tràng An (TAS) và CTCP Sông Đà Thăng Long (STL). So với tỷ lệ 69% DN trên toàn quốc thua lỗ theo thống kê của Bộ Tài chính, thì bức tranh chung về kết quả kinh doanh năm 2012 của các DN niêm yết là một thành quả đáng ghi nhận.

69% DN Việt thua lỗ, khối niêm yết là điểm sáng ảnh 1

Toàn TTCK có 25 DN có lợi nhuận trước thuế năm 2012 lớn hơn 500 tỷ đồng. Trong đó, DN có quy mô tạo lợi nhuận trước thuế lớn nhất là Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (GAS), đóng góp tới hơn 12.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Tổng lợi nhuận do nhóm các DN niêm yết tạo ra tập trung chủ yếu vào Top 20 DN, chiếm gần 73% tổng lợi nhuận trước thuế các DN niêm yết. Ngoài quy mô vốn lớn, các DN này chủ yếu thuộc nhóm ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, DN “họ” dầu khí và một số DN xây dựng, bất động sản, công nghệ.

So sánh với bình diện chung của nền kinh tế, bức tranh các DN niêm yết tương đối “đẹp”, nhưng so sánh với chính mình, qua 2 năm 2011 - 2012, thì năm 2012 DN niêm yết vẫn “đi lùi”. Số liệu tổng hợp cho thấy, nếu loại bỏ 2 DN chưa có báo cáo tài chính kiểm toán năm 2012 (xác suất lỗ cao), thì tổng lợi nhuận trước thuế gần 700 DN tạo ra năm 2012 là xấp xỉ 85.000 tỷ đồng, giảm 7.000 tỷ đồng so với con số năm 2011 là 92.102 tỷ đồng. Đặc biệt, nếu loại bỏ 2 DN đột biến về lợi nhuận là GAS và PPC, thì mức độ sụt giảm tổng lợi nhuận trước thuế các DN niêm yết năm 2012 so với năm 2011 còn lớn hơn nhiều. Trong khi đó, tổng doanh thu các DN năm 2012 thay đổi rất ít so với năm 2011, nên việc lợi nhuận giảm mạnh cho thấy khó khăn trong kinh doanh của các DN năm 2012 cao hơn so với năm 2011.

Trong số các DN niêm yết có lãi năm 2012, có gần 300 DN có lợi nhuận tăng so với năm liền trước. Một số DN có mức sụt giảm lợi nhuận trước thuế năm 2012 lớn như: EIB, ACB, STB, PHR, HAG, DIG, NVB, PVX… Ngoài ra, một số DN có lãi rất thấp và lợi nhuận đến từ thu nhập khác, chứ không từ hoạt động kinh doanh.

Top 20 doanh nghiệp niêm yết có lợi nhuận năm 2012 lớn nhất

STT

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 6/5 (đồng)

Lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận sau thuế

2011

2012

2011

2012

1

GAS

55.500

7.685,698

12.350,301

6.420,493

10.101,958

2

CTG

19.000

8.392,021

8.167,900

6.243,795

6.151,545

3

VNM

125.000

4.978,992

6.929,668

4.218,181

5.819,454

4

VCB

28.000

5.697,405

5.763,897

4.196,811

4.403,706

5

DPM

43.200

3.510,239

3.542,049

3.140,612

3.067,647

6

MBB

13.100

2.625,323

3.089,550

2.126,709

2.305,879

7

EIB

14.800

4.056,293

2.850,997

3.038,864

2.138,655

8

VIC

64.000

1.471,471

2.655,063

1.073,560

1.846,668

9

MSN

113.000

2.868,572

2.488,522

2.496,008

1.962,592

10

FPT

38.300

2.501,543

2.406,560

2.079,147

1.985,486

11

BVH

49.200

1.520,698

1.861,704

1.202,953

1.431,193

12

PVS

14.100

1.833,244

1.751,977

1.442,097

1.262,597

13

PVD

40.700

1.229,404

1.697,324

1.072,613

1.447,522

14

STB

21.800

2.770,674

1.367,851

2.066,431

1.002,370

15

HPG

28.900

1.489,143

1.218,205

1.296,850

1.030,505

16

ACB

16.200

4.202,693

1.042,676

3.207,841

784,040

17

REE

20.300

631,831

796,724

512,811

656,841

18

PPC

22.400

9,684

780,237

7,795

513,217

19

PHR

31.300

1.003,388

753,203

826,573

605,256

20

CII

20.200

135,686

626,686

130,811

488,376

Tổng

 

58.614,002

62.141,094

46.800,955

49.005,507

Nguồn: TVSI. Đơn vị: tỷ đồng

 

Ngân hàng, dầu khí lãi; xây dựng lỗ

Trong nhóm những DN lãi lớn có sự góp mặt của một số DN ngành xây dựng, bất động sản và vật liệu xây dựng, nhưng lợi nhuận vẫn tập trung vào vào những DN nhóm tài chính - ngân hàng, dầu khí. GAS là đơn vị duy nhất có mức lợi nhuận trước thuế trên 10.000 tỷ đồng năm 2012, đạt 12.350 tỷ đồng, bằng 14,53% tổng mức lợi nhuận trước thuế của tất cả các DN niêm yết; tiếp theo là Vietinbank với 8.168 tỷ đồng, Vinamilk với 6.930 tỷ đồng, Vietcombank với 5.783 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, lỗ lớn nhất thuộc về Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVX), một DN bất động sản thuộc “họ” dầu khí, với số lỗ trước thuế là hơn 1.823 tỷ đồng. Một số DN lỗ nhiều khác thuộc “họ” xây dựng, bất động sản như: Kinh Bắc (-486 tỷ đồng), Sudico (-303 tỷ đồng), Xây lắp Dầu khí Nghệ An (-173 tỷ đồng), Hanic (-127 tỷ đồng)… Đây là hệ quả của việc DN sử dụng vốn vay tỷ lệ cao để phát triển kinh doanh bất động sản, trong bối cảnh thị trường bất động sản trầm lắng như vừa qua.

 

Áp lực lãi vay vẫn lớn

Theo thống kê của CTCK Tân Việt (TVSI), tổng chi phí lãi vay của các DN niêm yết năm 2012 là hơn 24.100 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm 2011 là 24.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, số chi phí lãi vay này không phải là toàn bộ chi phí lãi vay phát sinh trong năm của DN. Một lượng không nhỏ chi phí lãi vay đã được vốn hóa, nhất là ở các DN bất động sản, do chưa bán được dự án.

ĐTCK đã ghi nhận chi phí lãi vay năm 2012 của một số DN phản ánh chưa tới 10% tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ, có trường hợp không hạch toán lãi vay do chưa có doanh thu. Như vậy, nếu hạch toán đầy đủ, tổng chi phí lãi vay của DN sẽ lớn hơn nhiều so với những gì đã được phản ánh trong báo cáo kết quả kinh doanh.

Năm 2012, lãi suất vay vốn ngân hàng liên tục sụt giảm, thậm chí có DN được hưởng lãi suất dưới 10%/năm đối với một số khoản vay tín chấp ngắn hạn phục vụ nhu cầu vốn lưu động. Tuy nhiên, chi phí lãi vay bình quân phổ biến khoảng 15%/năm vẫn là cao so với sức chịu đựng của DN, trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Hy vọng, động thái giảm lãi suất những ngày đầu tháng 5 này có thể giúp DN tiếp cận vốn vay với mức lãi suất thấp, phù hợp hơn.          

Các doanh nghiệp có chi phí lãi vay năm 2012 lớn nhất

STT

Chi phí lãi vay

1

VCG

-975,593

2

HT1

-821,656

3

HPG

-526,971

4

HAG

-494,957

5

OGC

-479,984

6

PVX

-475,987

7

GAS

-449,624

8

MPC

-412,791

9

BCC

-366,800

Nguồn: TVSI. Đơn vị: tỷ đồng