Ba loại cú sốc có thể thúc đẩy giá hàng hóa trong năm 2024

Ba loại cú sốc có thể thúc đẩy giá hàng hóa trong năm 2024

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Thị trường hàng hóa có thể đối mặt với nhiều cú sốc góp phần thúc đẩy giá trong năm 2024.

Mặc dù thị trường hàng hóa đã liên tục trải qua những sự kiện khắc nghiệt như xung đột Nga-Ukraine, căng thẳng ở Biển Đỏ, hạn hán nghiêm trọng ở Amazon có nguy cơ cản trở việc vận chuyển ngô từ Brazil, nước xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới, nhưng sự bình tĩnh bằng cách nào đó vẫn chiếm ưu thế.

Sau vài năm tăng ở mức hai con số, chỉ số hàng hóa của Bloomberg đã giảm hơn 10% vào năm 2023. Giá dầu Brent dưới 80 USD/thùng, thấp hơn nhiều so với mức của năm 2022. Giá khí đốt ở châu Âu dao động gần mức thấp nhất trong 2 năm. Giá ngũ cốc và kim loại cũng giảm.

Sau những cú sốc liên tiếp gây ảnh hưởng đến giá vào đầu những năm 2020, thị trường đã dần thích nghi. Nhu cầu đã tương đối hạn chế. Tuy nhiên, chính phản ứng của nguồn cung đối với giá cả tăng cao, dưới hình thức tăng sản lượng và tái cơ cấu dòng chảy thương mại, đã khiến thế giới ngày nay trở nên chống sốc tốt hơn. Các nhà đầu tư cảm thấy thoải mái vì mức cung của nhiều mặt hàng có vẻ tốt hơn kể từ cuối những năm 2010.

Vào năm 2023, sản lượng tăng từ các quốc gia ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các liên minh (OPEC+) là đủ để đáp ứng sự gia tăng nhu cầu dầu toàn cầu. Điều này đã thúc đẩy liên minh cắt giảm sản lượng khoảng 2,2 triệu thùng/ngày, tương đương 2% nguồn cung toàn cầu, nhằm giữ giá ổn định. Tuy nhiên, thị trường chỉ giảm thặng dư trong quý IV/2023.

Công ty dữ liệu Kpler dự đoán, nguồn cung dầu dư thừa trung bình là 550.000 thùng/ngày trong 4 tháng đầu năm 2024, đủ để bổ sung lượng tồn kho gần bằng mức chúng đã giảm trong những tháng mùa Hè nóng bức. Các thùng dầu mới sẽ đến từ Brazil, Guyana và đặc biệt là Mỹ, khi công suất khai thác tăng lên đang bù đắp cho sự sụt giảm số lượng giàn khoan.

Ở châu Âu, hoạt động mua sắm rầm rộ kể từ khi bắt đầu xung đột Nga-Ukraine và mùa Đông ôn hòa đã giúp duy trì mức dự trữ khí đốt ở mức khoảng 90% công suất, cao hơn nhiều so với mức trung bình 5 năm. Giả sử thời tiết bình thường và không có gián đoạn lớn, dự trữ sẽ vẫn đầy gần 70% vào cuối tháng 3/2024, Rystad Energy dự đoán dự trữ sẽ dễ dàng vượt qua mục tiêu 45% của Ủy ban châu Âu trước ngày 1/2/2024. Nguồn dự trữ dồi dào sẽ khiến giá khí đốt giảm, không chỉ ở châu Âu mà còn ở châu Á, từ đó khuyến khích việc chuyển đổi từ than sang khí đốt trong sản xuất điện ở khắp mọi nơi. Điều này sẽ giúp giảm giá than, vốn đã giảm do sản lượng tăng mạnh ở Trung Quốc và Ấn Độ.

Với kim loại, nguồn cung cấp lithium và niken được khai thác cũng đang bùng nổ; coban, sản phẩm phụ của quá trình sản xuất đồng và niken vẫn tăng mạnh, làm giảm giá kim loại xanh.

Với lương thực, việc tăng cường trồng ngũ cốc và đậu nành (bên ngoài Ukraine) khiến các chuyên gia dự báo sản lượng kỷ lục vào niên vụ 2024-2025, tiếp sau niên vụ 2023-2024 tăng trưởng tốt. Rabobank cho rằng điều đó sẽ đẩy tỷ lệ dự trữ để sử dụng trung bình tại các nhà xuất khẩu thực phẩm từ 13% lên 16%, mức cao nhất kể từ năm 2018-2019. Tuy nhiên, giá ngũ cốc thấp sẽ làm giảm lợi nhuận của nông dân và họ có thể thu hẹp quy mô trồng trọt.

Chỉ số giá hàng hóa của Bloomberg

Chỉ số giá hàng hóa của Bloomberg

Với dầu mỏ, nguồn cung dồi dào cho thấy diễn biến nửa đầu năm của giá dầu sẽ trầm lắng. Sau đó, thặng dư có thể thu hẹp. Sản lượng dầu của các nước ngoài OPEC có thể chững lại. Sự chậm trễ tại một số dự án kho hóa lỏng của Mỹ, ban đầu dự kiến bắt đầu xuất khẩu vào năm 2024, sẽ ảnh hưởng tới nỗ lực bổ sung khí đốt của châu Âu.

Tựu chung, thị trường dễ phải chịu nhiều cú sốc hơn, trong đó có ba cú sốc nổi bật: kinh tế phục hồi mạnh mẽ, thời tiết xấu và căng thẳng địa chính trị.

Kinh tế

Dù các nền kinh tế lớn có tránh được suy thoái kinh tế hay không thì tốc độ tăng trưởng toàn cầu dự kiến sẽ chậm lại, đồng nghĩa với việc nhu cầu nguyên liệu thô tăng trưởng khiêm tốn. Lạm phát cũng được dự đoán sẽ giảm, do đó hàng hóa sẽ ít có sức hấp dẫn hơn với vai trò phòng ngừa rủi ro tài chính. Nhưng bất ngờ không phải là không thể.

Ngoài ra, việc kinh tế Trung Quốc phục hồi mạnh mẽ hay lãi suất ở Mỹ sẽ sớm được cắt giảm và chi tiêu cho cơ sở hạ tầng tăng tốc sẽ có tác động đáng kể tới giá hàng hóa toàn cầu. Ngân hàng đầu tư Liberum của Anh tính toán rằng, mức tăng 1 điểm phần trăm trong dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu hàng năm sẽ thúc đẩy nhu cầu hàng hóa thêm 1,5 điểm phần trăm.

Thời tiết

Thời tiết bất thường sẽ có tác động sâu sắc hơn. Mùa Đông ở châu Âu vẫn chưa kết thúc, bằng chứng là đợt rét đậm vừa mới bắt đầu. Rystad Energy tính toán rằng, tình trạng đóng băng kéo dài có thể buộc châu Âu phải sử dụng thêm 30 tỷ m3 khí đốt, tương đương 6-7% nhu cầu thông thường. Điều đó có thể thúc đẩy khu vực cạnh tranh mạnh mẽ hơn với châu Á về nguồn cung.

Bất ngờ về khí hậu sẽ còn gây xáo trộn hơn đối với thị trường lúa mì, đặc biệt là nếu ảnh hưởng đến Nga, nước xuất khẩu lớn nhất và đã có vụ thu hoạch bội thu kể từ năm 2022. Kho dự trữ để bù đắp sự thiếu hụt đang cạn kiệt. Do mức tiêu thụ tăng và dự kiến sẽ đạt mức kỷ lục trong mùa này, dự trữ lúa mì toàn cầu đang hướng tới mức thấp nhất kể từ năm 2015-2016.

Địa chính trị

4/5 lượng thực phẩm xuất khẩu của Nga được vận chuyển qua Biển Đen, cũng như 2 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, các cuộc đáp trả quân sự có thể khiến giá cả tăng vọt, mặc dù sản lượng tăng từ OPEC+ và áp lực quốc tế nhằm bảo vệ các chuyến hàng thực phẩm sẽ xoa dịu thị trường.

Jorge León, nhà phân tích của Rystad Energy cho biết, các vụ bùng phát ở Biển Đỏ có thể khiến giá dầu tăng 15%, mặc dù điều này cũng có thể không kéo dài. Tuy nhiên, những căng thẳng liên quan đến Iran và các quốc gia vùng Vịnh khác sẽ thực sự gây ra hỗn loạn. Khả năng xảy ra mức giá đáng sợ như được dự đoán vào tháng 3/2022 có thể quay trở lại.

Tin bài liên quan