Bắc Vân Phong: Nếu đủ lực có thể được như Thâm Quyến

Bắc Vân Phong: Nếu đủ lực có thể được như Thâm Quyến

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Khi nhắc đến mô hình đặc khu, cả thế giới sẽ nhớ đến Thâm Quyến, một trong những đặc khu thành công bậc nhất trên thế giới. 

Từ một làng chài nghèo nàn chỉ vỏn vẹn 300.000 dân giờ đây là Thành phố lớn thứ 3 Trung Quốc với dân số 20 triệu người, tổng GDPR 400 tỷ USD.

Vào năm 1980, Trung Quốc quyết định lập Thâm Quyến thành đặc khu kinh tế đầu tiên của cả nước, qua đó tạo nền móng cho sự phát triển nhanh chóng của thành phố này.

Cảnh quan mà Thâm Quyến có được ngày nay là kết quả từ nền kinh tế mạnh mẽ của nó, vốn có thể đạt được quy mô như ngày hôm nay nhờ vào sự gia tăng vốn đầu tư từ nước ngoài sau khi chính sách "Cải cách và mở cửa" bắt đầu được Trung Quốc áp dụng vào năm 1979. Thâm Quyến là một trong những thành phố có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Trong những năm 1990, Thẩm Quyến được mô tả: Mỗi ngày 1 cao ốc, 3 ngày 1 đại lộ…

Nhìn sang Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu quốc tế đến Việt Nam khảo sát Bắc Vân Phong đều nhất trí quan điểm rằng: Bắc Vân Phong có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên hiếm có, có gần như lợi thế tuyệt đối để xây dựng cảng biển lớn nhất thế giới, cũng có điều kiện tương tự như Thâm Quyến.

Đây là một trong những vịnh tự nhiên được đánh giá tốt nhất vùng Đông Á, mở cửa hướng ra Biển Đông, gần ngã ba các tuyến hàng hải, quan trọng nối giữa châu Âu - châu Á; có vị trí tâm điểm toả đến hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của khu vực, là điểm hội tụ của các cảng biển khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Có mực nước sâu tự nhiên từ 20 - 27 m không bị bồi lấp. Và đặc biệt, Cảng Bắc Vân Phong lại được che chắn bởi các dãy núi, gần như không có bão, bờ vịnh dài có khả năng neo đỗ rất nhiều tàu lớn cùng một lúc.

Những điểm này thì Thâm Quyến không thể nào so sánh với Bắc Vân Phong của Việt Nam. Nếu Thâm Quyến thành công vì sự nỗ lực Chính phủ Trung Quốc, thì Bắc Vân Phong là bảo vật mà tạo hóa ban tặng cho Việt Nam, tiềm năng tương lai vô cùng lớn.

Ghi nhận của King Broker cho thấy, sau cơn sóng thoái trào của Phú Quốc và Vân Đồn, việc tìm kiếm một thị trường tiếp theo sẽ là bài toán của các nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp. Tuy nhiên, khác với Phú Quốc và Vân Đồn, thậm chí cả chính Bắc Vân Phong thời gian trước đây, xu hướng đầu tư sắp tới vào đây có lẽ sẽ theo chiều hướng khác. Đặc biệt, sau dịch Covid-19 xảy ra, quan điểm "ăn xổi, ở thì" cũng như sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn sẽ khó có thể áp dụng.

Một xu thế mới theo ghi nhận, đa phần khẩu vị của nhà đầu tư khi mua bất động sản tại khu vực Bắc Vân Phong thường chọn những sản phẩm nằm trên các trục đường ven biển lớn hoặc sản phẩm nằm trong những tổ hợp vui chơi giải trí lớn, hoặc gần các khu công nghiệp đang triển khai, tọa lạc tại vị trí đắc địa tại những vùng đất mới nổi.

Hiện nay, Khu kinh tế Vân Phong đã thu hút được 156 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 4 tỷ USD, vốn thực hiện là 719 triệu USD, đạt 18%. Trong đó, do có chủ trương xây dựng đặc khu kinh tế nên chưa lập quy hoạch các khu chức năng để nghiên cứu, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp. Hiện nay, đáng chú ý chỉ có Cảng tổng hợp Bắc Vân Phong quy mô gần 50 ha với tổng mức đầu tư gần 420 tỷ đồng.

Với vị trí độc tôn và tính thời điểm trong khoảnh khắc phải nhanh chóng “xây tổ để đón đại bàng”, Chính phủ đã và đang có những chính sách mở cửa thông thoáng để thu hút các nguồn vốn FDI lớn.

Vấn đề duy nhất hiện nay là Bắc Vân Phong chỉ thiếu vốn, khi vấn đề nguồn vốn được giải quyết thì sự phát triển của Bắc Vân Phong là không có giới hạn. Sẽ có cảng biển lớn hàng đầu thế giới, có sân bay quốc tế… Với cảnh sắc tuyệt đẹp, Bắc Vân Phong dư sức sẽ trở thành điểm đến ưu chuộng của hành khách quốc tế, từ đó các dịch vụ nghỉ dưỡng, casino… cũng được định hình theo.

Hotline Báo Đầu tư Bất động sản: 0966.43.45.46 Email:dautubatdongsan.vir@gmail.com

Tin bài liên quan