Báo cáo thường niên - những góp ý để hoàn thiện

(ĐTCK-online) Từ thực tiễn chấm giải Cuộc bình chọn Báo cáo thường niên (BCTN) tốt nhất 2007, các thành viên Hội đồng bình chọn đã đưa ra những nhận xét đáng lưu ý, góp tiếng nói giúp DN niêm yết hoàn thiện bản báo cáo quan trọng này. ĐTCK xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

GS.TS Trần Ngọc Thơ, Phó trưởng khoa Tài chính doanh nghiệp, Trường đại học Kinh tế TP.HCM
GS.TS Trần Ngọc Thơ, Phó trưởng khoa Tài chính doanh nghiệp, Trường đại học Kinh tế TP.HCM
Nhìn lại những gì đã diễn ra trong hoạt động của các công ty niêm yết năm 2007 thì có nhiều điều để nói: lạm phát cao đến 2 con số, giá xăng dầu tăng cao vượt mọi thời đại, bất ổn kinh tế toàn cầu, tác động từ cuộc khủng hoảng trên thị trường tài chính Mỹ… Những yếu tố này đã tác động như thế nào đến hoạt động của các công ty niêm yết?

Đứng ở thời điểm này để nhìn lại năm 2007, những tác động trên là quá hiển nhiên. Nói vào thời điểm này, khi mọi thứ đã quá rõ ràng, bao giờ cũng dễ hơn là dự báo những tác động khi chúng mới hình thành. Nhưng phải nói thật là các công ty niêm yết có tính đến và đưa các rủi ro này vào trong BCTN năm 2007 hay chưa? Câu trả lời là chưa.

Chưa bao giờ Việt Nam và các quốc gia khác lại sống trong một thế giới đầy bất ổn như hiện tại. Đến mức mà liên tục các dự báo của nhiều chuyên gia kinh tế tầm cỡ thế giới trở thành trò khôi hài. Thế nhưng, tại sao DN niêm yết của ta lại hầu như không có phân tích nào về các bất ổn này, ít nhất cũng là nêu chúng ra với ý nghĩa cảnh tỉnh? Tôi cho rằng, yếu tố dự báo và trình độ phân tích còn non yếu của DN niêm yết chỉ là một nguyên nhân rất nhỏ. Phần lớn DN vẫn còn nặng tâm lý "xấu che, tốt khoe".

Khi DN không đưa ra các bất ổn tiềm ẩn sẽ tác động đến mình như thế nào, hiển nhiên họ không thể đưa ra các chương trình quản trị rủi ro thích hợp để cho cổ đông góp ý. Việc che dấu thông tin như vậy thì chỉ có tác dụng nhất thời. Về dài hạn, hệ lụy kéo theo như thế nào sẽ không khó để đoán ra.

 

Trong quá trình bình chọn, chúng tôi nhận thấy một số công ty niêm yết thực

Ông Võ Trường Sơn, Hội viên Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA)
Ông Võ Trường Sơn, Hội viên Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA)

hiện công bố báo cáo tài chính năm không đầy đủ. Các công ty này chỉ công bố Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; còn Thuyết minh báo cáo tài chính thì lại bỏ sót. Đối với các công ty niêm yết có công bố Thuyết minh báo cáo tài chính, vẫn còn một số điểm nổi cộm cần hoàn thiện như sau:

Thứ nhất, thông tin về các bên liên quan chưa được công bố đầy đủ. Các công ty chỉ công bố nghiệp vụ với các bên liên quan là pháp nhân, chứ chưa công bố nghiệp vụ với bên liên quan là thể nhân. Ngoài ra, rất ít công ty công bố chính sách giá cả của các giao dịch với bên liên quan (theo quy định tại Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 26).

Thứ hai, rất ít công ty công bố thông tin về các khoản cam kết thuê hoạt động, cam kết mua sắm và xây dựng tài sản có giá trị lớn, trong khi đây là những thông tin quan trọng, thể hiện các cam kết dẫn đến các dòng tiền lớn phải chi trong tương lai.

Thứ ba, thông tin về tài sản thế chấp thường không rõ ràng, cụ thể.

Thứ tư, một số công ty không công bố đầy đủ thông tin về số lượng cổ phiếu nắm giữ, tỷ lệ sở hữu …

Thứ năm, nhiều công ty chưa công bố nội dung và ảnh hưởng của các số dư và nghiệp vụ lớn, bất thường.

Về việc công bố Báo cáo kiểm toán: Báo cáo kiểm toán cần được công bố toàn bộ để người sử dụng thông tin có cái nhìn đầy đủ về đối tượng được kiểm toán, phạm vi kiểm toán, loại ý kiến kiểm toán và các vấn đề mà kiểm toán viên cần lưu ý đến người sử dụng thông tin. Phần lớn công ty niêm yết đã công bố nội dung của báo cáo kiểm toán có chữ ký của kiểm toán viên, nhưng vẫn có một số công ty chỉ công bố một đoạn của Báo cáo kiểm toán và không có chữ ký của kiểm toán viên. Ban Giám khảo mong rằng, các điểm thiếu sót nêu trên sẽ được các DN ghi nhận và hoàn thiện.

Báo cáo thường niên (BCTN) của các công ty niêm yết năm nay có chất lượng

Bà Nguyễn Thị Hương Nga, Giám đốc Duyệt tín dụng, Ngân hàng HSBC Việt Nam
Bà Nguyễn Thị Hương Nga, Giám đốc Duyệt tín dụng, Ngân hàng HSBC Việt Nam

tốt hơn và hình thức đẹp hơn những năm trước. Điều này chứng tỏ, DN niêm yết đã có sự quan tâm hơn đến việc minh bạch hóa tình hình tài chính.

Qua quá trình xét chọn, chúng tôi nhận thấy rằng, một số BCTN làm rất công phu, tuy nhiên, vẫn còn không ít khiếm khuyết mà DN cần quan tâm hơn nữa khi làm báo cáo. Một trong những vấn đề nổi cộm là việc đánh giá và quản trị rủi ro trong hoạt động chưa được DN đưa vào trong BCTN. Rủi ro bao gồm cả rủi ro hiện hữu và rủi ro tiềm tàng như: những rủi ro về ngành nghề kinh doanh; rủi ro có thể gặp phải do sự đi xuống của các thị trường xuất khẩu hay của nền kinh tế trong nước; hoặc là xu hướng tăng nhanh của lãi suất ngân hàng sẽ làm tăng chi phí tài chính dẫn đến giảm lợi nhuận.... Đó là những rủi ro mà các nhà quản trị DN cần hiểu sâu và đưa vào trong BCTN để chia sẻ với các nhà đầu tư, cũng như đưa ra những biện pháp quản lý để giảm thiểu rủi ro hiệu quả.

Một vấn đề nữa là việc phân tích tình hình tài chính. Hầu hết báo cáo dự thi đều chỉ dừng ở việc đưa ra các con số và liệt kê những nguyên tắc kế toán áp dụng. Những số liệu hoặc chỉ số tài chính sẽ chưa thể nói lên điều gì nếu không được đặt vào trong bối cảnh cụ thể, cũng như được phân tích và so sánh với các công ty khác cùng ngành hoặc cùng quy mô.

Việc phân tích một cách chi tiết và logic các chỉ số tài chính không chỉ giúp tăng thêm sự minh bạch trong BCTN, mà còn thể hiện sự am hiểu cũng như khả năng quản trị tài chính của lãnh đạo công ty.

 

Sau gần 8 năm hoạt động của TTCK Việt Nam, việc công bố BCTN vẫn là

Nhà báo Phạm Oanh, Báo Đầu tư Chứng khoán
Nhà báo Phạm Oanh, Báo Đầu tư Chứng khoán

nhiệm vụ mới mẻ với đại bộ phận DN niêm yết. Điều này có nguyên nhân chính là số lượng DN có thâm niên trên sàn từ 2 năm trở lên rất thấp (đến tháng 7/2006, TTCK Việt Nam mới có 37 DN niêm yết). Đa số DN niêm yết vào nửa cuối năm 2006 và năm 2007 còn rất bỡ ngỡ với trách nhiệm công bố thông tin, trong đó có nghĩa vụ xây dựng một BCTN theo chuẩn mực. Theo quy định tại Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn, mỗi DN niêm yết sẽ phải thực hiện 3 loại nghĩa vụ công bố thông tin, đó là công bố thông tin định kỳ, công bố thông tin bất thường và công bố thông tin theo yêu cầu. Những nghĩa vụ này được quy định một cách chung nhất, còn việc DN công bố chi tiết, sâu sắc đến đâu nằm trong quyền tự quyết của mỗi DN.

Những DN niêm yết cầu tiến nên quan niệm rằng, chính sự nghiêm túc trong mỗi lần thực hiện công bố thông tin là một mắt xích xây nên cây cầu vững chắc nối DN với thị trường, thể hiện sự tôn trọng của DN với các nhà đầu tư. Nếu mỗi nghĩa vụ công bố thông tin trong năm chỉ thể hiện một sự kiện đơn lẻ về DN thì BCTN cần được xây dựng như một thước phim sinh động mô tả một cách đầy đủ, chân thực và ấn tượng về quá khứ, hiện tại và triển vọng tương lai của DN; thể hiện tầm nhìn và khả năng ứng phó của người lãnh đạo DN trước những thời cơ và thách thức đến với DN mình theo nhịp đập thời cuộc.

Là chủ thể kết nối thông tin trên TTCK, chúng tôi - những người làm Báo Đầu tư Chứng khoán mong ước được chứng kiến sự tiến bộ của các DN trong từng nỗ lực công bố thông tin, hướng đến mục tiêu chung là xây dựng TTCK Việt Nam công bằng, minh bạch và hiệu quả.