Thông qua các công nghệ tiên tiến, BASF hỗ trợ khách hàng đẩy nhanh sản xuất tuần hoàn, giảm chất thải và ô nhiễm.

Thông qua các công nghệ tiên tiến, BASF hỗ trợ khách hàng đẩy nhanh sản xuất tuần hoàn, giảm chất thải và ô nhiễm.

BASF Việt Nam hướng đến phát triển bền vững

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Là công ty hóa chất hàng đầu thế giới, BASF đóng góp cho phát triển bền vững thông qua các công nghệ tiên tiến và hợp tác xuyên suốt chuỗi giá trị.

Bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1994 và thành lập Công ty TNHH BASF Việt Nam vào năm 2009, tập đoàn này đạt doanh số xấp xỉ 341 triệu euro tại thị trường Việt Nam trong năm 2021. Thành công này có đóng góp không nhỏ từ những chiến lược phát triển bền vững của Tập đoàn.

Kinh tế tuần hoàn và giảm phát thải các-bon

Kể từ năm 1990, Tập đoàn hoá chất BASF đã giảm gần một nửa lượng khí thải các-bon, trong khi tăng gấp đôi sản lượng kinh doanh trên phạm vi toàn cầu. Tập đoàn đặt mục tiêu giảm 25% lượng khí thải CO2 so với năm 2018 trước năm 2030 và sẽ đầu tư tới 4 tỷ euro cho mục tiêu này. BASF hướng đến “phát thải ròng bằng không” trước năm 2050 thông qua sử dụng năng lượng hiệu quả và thực hành tại các nhà máy.

“Trên thế giới, BASF tích cực giải quyết các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững với các chương trình và mục tiêu tham vọng. Tại Việt Nam, chúng tôi tập trung vào hai trụ cột chính là kinh tế tuần hoàn và giảm phát thải các-bon để hỗ trợ khách hàng đẩy nhanh sản xuất tuần hoàn, giảm chất thải và ô nhiễm, đồng thời cung cấp các sản phẩm bền vững cho thị trường trong nước và xuất khẩu”, ông Erick Contreras, Tổng giám đốc BASF Việt Nam chia sẻ.

Để đóng góp vào nền kinh tế tuần hoàn, thành phần nguyên liệu thô được tính toán lại để đảm bảo các nguyên vật liệu có giá trị cao được tái sử dụng. Đơn cử, phụ gia nhựa Tinuvin® NOR® được sử dụng trong các tấm bạt phủ nhà kính giúp gia tăng độ bền và bảo vệ môi trường bằng cách giúp cắt giảm rác thải nhựa; hay dòng sản phẩm IrgaCycleTM, được BASF ra mắt vào năm 2021 giúp cải thiện thành phần cơ lý của nhựa tái chế, góp phần giúp loại nhựa này được sử dụng trong các ứng dụng có giá trị cao hơn và tăng thành phần nhựa tái chế trong các sản phẩm mới.

Thêm vào đó, các nguyên liệu có thể được tái tạo như chôm chôm hay dầu argan có thể giúp các công ty mỹ phẩm cung cấp các sản phẩm cho người tiêu dùng mong muốn làm đẹp theo hướng có trách nhiệm với môi trường. BASF cũng cung cấp vật liệu pin cho xe điện và các giải pháp sơn phủ giúp tránh tác động thời tiết khắc nghiệt cho tuabin gió, góp phần cùng Việt Nam tăng tốc độ chuyển đổi và phát triển năng lượng tái tạo và xe điện.

Hành trình cần có sự cộng hưởng

Theo ông Erick Contreras, phát triển bền vững là một hành trình dài và cần sự cộng hưởng của rất nhiều yếu tố, như chiến lược, chính sách, công nghệ và nhận thức xã hội, đặc biệt là tinh thần “vừa học vừa làm”.

“Chúng tôi rất ấn tượng trước lộ trình và mức độ cam kết phát triển bền vững rõ ràng của khách hàng và đối tác, cũng như những kỳ vọng và yêu cầu từ họ đối với chúng tôi”, ông Erick Contreras chia sẻ thêm.

Một trong những yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển bền vững là nâng cao nhận thức của cộng đồng nơi doanh nghiệp hoạt động để họ có thể đồng hành. Để góp phần hình thành thói quen giảm thiểu - tái sử dụng - tái chế hay sử dụng có trách nhiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ kế tiếp, BASF Việt Nam đã và đang tiếp tục triển khai nhiều chương trình có ý nghĩa.

“Trong chương trình cải tạo trường học được thực hiện từ năm 2015 tại các vùng khó khăn, chúng tôi đã sử dụng các sản phẩm sơn không mùi có sử dụng nguyên liệu thô của BASF để tạo một môi trường học tập đảm bảo hơn về sức khỏe cho các em học sinh”, ông Erick Contreras nói.

Đầu tháng 11/2022, BASF đã ra mắt sân chơi công cộng thứ 6 tại quận 12, TP.HCM. Các thiết bị chơi được làm từ vật liệu tự nhiên như gỗ, dây thừng và các vật liệu tái sử dụng như lốp xe cũ. Qua đó, dự án sẽ tiếp tục đưa khái niệm sân chơi ít phát thải vào cuộc sống. Điều này sẽ khuyến khích thói quen sử dụng lại đồ vật cũ, thúc đẩy việc sử dụng các vật liệu ít phát thải, đồng thời tạo một sân chơi ngoài trời có ý nghĩa để các em tương tác, vui chơi và phát triển nhiều kỹ năng cần thiết khác.

Ngoài ra, chương trình giáo dục tương tác “Bé làm thí nghiệm” (BASF Kids’ Lab) và “Phòng thí nghiệm ảo BASF” (BASF Virtual Lab) mang đến cho các em học sinh trải nghiệm phân loại nhựa, bước đầu tiên quan trọng trong quy trình tái chế và quản lý rác thải nhựa.

Chia sẻ về các hoạt động tiếp theo, ông Erick Contreras nói: “Chúng tôi sẽ liên tục cung cấp các sản phẩm bền vững, giúp nâng cao an toàn và sức khỏe cho mọi người, giảm thiểu chất thải và khí thải CO2 ra môi trường, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và cải thiện chất lượng cuộc sống nói chung. Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục hợp tác với các doanh nghiệp và đối tác trong các ngành công nghiệp chính của Việt Nam. Sau cùng, BASF sẽ tiếp tục đầu tư vào nguồn nhân lực qua các chương trình đào tạo và phát triển và vào thế hệ kế tiếp qua các chương trình phát triển cộng đồng”.

Tin bài liên quan