Sembcorp khởi công một trung tâm logistics mới tại Quảng Ngãi

Sembcorp khởi công một trung tâm logistics mới tại Quảng Ngãi

Bất động sản công nghiệp vẫn "gánh team"

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Liên tiếp xuất hiện các dự án khu công nghiệp mới. Dường như đây vẫn là phân khúc “ngược sóng” khi mang lại nhiều kỳ vọng tăng trưởng cho doanh nghiệp ngành này và khiến thị trường địa ốc nói chung bớt ảm đạm.

Điểm sáng trong mắt khối ngoại

Đánh giá triển vọng của lĩnh vực bất động sản công nghiệp, nhóm nghiên cứu của Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà sản xuất trên thế giới trong bối cảnh dòng vốn FDI trên quy mô quốc tế chưa hồi phục.

Theo BSC, dù tốc độ tăng trưởng vốn FDI đăng ký mới giảm mạnh trong 2 tháng cuối quý III/2022 (tháng 8/2022 giảm 48,3% và tháng 9/2022 giảm 35% theo năm), song mức vốn FDI thực hiện trong năm 2022 vẫn ở mức nền cao. Dẫu vậy, việc vốn FDI đăng ký mới giảm mạnh sẽ gây áp lực lên tăng trưởng FDI thực hiện vào năm sau 2023.

Ngoài ra, môi trường pháp lý dần hoàn thiện sẽ rút ngắn các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các dòng vốn đầu tư vào bất động sản công nghiệp, đặc biệt là dòng vốn ngoại. Thực tế, trong 9 tháng đầu năm 2022, một loạt văn bản liên quan trực tiếp đến lĩnh vực này đã được thông qua như Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia thời kỳ 2021-2030, công văn 2514/CV-TCT năm 2022 về thực hiện dự án đầu tư kinh doanh, Nghị định 35/2022/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp kinh tế và đang hướng đến việc thông qua Luật Đất đai sửa đổi.

Trong đó, Nghị định 35/2022/NĐ-CP đã làm rõ các khái niệm, điều kiện và hồ sơ yêu cầu cho mỗi bước trong quy trình đầu tư khu công nghiệp. Theo đánh giá của các chuyên gia, những nút thắt pháp lý được gỡ bỏ sẽ giúp hệ thống khu công nghiệp tại Việt Nam phát triển đồng bộ (nhờ vào sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, UBND các tỉnh), hiệu quả (thẩm định khắt khe hơn về kinh nghiệm, năng lực tài chính, tiêu chuẩn kỹ thuật) và bền vững hơn (quy định về công trình phục vụ người lao động tại khu công nghiệp, điều kiện để mở rộng khu công nghiệp). Theo đó, các doanh nghiệp sản xuất được kỳ vọng sẽ mở rộng sản xuất, nâng cao công suất để tận dụng sức mua tăng lên khi Trung Quốc - thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, mở cửa trở lại nền kinh tế.

Nhà kho, nhà xưởng xây sẵn được chú trọng phát triển nhiều hơn

Nhà kho, nhà xưởng xây sẵn được chú trọng phát triển nhiều hơn

Cảm hứng nguồn cung mới

Nắm bắt được nhu cầu thuê đất, nhà xưởng khu công nghiệp đang tăng mạnh, thời gian qua, các dự án khu, cụm công nghiệp, trung tâm logistics lớn liên tục được triển khai xây dựng trên cả nước, hứa hẹn sớm mang đến nguồn cung mới cho thị trường.

Đại diện Le Mont Group, chủ đầu tư Cụm công nghiệp Le Mont Xuân Phương (Phú Bình, Thái Nguyên) cho biết, cho biết, dự án đang trong quá trình triển khai và dự kiến đưa vào khai thác từ quý II/2023, quy mô giai đoạn 1 là 75 ha.

Ảnh tác giả

Các dự án nhà kho hiện đại đóng vai trò thiết yếu trong chuỗi cung ứng của thị trường, giúp nâng cao mức độ hiệu quả trong công tác vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp. Hoạt động sản xuất và nhu cầu về nhà kho xây sẵn cũng như không gian kho vận có mối tương quan chặt chẽ. Do đó, Sembcorp sẽ chủ động theo sát hoạt động sản xuất của nhà đầu tư, cung cấp những giải pháp phù hợp và tối ưu qua việc phát triển những dự án nhà kho hiện đại.

Ông Charles Chong, Giám đốc Sembcorp tại Việt Nam

“Dự án Le Mont Xuân Phương nằm gần Hà Nội và kết nối tốt với Bắc Giang, Bắc Ninh nên hứa hẹn thu hút FDI tốt, nhất là từ Trung Quốc, Hàn Quốc và EU”, đại diện Le Mont Group nói và cho biết thêm, dù chưa chính thức đi vào khai thác, nhưng hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút khách thuê đã được thực hiện và đã có những khách thuê thiện chí.

“Le Mont Xuân Phương đang tập trung thu hút các lĩnh vực linh kiện điện tử, thiết bị điện, dụng cụ điện, dây dẫn, ngành sản xuất tấm pin mặt trời; ngành dược phẩm, dụng cụ y tế, sản phẩm chăm sóc sức khoẻ; sản xuất chế biến gỗ, bột gỗ, mây tre, trang trí nội thất và công nghiệp cơ khí, chế tạo...”, vị này chia sẻ thêm.

Còn ông Hà Văn Dương, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên cho hay, những năm gần đây, Thái Nguyên là địa bàn được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm. Tỉnh đã thu hút được nhiều tập đoàn lớn đến đầu tư như Samsung, China Solar… Tính đến nay, tỉnh có 172 dự án FDI, số vốn đăng ký còn hiệu lực là hơn 10,3 tỷ USD, cũng là một trong những địa phương thu hút đầu tư nước ngoài có giá trị xuất khẩu cao của cả nước.

“Thái Nguyên đang áp dụng nhiều giải pháp thu hút đầu tư, trong đó tập trung vào việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số và giải phóng mặt bằng để hỗ trợ nhà đầu tư. Trong đó, đặc biệt ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông để tạo kết nối Bắc Giang - Thái Nguyên - Tuyên Quang, cùng với đó là đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp phía Nam của tỉnh để thu hút được nhiều nhà đầu tư có tiềm lực”, ông Dương thông tin thêm.

Cũng mới khởi công một dự án logistics vào đầu tháng 12/2022 tại Quảng Ngãi, ông Charles Chong, Giám đốc Sembcorp tại Việt Nam cho biết, Sembcorp lạc quan về thị trường logistics Việt Nam, một trung tâm sản xuất quan trọng tại châu Á. Ngoài ra, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng địa phương cũng gia tăng, tạo động lực cho hoạt động sản xuất tăng trưởng. Từ đó, nhu cầu kho bãi cũng tăng theo vì những dự án này đóng vai trò như các trạm trung chuyển, giúp doanh nghiệp vận chuyển nguyên vật liệu đầu vào, hay các thành phần sản xuất tới nhà xưởng, nhà kho, hoặc các địa điểm nhập khẩu.

Theo ông Charles Chong, tại châu Á, Việt Nam là một quốc gia giàu triển vọng phát triển bất động sản logistics. Việc đi theo làn sóng gia tăng hoạt động sản xuất đồng nghĩa với việc nhiều hàng hóa đang được lắp ráp, chế biến, chế tạo trong các nhà xưởng. Từ đó, nguồn cầu về vận chuyển hàng hóa cũng sẽ tăng theo, từ các nhà xưởng tới các khu hậu cần, như cảng biển hay sân bay.

“Đây là lý do chúng tôi tự tin rằng, thị trường logistics Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt”, ông Charles Chong nhấn mạnh.

Tin bài liên quan