Big_Trends: Những nhóm ngành ăn khách trong năm 2022

Big_Trends: Những nhóm ngành ăn khách trong năm 2022

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Tuần giao dịch đầy cảm xúc đầu tiên của năm đã mang đến cho các nhà đầu tư thế giới cũng như Việt Nam những lo lắng về diễn biến điều chỉnh - tăng và giảm mạnh của các chỉ số chứng khoán trong bối cảnh khủng hoảng xung đột Nga - Ukraine lên đến đỉnh điểm.

TTCK thế giới đã phần lớn chìm trong sắc đỏ trong phần lớn tuần giao dịch trong khi TTCK Việt Nam lại có diễn biến tích cực hơn khi chỉ vận động tăng giảm hầu như đi ngang ở vùng 1.500 (+/- 20 điểm).

Những sự kiện chiến tranh hay dịch bệnh luôn ảnh hưởng lớn đến diễn biến ngắn hạn của TTCK và đã khiến TTCK Việt Nam chao đảo mạnh - tâm lý các nhà đầu tư lại một lần nữa được thử lửa, giai đoạn sụt giảm điểm mạnh của VN-Index bởi sự kiện “Biển Đông” và “giàn khoan 981” năm xưa lại ùa về.

Thị trường lại chỉ chao đảo 1 phiên rồi lại quay trở lại tăng trở lại - Chỉ những nhà đầu tư “non tay” lại bán “hoảng loạn” đã tiếp tục học được thêm bài học về đầu tư.

Cho dù các sự kiện xung đột, chiến tranh trên thế giới luôn tác động lớn đến TTCK, nhưng các chỉ số chứng khoán chỉ chao đảo mạnh sau 1 thời gian rồi lại quay trở lại xu thế đi lên.

TTCK nơi mà ảnh hưởng phần lớn bởi tâm lý đám đông các nhà đầu tư - hành vi giao dịch T+, đầu cơ cổ phiếu đã chi phối diễn giá cổ phiếu ngắn hạn và sau đó các nhà đầu tư ngày thứ Sáu lại dường như quên đi việc đã hành xử phi lý thế nào, bán tháo ngày hôm trước, để mua vào lại cổ phiếu, đôi khi lại chính những cổ phiếu mà mình đã bán giá thấp hôm trước.

Chúng ta đã từng đánh giá VN-Index vẫn đang chỉ điều chỉnh tích lũy tạm thời quanh vùng 1.480 – 1.500 điểm và trước khi quay trở lại lên vùng đỉnh lịch sử 1.520 – 1.530 điểm. Việc VN-Index vượt đỉnh hướng lên vùng 1.590 (+/- 10 điểm) ngay trong tháng 3 không phải là điều quá xa xỉ nếu nhìn vào diễn biến của nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng, hóa chất, dầu khí 2 tuần giao dịch gần đây.

Cho dù những biến động tiêu cực của TTCK thế giới, căng thẳng địa chính trị leo thang hay câu chuyện lạm phát đang ám ảnh các nhà đầu tư quốc tế, Việt Nam nhưng điều gì đến cũng sẽ phải đến VN-Index vẫn sẽ tiếp tục hành trình đi lên.

Nếu nhóm bất động sản đã từng được kỳ vọng và gây thất vọng như thế nào thì TTCK cần nhất sự lên tiếng của nhóm chứng khoán và nhóm cổ phiếu “vua” ngân hàng trong lúc này.

Thanh khoản toàn thị trường cũng đã suy giảm, cơ hội đầu tư cũng đã ít nhiều giảm đi so với năm 2021 nhưng động lực tăng điểm của thị trường vẫn còn đó - Vốn hóa thị trường, dòng tiền lớn và mới vẫn còn đó, lãi suất vẫn chưa thể tăng nhanh cũng như tiền đầu tư vào TTCK hiện nay đang được trông đợi là hấp dẫn hơn so với các kênh đầu tư khác.

Không thể phủ nhận việc tăng trưởng GDP dự kiến của Việt Nam cũng như trong thời điểm mà dịch bệnh hoành hành thì các hiệp định thương mại song phương, các hoạt động xuất nhập khẩu gia tăng mạnh cũng là những cơ sở sẽ khiến Việt Nam có lẽ vẫn được coi là điểm sáng phục hồi kinh tế trong khu vực. Các nhà đầu tư nước ngoài sau khi bán ròng cả năm 2021 cũng có thể sẽ quay lại đầu tư, giải ngân trở lại trên thị trường Việt Nam.

Thử thách tại ngưỡng cản 1.520 – 1.530 với những câu chuyện lạm phát, biến động khó lường của đại dịch đe dọa quá trình phục hồi kinh tế Việt Nam nhưng TTCK Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục phát triển với quy mô lớn hơn, mặt bằng nhiều cổ phiếu sẽ tăng trưởng thêm 5 -10%/năm so với mức tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp niêm yết nói riêng.

Chắc chắn TTCK tăng điểm thời gian tới là không phải ít người nghĩ tới nhưng điều quan trọng hơn là đầu tư như thế nào, chắt chiu được các cơ hội đầu tư ra sao đó mới là quan trọng hơn.

Nhóm ngành hóa chất, tiêu dùng, tài chính, năng lượng, xây dựng…vẫn hứa hẹn là những cái tên ăn khách trong năm 2022 nhiều biến động.

Tin bài liên quan