Trong phiên làm việc sáng 22/6, Quốc hội đã thông qua Luật Giao dịch điện tử. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.

Trong phiên làm việc sáng 22/6, Quốc hội đã thông qua Luật Giao dịch điện tử. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.

Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công thương chia quyền cấp phép dịch vụ tin cậy

0:00 / 0:00
0:00
Trong phiên làm việc sáng 22/6, với 94,74% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Giao dịch điện tử. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.

Theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử vừa được Quốc hội thông qua, dịch vụ tin vậy gồm dịch vụ cấp dấu thời gian; dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu; dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.

Và đây là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Luật Giao dịch điện tử quy định Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ tin cậy, trừ dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử trong thương mại phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về thương mại điện tử và điều kiện kinh doanh dịch vụ tin cậy theo quy định tại Điều 29 của Luật này.

Chính phủ quy định chi tiết hoạt động của các tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy; quy trình, thủ tục, hồ sơ cấp, gia hạn, thay đổi, cấp lại, tạm đình chỉ, thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ tin cậy và các nội dung khác quy định tại Điều này.

Để thực hiện dịch vụ tin cậy, các doanh nghiệp phải điều kiện về tài chính, nhân lực quản lý và kỹ thuật phù hợp với từng loại hình dịch vụ tin cậy. Hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ tin cậy đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn thông tin mạng tối thiểu cấp độ 3 theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng.

Các doanh nghiệp cũng phải đáp ứng điều kiện về phương án kỹ thuật phục vụ hoạt động cung cấp dịch vụ phù hợp với từng loại dịch vụ tin cậy; phương án sẵn sàng kết nối kỹ thuật phục vụ giám sát, kiểm tra, báo cáo số liệu bằng phương tiện điện tử đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về dịch vụ tin cậy.

Trước đó, trong các phiên thảo luận, có đại biểu đã đề nghị cần có sự phối hợp giữa 2 Bộ Công thương và Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc cấp phép, quản lý giấy phép dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử, làm rõ các điều kiện áp dụng đối với dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử trong thương mại có bị trùng với điều kiện áp dụng đối với dịch vụ tin cậy không…

Giải trình về các ý kiến này trong báo cáo giải trình, tiếp thu gửi các vị đại biểu Quốc hội trước phiên làm việc sáng nay, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho biết, đây là hai dịch vụ trùng nhau về điều kiện cung cấp dịch vụ (giải pháp công nghệ, bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật hệ thống, an toàn thông tin khách hàng, bảo đảm duy trì và khắc phục hoạt động khi có sự cố xảy ra,…); đối tượng chứng thực (hợp đồng điện tử là một dạng thể hiện của thông điệp dữ liệu); hoạt động cung cấp dịch vụ (cùng là dịch vụ về lưu trữ và xác nhận tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu).

Tuy nhiên, tiếp thu ý kiến đại biểu quốc hội về việc giữ nguyên trách nhiệm của Bộ Công thương trong việc cấp giấy xác nhận dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử trong thương mại.

Luật cũng không xếp “Dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ” vào dịch vụ tin cậy như đề xuất của nhiều đại biểu Quốc hội, mà có quy định riêng về dịch vụ này. Với lý do đây là loại hình dịch vụ công đã và đang được cơ quan nhà nước cung cấp miễn phí từ năm 2007 đến nay để phục vụ các giao dịch điện tử trong hoạt động công vụ; đối tượng phục vụ là các cán bộ, công chức thuộc cơ quan Đảng, Nhà nước. Dịch vụ này không thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Liên quan đến quy định chuyển tiếp, sau thời điểm hiệu lực của Luật Giao dịch điện tử, với giao dịch điện tử được xác lập trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành nhưng đến ngày 1/7/2024 vẫn chưa thực hiện xong thì được tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11, trừ trường hợp các bên thỏa thuận áp dụng quy định của Luật này.

Quy định chuyển tiếp được áp dụng tương tự với chứng thư số, giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, Giấy phép sử dụng chứng thư số nước ngoài tại Việt Nam, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng, Giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng…

Đặc biệt, đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, Giấy phép sử dụng chứng thư số nước ngoài tại Việt Nam, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng, Giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng đã nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa được cấp giấy phép, giấy chứng nhận thì được tiếp tục áp dụng quy định của Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11.

Riêng xác nhận đăng ký hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử trong thương mại đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 30/6/2027.

Trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

Luật Giao dịch điện tử quy định Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, thực hiện quản lý nhà nước về giao dịch điện tử.

Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về giao dịch điện tử trong lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về giao dịch điện tử trong lĩnh vực cơ yếu, chữ ký số chuyên dùng công vụ trên cơ sở tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chữ ký số theo quy định của pháp luật.

Tin bài liên quan