Các ngân hàng trung ương vẫn lo lắng ngay cả khi cú sốc lạm phát toàn cầu có dấu hiệu hạ nhiệt

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Các ngân hàng trung ương từ khắp các nền kinh tế tiên tiến đã cảnh báo không nên tự mãn về sự suy yếu của cú sốc lạm phát toàn cầu, và cho biết sẽ tiếp tục tăng lãi suất để đảm bảo hoàn thành mục tiêu kiểm soát lạm phát.
Các ngân hàng trung ương vẫn lo lắng ngay cả khi cú sốc lạm phát toàn cầu có dấu hiệu hạ nhiệt

Các quan chức tiền tệ cảnh báo rằng, việc các chỉ số giá tiêu dùng giảm xuống có thể là một hiện tượng bình minh giả. Bên cạnh đó là các mối đe dọa từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại cho đến áp lực tăng lương.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Christine Lagarde cho biết: “Hãy tiếp tục tiến trình là câu thần chú của tôi”, trong khi thống đốc ngân hàng trung Thụy Sĩ Thomas Jordan cho biết "chúng ta không nên đánh giá thấp những tác động gián tiếp đang diễn ra của lạm phát".

Tại Mỹ, Phó Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Lael Brainard nhắc nhở các nhà đầu tư rằng: “Lạm phát vẫn ở mức cao và chính sách sẽ cần phải đủ hạn chế trong một thời gian”.

Những lời cảnh báo và những lời quyết tâm của các ngân hàng trung ương về việc tăng lãi suất đã tìm cách dập tắt tâm lý lạc quan trên thị trường toàn cầu sau nửa năm lạm phát chậm lại liên tục ở Mỹ, theo sau đó là khu vực đồng euro mặc dù có độ trễ.

Đầu tuần, Thống đốc ngân hàng trung ương Bồ Đào Nha Mario Centeno đã mô tả một bức tranh lành tính hơn trước khi tốc độ tăng giá tiêu dùng của Mỹ chậm lại và áp lực tiền lương ở Châu Âu giảm bớt.

Davide Serra, Giám đốc điều hành của Algebris UK nhận xét rằng: “Do lạm phát trên thực tế đã lên đến đỉnh điểm trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11, nên mọi người có cảm giác nhẹ nhõm”.

Mặc dù vậy, điệp khúc của các quan chức tiền tệ là cố gắng thấm nhuần sự thận trọng và cảnh báo về cách lãi suất sẽ phản ứng ngày càng lớn hơn khi sự kiện ở Davos kết thúc.

Ngoài ra, tác động đối với giá cả hàng hóa của việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau các đợt phong tỏa do đại dịch là mối lo ngại lớn nhất.

“Tác động của điều đó đối với tất cả chúng ta là nhu cầu gia tăng đối với nền kinh tế toàn cầu, đây cũng là điều tích cực đối với Trung Quốc,và rất có thể sẽ tích cực đối với phần còn lại của thế giới, nhưng sẽ gây áp lực lạm phát đối với nhiều nền kinh tế”, bà Christine Lagarde cho biết.

Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cũng bày tỏ quan điểm tương tự về các mối đe dọa về giá do nền kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại.

“Chúng tôi vẫn chưa biết chính xác lạm phát sẽ giảm xuống như thế nào. Điều gì sẽ xảy ra nếu tin tốt về việc Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dẫn đến giá dầu và khí đốt tăng vọt, gây áp lực lên lạm phát?”, bà cho biết.

Mặc dù các quan chức Fed từ chối chỉ định ưu tiên cho quyết định tiếp theo của Fed vào cuộc họp ngày 1/2, nhưng họ đã cảnh báo rằng việc tăng lãi suất rõ ràng vẫn chưa kết thúc.

Thêm vào danh sách các rủi ro tiềm ẩn, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Lawrence Summers đã trích dẫn một rủi ro là “sự trỗi dậy của lạm phát do thiếu độ tin cậy”.

Ngân hàng trung ương Nhật Bản trong tuần này đã phản đối xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ toàn cầu trong bối cảnh Thống đốc Haruhiko Kuroda lo ngại rằng đà tăng của giá cơ bản quá yếu.

“Chúng tôi kỳ vọng tiền lương sẽ tăng tốc, tăng trưởng và điều đó cuối cùng sẽ giúp đạt được mục tiêu 2% một cách bền vững”, Thống đốc Haruhiko Kuroda cho biết.

Với việc Fed và ECB tiếp cận các quyết định ban đầu vào năm 2023 vẫn ở chế độ tăng lãi suất mạnh mẽ, ông Davide Serra cảnh báo rằng, quyết tâm dập tắt giá tiêu dùng có thể tỏ ra thái quá.

“Trong một thế giới có quá nhiều nợ, một số lạm phát có thể hữu ích. Chắc chắn Fed sẽ đưa lãi suất tới 5% hoặc 5,5%, ECB ít nhất là 3%, có thể là 3,5%, nhưng sau đó, mức độ lãi suất này sẽ trở nên quá hạn chế”, ông cho biết.

“Sự nhẹ nhõm không được trở thành sự tự mãn. Phần cuối của hành trình thường là khó khăn nhất, và điều đó đúng đối với việc quay trở lại mục tiêu lạm phát”, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Lawrence Summers cho biết.

Tin bài liên quan