Ảnh Shutterstock

Ảnh Shutterstock

Các sự kiện và thông tin nhà đầu tư chứng khoán không thể bỏ qua tuần này

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Các nhà đầu tư sẽ chuyển sự chú ý của họ đến các số liệu lạm phát của Mỹ trong tuần này và các dấu hiệu về áp lực lạm phát gia tăng có thể khơi lại cuộc tranh luận về việc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có thể bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ sớm bao lâu là những thông tin đáng chú ý trong tuần này.

Nỗi sợ lạm phát

Sau báo cáo việc làm đáng thất vọng của tháng 4, trọng tâm thị trường sẽ chuyển sang dữ liệu lạm phát thông qua chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được công bố trong trong tuần này.

Báo cáo việc làm tháng 4 cực kỳ đáng thất vọng với chỉ 266.000 việc làm được tạo ra, thấp hơn nhiều so với dự kiến ​​1 triệu. Báo cáo việc làm hôm thứ Sáu (7/6) đã làm dấy lên nghi ngờ về kỳ vọng của một số nhà đầu tư rằng Fed sẽ tiến tới rút lại chương trình mua trái phiếu nới lỏng định lượng vào cuối năm nay.

Ngoài ra, nếu dữ liệu lạm phát tăng thể hiện qua chỉ số giá tiêu dùng được báo cáo vào thứ Tư (12/5), điều này có thể châm ngòi cho cuộc tranh luận về việc liệu Fed có phải thắt chặt chính sách sớm hơn mong muốn hay không.

“Đó là tất cả về các con số lạm phát. Đó là tất cả về bản chất nhất thời và chúng ta sẽ thấy nó ở mức độ nào. Nó liên quan nhiều hơn đến những thay đổi hàng tháng của CPI. Nếu mức tăng hàng tháng bắt đầu tăng nhẹ và chúng tôi đang thấy 0,3% đến 0,4%, thì đó không phải là tạm thời và đó là vấn đề đối với Fed”, Peter Boockvar, Giám đốc đầu tư tại Bleakley Advisory Group cho biết.

Các nhà kinh tế dự đoán CPI tháng 4 sẽ tăng 0,2% so với tháng 3, sau khi tăng 0,6% của tháng trước đó. Theo Dow Jones, CPI dự kiến ​​sẽ tăng vọt 3,6% trên cơ sở hàng năm. Con số này so với 2,6% của tháng trước đó. Nếu không tính lương thực và nhiên liệu, CPI dự kiến ​​sẽ tăng 0,3% so với tháng trước.

Tin tặc tấn công làm gián đoạn đường ống dẫn nhiên liệu lớn của Mỹ

Sau một cuộc tấn công mạng liên quan đến mã độc tống tiền ransomware vào thứ Sáu (7/5), nhà điều hành đường ống dẫn nhiên liệu hàng đầu của Mỹ Colonial Pipeline đã đóng toàn bộ mạng lưới của mình mà không cho biết khi nào công ty sẽ hoạt động trở lại.

Colonial là nguồn cung cấp xăng chính cho Bờ Đông nước Mỹ và phục vụ một số sân bay lớn nhất tại Mỹ. Vụ việc này đã cho thấy cơ sở hạ tầng năng lượng của Mỹ dễ bị tấn công như thế nào đối với tin tặc.

Việc mạng lưới bị gián đoạn kéo dài có thể khiến giá xăng tăng đột biến trước mùa hè. Đây sẽ là một đòn giáng mạnh đối với người tiêu dùng và nền kinh tế Mỹ khi các biện pháp hạn chế về đại dịch được nới lỏng.

Việc Colonial ngừng hoạt động cũng có khả năng ảnh hưởng đến các nhà máy lọc dầu trên Bờ Vịnh nếu các nhà máy lọc dầu buộc phải giảm sản lượng chế biến dầu thô vì một phần của hệ thống phân phối không hoạt động.

Phát biểu của Fed

Một số nhà đầu tư đã trở nên hoài nghi về sự đảm bảo của Fed rằng bất kỳ lạm phát nào do các chương trình kích thích kinh tế khổng lồ của chính phủ sẽ chỉ là tạm thời khi giá nhiều nguyên liệu thô đến bất động sản đều đang có mức tăng lớn.

Một số diễn giả của Fed sẽ có bài phát biểu trong những ngày tới, bao gồm cả Phó Chủ tịch Richard Clarida sẽ phát biểu ngay sau khi số liệu lạm phát hôm thứ Tư (12/5) được công bố.

Các nhà hoạch định chính sách khác sẽ phát biểu trong tuần bao gồm Thống đốc Fed Lael Brainard, Chủ tịch Fed Chicago Charles Evans, Chủ tịch Fed San Francisco Mary Daly, Chủ tịch Fed New York John Williams và Chủ tịch Fed Dallas Rob Kaplan.

Chứng khoán giằng co

Sự giằng co đối với các cổ phiếu công nghệ cũng sẽ tiếp tục là lực lượng chi phối thị trường chứng khoán.

Trong khi một số cổ phiếu công nghệ tăng điểm vào thứ Sáu (7/5) sau báo cáo việc làm đáng thất vọng, một số nhà quản lý danh mục đầu tư nói rằng diễn biến tiêu cực từ một số công ty công nghệ lớn trong vài tuần qua không đủ để tiếp tục đặt cược quá lớn vào lĩnh vực này.

Thay vào đó, các nhà quản lý quỹ này cho rằng họ đang tiếp tục xoay vòng sang các cổ phiếu giá trị và cổ phiếu chu kỳ vì gắn chặt với điều kiện kinh tế với dự đoán rằng sự phục hồi kinh tế sẽ lâu hơn so với dự đoán ban đầu.

GDP của Anh

Anh sẽ công bố dữ liệu về GDP quý I/2021 vào thứ Tư (12/5) với dự báo ​​ rằng sự phục hồi từ đại dịch đang được tiến hành.

Tuần trước, Ngân hàng Trung ương Anh cho biết nền kinh tế sẽ trở lại quy mô trước đại dịch vào quý IV năm 2021, sớm hơn 3 tháng so với dự báo trước đây và nâng dự báo tăng trưởng trong năm 2021 lên 7,25% từ mức ước tính 5,0% của tháng 2.

Đó sẽ là mức tăng trưởng hàng năm nhanh nhất kể từ năm 1941 mặc dù tăng trưởng này diễn ra sau khi GDP giảm 9,8% vào năm 2020, mức giảm lớn nhất trong hơn 300 năm.

Tin bài liên quan