Các sự kiện và thông tin nhà đầu tư chứng khoán không thể bỏ qua tuần này

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Thị trường chứng khoán trải qua m ột tháng 4 khó khăn với chỉ số S&P 500 sụt giảm trong ba tuần liên tiếp và các nhà đầu tư sẽ tiếp tục đối mặt với một loạt các báo cáo lợi nhuận và dữ liệu lạm phát quan trọng.
Các sự kiện và thông tin nhà đầu tư chứng khoán không thể bỏ qua tuần này

Lãi suất tăng và lạm phát cao liên tục đã đè nặng lên cổ phiếu và tạo ra lo ngại về suy thoái kinh tế. Dữ liệu về tình hình kinh doanh của các công ty lớn được công bố vào những ngày tới sẽ mang đến những cái nhìn mới mẻ về một số công ty lớn nhất thế giới cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế trong quý I vừa qua.

Báo cáo lợi nhuận từ các Big Tech

Nhiều doanh nghiệp Mỹ sẽ công bố báo cái lợi nhuận trong tuần này, nhưng các cổ phiếu công nghệ như Microsoft, Alphabet, Meta, Apple, Amazon sẽ là trọng tâm chính.

Cho đến nay, mùa báo cáo lợi nhuận đa phần đã mang lại kết quả tăng trưởng tích cực và vượt kỳ vọng, mặc dù kỳ vọng về báo cáo lợi nhuận đã giảm trong những tháng gần đây khi các nhà phân tích Phố Wall khảo sát nền kinh tế đầy biến động.

Tuy nhiên, chắc chắn sẽ có một số doanh nghiệp báo cáo kết quả kinh doanh kém khả quan và có thể không sụt giảm mạnh như Netflix. Cổ phiếu của công ty khổng lồ video trực tuyến Netflix đã giảm 35% vào phiên giao dịch ngày 20/4 sau khi cho biết số lượng người dùng sụt giảm mạnh.

Dữ liệu kinh tế Mỹ

Dữ liệu về tăng trưởng kinh tế Mỹ và lạm phát sẽ được chú trọng trong tuần này trong bối cảnh lo ngại về việc liệu Fed có thể tạo ra một hạ cánh mềm cho nền kinh tế hay không khi Fed đang hành động nhanh chóng để kiềm chế lạm phát tăng vọt.

Mỹ sẽ công bố dữ liệu sơ bộ về tăng trưởng GDP quý I vào thứ Năm (28/4) với tăng trưởng GDP dự kiến ​​sẽ giảm mạnh xuống còn 1,1% từ mức tăng trưởng 6,9% trong IV/2021 trong bối cảnh ảnh hưởng của làn sóng lây nhiễm Omicron vào đầu năm.

Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) hay còn được xem là thước đo lạm phát ưa thích của Fed cũng sẽ được công bố vào thứ Sáu (29/4).

Chủ tịch Fed Jerome Powell tuần trước cho biết mức tăng lãi suất 0,5% sẽ được cân nhắc trong cuộc họp vào ngày 3/5-4/5 sắp tới của Fed. Trong khi đó, các bình luận của các quan chức dường như xác nhận một lộ trình lãi suất dự kiến ​​dốc hơn nhiều so với dự kiến ​​tại cuộc họp cuối cùng của Fed vào tháng 3.

Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết tại hội nghị của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm 21/4 rằng Fed không thể tự mãn với một số ước tính cho thấy lạm phát đã đạt đỉnh và nói rằng chính sách thắt chặt hơn có thể phù hợp. Ông nói rằng điều đó là "hoàn toàn cần thiết" để đạt được sự ổn định về giá cả.

“Theo quan điểm của chúng tôi, với sự ôn hòa của các quan chức, Fed sẽ chỉ cố tình mạo hiểm suy thoái nếu lạm phát mắc kẹt trên 3%. Do đó, thay vì chờ đợi diễn giả tiếp theo của Fed, chúng tôi tập trung vào một câu hỏi: liệu nền kinh tế đang trên đường hướng tới lạm phát có thể chấp nhận được hay không thể chấp nhận được. Tất cả những điều còn lại có thể thay đổi”, Ethan Harris, nhà kinh tế toàn cầu tại Bank of America cho biết.

Thị trường chứng khoán biến động

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq đã có tuần sụt giảm thứ ba liên tiếp đối trong khi chỉ số Dow Jones giảm tuần thứ tư liên tiếp.

Trong đó, mức giảm 2,82% của chỉ số Dow Jones hôm thứ Sáu (22/4) là mức giảm trong một ngày lớn nhất kể từ tháng 10/2020.

Thị trường chứng khoán đã biến động mạnh trong thời gian gần đây khi các nhà đầu tư điều chỉnh theo các điểm dữ liệu mới từ báo cáo lợi nhuận và trong bối cảnh lo ngại về rủi ro từ các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ hơn của Fed.

Dữ liệu khu vực đồng tiền chung châu Âu

Khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ công bố dữ liệu về GDP quý I vào thứ Sáu (29/4) cùng với dữ liệu sơ bộ về lạm phát giá tiêu dùng cho tháng 4, dự kiến ​​sẽ ở mức 7,4%, cao hơn gần bốn lần so với mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB).

Tuần trước, Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết ECB có khả năng sẽ kết thúc kế hoạch mua trái phiếu sớm vào quý III và sẽ tăng lãi suất trước cuối năm nay để chống lại lạm phát gia tăng.

Nhưng tình hình chiến sự ở Ukraine đang gây áp lực lên bức tranh kinh tế của ECB với việc dẫn đến giá năng lượng cao và sự gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch gây ra và trầm trọng hơn do xung đột địa chính trị tác động trở lại tới tăng trưởng kinh tế.

Tin bài liên quan