Các tập đoàn toàn cầu ưu tiên 'cất tiền trong két' vì môi trường đầu tư đã khó hơn

Các tập đoàn toàn cầu ưu tiên 'cất tiền trong két' vì môi trường đầu tư đã khó hơn

Từ Tencent tới Google, Apple, những cái tên lớn đều đang dần trở nên "keo kiệt" và bước vào cuộc đua tích trữ vốn thay vì đầu tư khi mà môi trường đầu tư không còn thuận lợi.
Toyota Motor của Nhật Bản vốn nổi tiếng với việc tích trữ vốn. Tuy nhiên ngày nay, nhà sản xuất ôtô được mệnh danh là Ngân hàng Toyota (Toyota Bank) bởi vốn dự trữ lên tới 153 tỷ USD không còn là tay chơi duy nhất chạy theo xu thế tích vốn.
Rất nhiều công ty đa quốc gia khác tại châu Á cũng đang rất tích cực trên đường đua.

Theo dữ liệu từ Quick FactSet, từ năm 2000 tới nay, tài sản lưu động của gã khổng lồ Internet Trung Quốc Tencent đã tăng lên một cách nhanh chóng từ 12 tỷ USD lên 51,8 tỷ USD.

China Mobile, nhà mạng viễn thông lớn nhất thế giới, cũng có lượng tài sản lưu động lên tới 90,3 tỷ USD.

Điều từng làm nên tên tuổi của những tập đoàn hàng đầu Nhật Bản đang trở thành xu thế lan rộng khắp thế giới.

Hanwha Corp., một trong những tập đoàn lớn nhất của Hàn Quốc, hiện có lượng tài khoản lưu động lên tới 70.6 tỷ USD. Tập đoàn Samsung Electronics cũng không phải ngoại lệ khi có tổng giá trị tài sản luân chuyển, bao gồm cả tiền mặt và tài sản ở dạng khác, lên tới hơn 70 tỷ USD.

Các công ty lớn khác của châu Á cũng đang nhanh chóng bắt  kịp xu hướng ấy.

Từ năm 2010, tài khoản lưu động của tập đoàn Trung Quốc Fosun International đã tăng gấp 6 lần, trong khi tổng tài khoản lưu động của tập đoàn Dầu khí và Hóa chất Trung Quốc (China Petroleum & Chemical), hay còn gọi là Sinopec, đã tăng từ 4.5 đến 5 lần.

Các tập đoàn toàn cầu ưu tiên 'cất tiền trong két' vì môi trường đầu tư đã khó hơn ảnh 1

Trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, GDP của Trung Qiốc tăng trưởng thấp nhất trong 25 năm và kinh tế toàn cầu phải đối mặt với khủng hoảng kéo dài 5 năm, các công ty phương Đông và phương Tây khó có thể tìm kiếm được những môi trường đầu tư tốt để đưa ra các khoản đầu tư hợp lý.

Bởi vậy, tích trữ vốn đang là phương án mà các doanh nghiệp toàn cầu lựa chọn.

Những con số "khủng"

Tại Mỹ, ngành công nghệ đang tạo ra những con số vô cùng ấn tượng.

Lượng dự trữ tiền mặt của Apple đã lên tới 261 tỷ USD, Microsoft là 139 tỷ USD trong khi Alphabet - công ty mẹ của Google - dự trữ tới 101,3 tỷ USD.

Khi đặt chung với nhau, tổng vốn tích trữ tính đến hết tháng 6/2017 của Apple, Facebook, Alphabet, Amazon.com và Microsoft lên tới 560 tỷ USD. Con số này lớn hơn cả lượng thu ngân sách từ thuế của Chính phủ Nhật Bản trong năm tài chính 2016.

Phần lớn lượng tiền mặt này được tích trữ ở bên ngoài nước Mỹ để tránh các khoản thuế doanh nghiệp, có thuế suất cao của Mỹ, dù Tổng thống Donald Trump đang tích cực tìm cách để đưa các khoản đầu tư quay trở lại Mỹ thông qua các đề xuất miễn giảm thuế.

Một cách giải thích chung cho sự tích trữ và che giấu một lượng lớn vốn để tránh sự truy suất thuể của các công ty là bởi sự cần thiết cho đầu tư trong tương lai.

Nhu cầu này phát sinh từ sự phát triển liên tục của ngành công nghệ cao. Sự tăng trưởng của các thiết bị kết nối và trí thông minh nhân tạo đã và đang củng cố luận điểm này.

Tuy nhiên, két tiền của các doanh nghiệp lớn đôi khi cũng thu hút sự chú ý của cơ quan giảm sát. Vào tháng 6, Ủy ban châu Âu đã phạt Google 2,88 tỷ USD vì hành vi vi phạm luật chống độc quyền với dịch vụ mua sắm trực tuyến của công ty này.

Vậy liệu các tập đoàn Nhật Bản có còn là biểu tượng về tích trữ vốn không? Có lẽ điều đó vẫn đúng, những thời thế đã thay đổi.

Lượng lớn tài sản luân chuyển dự trữ của các công ty Mỹ đang nằm dưới dạng tiền mặt, tiền gửi, chứng khoán và các khoản vay đã tăng 50% lên mức 2,8 nghìn tỷ USD kể từ năm 2010.

Lượng dữ trữ của các công ty Nhật Bản chỉ tăng 10% lên tới 1,9 nghìn tỷ USD, trong đó một phần đáng kể trong lợi nhuận của họ đến từ các thương vụ mua bán ở nước ngoài và các giao dịch khác của họ.

Trong khi đó, số dư tiền mặt của các công ty châu Âu vẫn giữ nguyên gần như không đổi ở mức 2,1 nghìn tỷ USD.

Biển tiền mặt

Trên phạm vi toàn cầu, tổng số tiền mặt tích trữ của các công ty kể trên đã vượt ngưỡng 12 nghìn tỷ USD trong năm 2017, vượt trên cả tổng mức dự trữ ngoại hối của các chính phủ trung ương trên thế giới (đạt mức 11 nghìn tỷ USD tính đến cuối tháng 3/2017).

Các tập đoàn toàn cầu ưu tiên 'cất tiền trong két' vì môi trường đầu tư đã khó hơn ảnh 2

Mức độ tích lũy tài sản lưu động /vốn dư thừa kể trên phản ánh sự hạn chế của các rào cản kinh tế mới.

Nó đồng thời cũng cho thấy rằng sự sai lệch “hiệu ứng nhỏ giọt” - hiệu ứng mà người ta cho rằng quyết định chi tiêu của các tầng lớp thấp hơn trong xã hội bị chi phối bởi  các tầng lớp xã hội cao hơn - trong hoạt động quản lý tài chính ở trên, phần lớn là do sự thất vọng của tầng lớp trung lưu đối với nền kinh tế.

Trong khi đó, các ngân hàng trung ương tiếp tục bơm các gói tín dụng rẻ vào nền kinh tế của họ nhằm tăng tốc độ tăng trưởng.

Những người hưởng lợi hiếm hoi của xu thế này có lẽ là những nhà đầu tư nắm cổ phần của những công ty trên, khi giá cổ phiếu của những doanh nghiệp này tỷ lệ thuận với lượng tiền mặt họ cất trong két.

Tin bài liên quan