Chênh lệch lợi suất giữa Trung Quốc và Mỹ nới rộng lên mức cao nhất kể từ năm 2007

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Hôm thứ Tư (16/8), chênh lệch lợi tức giữa Trung Quốc và Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong 16 năm, khi các nhà đầu tư suy đoán rằng ngân hàng trung ương Trung Quốc sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa ngay cả khi điều đó gây áp lực lên đồng nhân dân tệ.
Chênh lệch lợi suất giữa Trung Quốc và Mỹ nới rộng lên mức cao nhất kể từ năm 2007

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã bất ngờ cắt giảm lãi suất chính sách lần thứ hai trong 3 tháng vào thứ Ba (15/8), một dấu hiệu mới cho thấy các nhà chức trách đang tăng cường nỗ lực nới lỏng tiền tệ để thúc đẩy phục hồi kinh tế. Thị trường kỳ vọng PBOC sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa.

Trung Quốc vẫn là một ngoại lệ trong số các ngân hàng trung ương lớn toàn cầu khi nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy sự phục hồi đang bị đình trệ trong khi các nước khác, trong khi Mỹ và châu Âu vẫn đang trong chu kỳ thắt chặt để kiểm soát lạm phát.

Đường lối chính sách tiền tệ khác nhau giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã mở rộng khoảng cách lợi suất trái phiếu lên 164 điểm cơ bản giữa trái phiếu chính phủ 10 năm của Trung Quốc và trái phiếu kho bạc Mỹ - mức chênh lệch cao nhất kể từ tháng 2/2007.

David Chao, chiến lược gia thị trường toàn cầu khu vực châu Á Thái Bình Dương của Invesco cho biết: “Chênh lệch lợi suất đáng kể và lớn nhất kể từ năm 2007 có thể là lý do chính khiến vốn vẫn được đổ vào đô la Mỹ và trái phiếu kho bạc Mỹ trong thời điểm hiện tại. Nói rộng hơn, các dữ liệu kinh tế gần đây được công bố ở Trung Quốc đã gây thất vọng trong khi dữ liệu ở Mỹ lại gây bất ngờ khi đi lên".

Ngoài ra, chênh lệch lợi suất ngày càng lớn làm giảm nhu cầu nước ngoài đối với trái phiếu nhân dân tệ nội địa của Trung Quốc, với dữ liệu chính thức mới nhất cho thấy tỷ lệ nắm giữ của các nhà đầu tư nước ngoài đối với trái phiếu này đã giảm trong tháng 7.

Các nhà quan sát thị trường cho biết, tăng trưởng tín dụng sụt giảm và rủi ro giảm phát gia tăng trong tháng 7 đã đảm bảo việc thực hiện nhiều biện pháp nới lỏng tiền tệ hơn để ngăn chặn đà giảm tốc, trong khi rủi ro vỡ nợ tại một số nhà phát triển bất động sản lớn và việc một nhà quản lý tài sản tư nhân chậm thanh toán lãi cũng làm tổn hại niềm tin vào thị trường tài chính Trung Quốc.

Nhưng những kỳ vọng về việc nới lỏng tiền tệ hơn nữa và rủi ro dòng vốn chảy ra ngoài đã gây áp lực khiến đồng nhân dân tệ của Trung Quốc mất giá hơn nữa. Đồng nhân dân tệ đã mất giá khoảng 5,5% so với USD kể từ đầu năm, trở thành một trong những đồng tiền châu Á hoạt động kém nhất.

Eugenia Victorino, người đứng đầu chiến lược châu Á tại SEB cho biết: “PBOC sẽ cần phải làm nhiều hơn nữa để quản lý tốc độ mất giá của đồng nhân dân tệ”.

Tin bài liên quan