Chứng khoán tuần mới: Tích lũy để đón đợt tăng mới

Chứng khoán tuần mới: Tích lũy để đón đợt tăng mới

(ĐTCK) Tuần tới, thị trường vẫn tiếp tục xu thế giằng co và kiểm định lại các ngưỡng hỗ trợ với VN-Index tại mốc 585 điểm và HNX-Index là 85 điểm. Việc đang đi vào những vùng tích lũy sẽ là điều kiện vững chắc cho thị trường đón nhận một đợt tăng mới.

Diễn biến giao dịch chứng khoán tuần qua

Trên sàn HOSE, VN-Index có 3 phiên giảm và 2 phiên tăng. Tính chung cả tuần, VN-Index giảm 7,87 điểm, tương ứng giảm 1,32%, chốt tuần ở mức 586,1 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 94,07 triệu đơn vị/phiên, với tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 1.643,76 tỷ đồng, cùng giảm hơn 15% cả về lượng và giá trị so với tuần trước.

Giao dịch trên HOSE trong tuần qua

Ngày

VN-INDEX

Thay đổi

Khối lượng GD

Giá trị GD

13/3

586,10

-2,43(-0,41%)

97.281.740

1.596.980

12/3

588,53

+1,99(+0,34%)

82.739.692

1.414.440

11/3

586,54

-3,12(-0,53%)

86.316.492

1.565.750

10/3

589,66

+1,22(+0,21%)

105.173.875

1.775.470

9/3

588,44

-5,53(-0,93%)

98.831.480

1.866.170

Tổng

-7,87(-1,32%)

470.343.279

8.218.810

Trong khi đó, trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index có duy nhất 1 phiên tăng ngày 10/3 và 4 phiên giảm. Kết thúc tuần, HNX-Index giảm 1,06 điểm, tương ứng giảm 1,24% đứng ở mức 85,72 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 35,44 triệu đơn vị/phiên và tổng giá trị đạt 496,32 tỷ đồng, giảm 21,56% về lượng và 14,33% về giá trị so với tuần trước.

Giao dịch trên HNX trong tuần qua

Ngày

HNX-INDEX

Thay đổi

Khối lượng GD

Giá trị GD

13/3

85,72

-0,15(-0,17%)

30.918.523

424.320

12/3

85,87

-0,14(-0,17%)

30.424.973

439.060

11/3

86,01

-0,35(-0,41%)

37.882.600

580.030

10/3

86,36

+0,47(+0,54%)

39.901.153

543.540

9/3

85,90

-0,89(-1,03%)

38.078.118

494.650

Tổng

-1,06(-1,24%)

177.205.367

2.481.600

Nhà đầu tư nước ngoài tuần qua giảm mạnh giao dịch trên cả hai sàn và chuyển sang trạng thái bán ròng qua từng phiên.

Tổng cộng tuần qua trên hai sàn, khối ngoại đã bán ròng 6,82 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 293,67 tỷ đồng; trong khi tuần trước mua ròng 16,21 triệu đơn vị, trị giá 234,99 tỷ đồng.

Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên 2 sàn trong tuần

Ngày

Khối lượng

Giá trị (tr.đồng)

Mua

bán

Mua-Bán

Mua

Bán

Mua-Bán

13/3

8.393.492

9.654.468

-1.260.976

256.620

311.040

-54.420

12/3

5.105.100

4.897.260

207.840

140.230

152.020

-11.790

11/3

5.179.812

7.051.236

-1.871.424

191.950

275.740

-83.790

10/3

6.856.970

6.698.440

158.530

266.420

297.900

-31.480

9/3

6.264.000

10.316.930

-4.052.930

345.400

457.590

-112.190

Tổng

31.799.374

38.618.334

-6.818.960

1.200.620

1.494.290

-293.670

Trong đó, khối này mua vào 31,8 triệu đơn vị, trị giá 1.200,62 tỷ đồng và bán ra 38,62 triệu đơn vị, trị giá 1.494,29 tỷ đồng.

Nhận định của công ty chứng khoán

Dòng tiền sẽ tiếp tục phân hóa

CTCK Sài Gòn Hà Nội (SHS)

Thị trường có 1 tuần giao dịch đi ngang quanh các mốc hỗ trợ kỹ thuật. Dòng tiền của khối nội chịu tác động khá mạnh bởi các thông tin tiêu cực liên quan tới việc tăng mạnh giá xăng dầu, dự thảo Thông tư 210 cũng như diễn biến bán ròng trở lại liên tục của khối ngoại.

Trong tuần qua không xuất hiện nhóm các cổ phiếu dẫn dắt. Nhóm ngân hàng, dầu khí, bất động sản thu hút dòng tiền tích cực nhất tuy vậy đà tăng không bền và áp lực bán luôn

thường trực. Điều này cho thấy dòng tiền hiện không có xu hướng hoạt động theo nhóm ngành mà tập trung vào nhóm các mã có thông tin tích cực trong bối cảnh mùa đại hội cổ

đông đang tới và nhiều mã có sự hỗ trợ tích cực từ các thông tin liên quan tới chia cổ tức, kỳ vọng kết quả kinh doanh trong Quý 1, hay như các doanh nghiệp được kỳ vọng có sự cải thiện biên lợi nhuận từ những diễn biến liên quan tới thị trường tiền tệ thế giới. Chúng tôi cho rằng trong tuần tới dòng tiền sẽ tiếp tục có sự phân hóa và nhóm các cổ phiếu vừa nêu sẽ tiếp tục thu hút dòng tiền.

Chúng tôi giữ quan điểm thận trọng trong tuần tới. Nhà đầu tư chỉ nên giữ các mã còn động lực tăng điểm trong danh mục, không nên tiến hành mua đuổi trong các phiên hồi phục, tiếp tục quan sát diễn biến dòng tiền, đặc biệt diễn biến giao dịch của khối ngoại.

Điều chỉnh có thể tiếp diễn nhưng lực bán giảm đáng kể

CTCK MayBank KimEng (MBKE)

Chưa đủ cơ sở để khẳng định quá trình điều chỉnh của thị trường đã kết thúc, dù vậy mức độ quyết liệt của bên bán là không lớn. Xét về trung hạn, chúng tôi nhấn mạnh việc duy trì nhìn nhận xu hướng tăng dành cho thị trường trong giai đoạn Quý 1/2015.

Chúng tôi khuyến khích nhà đầu tư duy trì tỷ trọng cổ phiếu lớn hơn tiền mặt trong giai đoạn hiện nay.

Diễn biến lình xình giằng co

CTCK Bảo Việt (BVSC)

Thị trường có tuần điều chỉnh trên cả 2 sàn với thanh khoản giảm nhẹ và độ rộng thị trường nghiêng về số mã giảm điểm. Nhìn chung áp lực bán ở nhóm cổ phiếu bluechips như GAS, VCB, HPG... tương đối mạnh, xuất phát từ khối ngoại trước khi kéo theo áp lực bán của các nhà đầu tư trong nước và gây ảnh hưởng lớn đến diễn biến thị trường. Khối nhà đầu tư nước ngoài có tuần bán ròng với giá trị tương đối lớn, ở mức xấp xỉ 267 tỷ đồng trên Hose.

Xét về diễn biến chỉ số ngành, ngành giải pháp phần mềm tăng điểm tích cực nhất (+8,43%), trong khi ngành dịch vụ dầu khí (-5,17%) điều chỉnh mạnh. Các thông tin trái chiều trong tuần qua đã khiến thị trường có diễn biến điều chỉnh lình xình, phản ánh tâm lý khá thận trọng của nhà đầu tư.

Thông tin tích cực có liên quan đến động thái điều chỉnh giảm lãi suất của hàng loạt các ngân hàng thương mại kể từ đầu tháng 3 đến nay như Sacombank, Techcombank, Agribank... với mức giảm lãi suất huy động từ 0,2%-0,4% ở các kỳ hạn khác nhau.

Ở chiều ngược lại, thông tin giá xăng, giá điện tăng đã có ảnh hưởng nhất định đến tâm lý nhà đầu tư do những lo ngại về triển vọng lợi nhuận các doanh nghiệp trên sàn có thể bị ảnh hưởng khi chi phí sản xuất kinh doanh tăng.

Mặc dù tác động trong ngắn hạn của thông tin tiêu cực có phần lấn át, tuy nhiên chúng tôi cho rằng trong trung hạn việc lãi suất giảm sẽ giúp dòng tiền nhàn rỗi ưu tiên kênh chứng khoán, qua đó hỗ trợ cho xu hướng hồi phục của thị trường.

Diễn biến lình xình giằng co của thị trường mang lại cơ hội lướt sóng cho các nhà đầu tư kinh nghiệm, mua vào ở những phiên thị trường giảm và bán ra khi 2 chỉ số tăng điểm. Tuy nhiên việc lướt sóng có thể mang lại khá nhiều rủi ro và chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư nên khống chế các hoạt động trading ở một tỷ trọng hợp lý. Mục đích chính của chiến lược này nên tập trung vào việc kéo giảm bình quân giá vốn cho các vị thế nắm giữ trung hạn.

Thị trường đang tiến gần đến các ngưỡng hỗ trợ

CTCK Rồng Việt (VDSC)

Thị trường tiếp tục giảm nhẹ với thanh khoản ở mức thấp và các chỉ báo kỹ thuật cũng có phần kém tích cực. Thị trường đang tiến gần tới việc kiểm định các ngưỡng hỗ trợ nên nhà đầu tư cần theo dõi thêm diễn biến trong các phiên tiếp theo.

Nhiều khả năng sẽ tăng điểm

CTCK MaritimeBank (MSBS)

VN-index đi ngang tích lũy quanh mốc 585 điểm, MA200 làm tốt vai trò kênh hỗ trợ trong tuần. Dòng tiền tuần qua chưa thực sự sẵn sàng để thị trường có thể tăng mạnh vượt mốc 600 điểm, tuy nhiên kịch bản giảm sâu đã không xảy ra, thay vào đó VN-index chỉ biến động quanh mốc 585 điểm với lực đỡ luân phiên nhau ở các nhóm cổ phiếu dầu khí, ngân hàng, nhóm cổ phiếu midcap cơ bản…

Theo dõi cụm nến ngày trong những phiên gần đây và đặc biệt là phiên giao dịch cuối tuần thì nhiều khả năng thị trường sẽ tăng trở lại vào tuần tới. Thứ 2 thị trường tăng điểm và đà tăng có thể diễn biến ngay trong những phút đầu giao dịch. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn khuyến nghị nhà đầu tư thận trọng trước khi thị trường có những tín hiệu rõ nét hơn.

Các chỉ số tiếp tục kiểm định lại các mốc hỗ trợ

CTCK MB (MBS)

Sau phiên giảm điểm cuối tuần ngày 13/3, chỉ số thị trường lại tiệm cận mốc hỗ trợ 585 điểm với VN-Index và 85 điểm với HNX-Index một lần nữa. Với tình trạng chưa có thông tin nào tác động mạnh tới thị trường như hiện nay, các chỉ số sẽ tiếp tục kiểm nghiệm lại các mốc hỗ trợ này. Chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế giao dịch, chờ đợi tín hiệu thị trường trong các phiên kiểm nghiệm mốc hỗ trợ sắp tới.

Đang đi vào vùng tích lũy

CTCK BIDV)

Sự thiếu vắng lực cầu của khối ngoại rõ ràng là một trong những lý do khiến thị trường chung giao dịch khá ảm đạm. Mặc dù thị trường sắp bước vào giai đoạn có nhiều tin tức tốt, lực cầu nội vẫn chưa đủ mạnh để dẫn dắt được thị trường. Tuy vậy, như chúng tôi đã đề cập, thị trường nói chung và phần lớn các cổ phiếu nói riêng đều biến động nhẹ và đang đi vào vùng tích lũy sau khi kết thúc quá trình điều chỉnh. Về mặt kỹ thuật, đây là điều kiện cần có để tạo nền tảng vững chắc cho một đợt tăng mới.

Nhà đầu tư tiếp tục nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức cao và tích lũy thêm các cổ phiếu trong những phiên giảm điểm. Chúng tôi cho rằng giai đoạn tích lũy hiện nay là cơ hội để mua thêm các cổ phiếu có kỳ vọng KQKD quý 1 khả quan hoặc có tỷ lệ cổ tức cao.

Tin bài liên quan