Chuỗi dự án khí điện Lô B được yêu cầu đàm phán dứt điểm, không để chậm trễ

0:00 / 0:00
0:00
Nếu không trao thầu EPCI trước 1/8/2023 thì có khả năng nhà thầu không thể thực hiện được các cam kết trong bản chào thầu, bao gồm: tiến độ có dòng khí đầu tiên vào cuối 2026, giá trị gói thầu và khả năng triển khai dự án.
Trung tâm nhiệt điện Ô Môn sẽ có 4 nhà máy dùng khí được khai thác từ lô B. Hiện tại mới có Nhà máy điện Ô Môn 1 đi vào hoạt động.

Trung tâm nhiệt điện Ô Môn sẽ có 4 nhà máy dùng khí được khai thác từ lô B. Hiện tại mới có Nhà máy điện Ô Môn 1 đi vào hoạt động.

Ngày 7/8, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính liên quan tới việc triển khai chuỗi dự án khí Lô B.

Theo đó, Thủ tướng vừa giao Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Công Thương, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và các cơ quan liên quan xử lý dứt điểm để có quyết định đầu tư cuối cùng (FID) và triển khai Dự án khí lô B đúng kế hoạch tiến độ, bảo đảm hài hòa lợi ích các bên.

Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch HĐTV và Tổng giám đốc Petrovietnam khẩn trương chỉ đạo, thực hiện đàm phán dứt điểm để có quyết định đầu tư cuối cùng (FID) và triển khai dự án khí Lô B đúng kế hoạch tiến độ, quy định, đảm bảo hài hòa lợi ích các bên. Đề nghị thực hiện khẩn trương, không để chậm trễ, kéo dài gây phát sinh khó khăn, phức tạp.

Trước đó, ngày 5/8, Văn phòng Chính phủ cũng có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan, kiểm tra và xử lý đúng quy định về tình hình triển khai chuỗi dự án khí lô B. Trường hợp có nội dung cần xử lý vượt thẩm quyền, báo cáo Chính phủ.

Các chỉ đạo của Thủ tướng và Phó thủ tướng về chuỗi dự án khí Lô B trong vài ngày qua có xuất phải từ việc ngày 31/7/2023, Công ty MOECO của Nhật Bản - nhà đầu tư góp vốn trong dự án khí Lô B và đường ống khí Lô B - đã có thư khẩn báo cáo tình hình triển khai chuỗi Dự án khí Lô B. gửi tới nhiều cơ quan, đề nghị sớm giải quyết một số kiến nghị của chuỗi dự án khí - điện Lô B có quy mô lên tới 30 tỷ USD.

Theo MOECO, nhà thầu EPCI (gói thầu quan trọng nhất của dự án Thượng nguồn) đã thông báo về khả năng những tác động “không mong muốn” đối với Dự án do chậm trễ trao thầu.

Theo nhà thầu, nếu không trao thầu EPCI trước 1/8/2023 thì có khả năng họ không thể thực hiện được các cam kết trong bản chào thầu (bao gồm: tiến độ có dòng khí đầu tiên vào cuối 2026, giá trị gói thầu và khả năng triển khai dự án).

Đáng nói là hiện các bên đã không đạt được thống nhất về điều kiện FID của các đối tác nước ngoài, cụ thể là tại thời điểm FID phải có cam kết tiêu thụ khí của ít nhất 3 nhà máy điện kèm theo thời điểm nhận khí của các nhà máy này.

MOECO cũng cho hay, nếu vấn đề cam kết tiêu thụ khí vẫn không được giải quyết, Dự án không thể đưa ra quyết định FID và trao thầu EPCI, cũng như không thể ra quyết định trao thầu hạn chế cho phép nhà thầu EPCI thực hiện trước một số hạng mục công việc cần thiết để giữ mốc tiến độ có dòng khí đầu tiên cuối năm 2026.

Hồi tháng 7, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Chính phủ về việc tháo gỡ các vướng mắc và thúc đẩy tiến độ cho chuỗi dự án. Trong đó nhấn mạnh đến nghĩa vụ bao tiêu khí thượng nguồn phải được cụ thể hóa, chuyển thành sản lượng điện tương ứng trong hợp đồng mua bán điện của các nhà máy điện sử dụng khí Lô B.

“Việc đàm phán, thống nhất các nội dung cụ thể của hợp đồng mua bán khí hoàn toàn phụ thuộc trách nhiệm của MOECO, Petrovietnam và các bên liên quan tham gia chuỗi dự án”, Bộ Công thương nhận xét.

Tin bài liên quan