Sau phiên tăng ấn tượng cuối tuần, NĐT kỳ vọng vào xu hướng tăng của thị trường sẽ tiếp tục trong tuần mới

Sau phiên tăng ấn tượng cuối tuần, NĐT kỳ vọng vào xu hướng tăng của thị trường sẽ tiếp tục trong tuần mới

CK tuần mới: Kỳ vọng sóng tăng sẽ tiếp tục

(ĐTCK-online) Diễn biến giao dịch đầy hứng khởi trong phiên cuối tuần đã dấy lên hy vọng của giới đầu tư về xu hướng đi lên của thị trường. Với các CTCK, tuy có mức độ thận trọng khác nhau, nhưng nhìn chung các CTCK đều cho rằng, đà tăng có thể sẽ kéo dài sang tuần sau.

Kết thúc tuần giao dịch từ 24/10/2011 đến 28/10/2011, trên sàn HOSE có 4 phiên tăng và 1 phiên giảm. Nếu so với phiên cuối tuần trước, chỉ số VN-Index đã tăng 11,04 điểm (+2,69%) khi đóng cửa tuần ở mức 422,07 điểm. Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh cả tuần đạt 126.859.140 đơn vị, tăng 8,95% so với tuần trước. Tổng giá trị giao dịch cả tuần đạt hơn 2.206 tỷ đồng, tăng 12,13%.

HOSE - Tổng hợp kết quả giao dịch tuần qua

Ngày

 Số GD

 VN
Index

+/-
(%)

 KLGD

+/-
(%)

 GTGD
(tỷ)

 +/-
(%)

24/10/11

 14.478

 414,46

 0,83

 20.777.110

 (28,73)

 323,37

 (34,07)

25/10/11

 13.413

 409,38

 (1,23)

 20.526.540

 (1,21)

 339,88

 5,11

26/10/11

 13.119

 412,10

 0,66

 24.153.990

 17,67

 522,98

 53,87

27/10/11

 13.003

 414,75

 0,64

 20.400.170

 (15,54)

 325,99

 (37,67)

28/10/11

 22.273

 422,07

 1,76

 41.001.330

 100,99

 693,78

 112,82

Tổng

 76.286

 11,04

 2,69

 126.859.140

 8,95

 2.206

 12,13

 

Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index có 2 phiên tăng và 3 phiên giảm. Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số HNX-Index dừng lại ở mốc 69,94 điểm, tăng 0,81 điểm so với cuối tuần trước đó (+1,17%). Tổng khối lượng giao dịch báo giá cả tuần đạt 130.029.595 đơn vị, tăng 10,22% so với tuần trước. Tổng giá trị giao dịch cả tuần đạt hơn 1.430,24 tỷ đồng, tăng 7,95%.

HNX - Tổng hợp kết quả giao dịch tuần qua

Ngày

 Số GD

HNX
Index

+/-
(%)

 KLGD

+/-
(%)

 GTGD
(tỷ)

+/-
(%)

24/10/11

 12.006

 68,43

 (1,01)

 24.860.600

 (18,79)

 270,68

 (24,92)

25/10/11

 11.157

 67,72

 (1,04)

 20.557.900

 (17,31)

 234,57

 (13,34)

26/10/11

 10.083

 67,97

 0,37

 19.244.900

 (6,39)

 217,70

 (7,19)

27/10/11

 8.833

 67,78

 (0,28)

 16.483.895

 (14,35)

 202,34

 (7,06)

28/10/11

 20.818

 69,94

 3,19

 48.882.300

 196,55

 504,95

 149,56

Tổng

 62.897

 0,81

 1,17

 130.029.595

 10,22

 1.430,24

 7,95

 

Trong tuần, khối ngoại bất ngờ mua ròng trở lại sau một tuần bán ròng mạnh trên cả hai sàn trước đó. Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 20,08 tỷ đồng trên HNX và mua ròng 125,17 tỷ đồng trên HOSE.

Trong đó, họ đã mua vào 3.562.200 cổ phiếu trên HNX (trị giá 41,28 tỷ đồng) và bán ra 1.737.900 cổ phiếu (trị giá 21,20 tỷ đồng). Trên sàn HOSE, họ mua vào 16.269.090 cổ phiếu (trị giá 551,41 tỷ đồng) và bán ra 13.834.068 cổ phiếu (trị giá 426,24 tỷ đồng).

 CK tuần mới: Kỳ vọng sóng tăng sẽ tiếp tục ảnh 1

Nhận định của các CTCK

CTCK Sài Gòn (SSI): VN-Index có thể tiếp tục tăng điểm trong tuần tới

Phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index có phiên hồi phục thứ 3 tăng điểm mạnh vượt đỉnh của sóng ngắn hạn trước đó. Phiên tăng điểm đột biến cùng khối lượng tăng cao mà chúng tôi mong chờ đã diễn ra trong phiên giao dịch hôm nay. Cây nến ngày tạo nến Long White Candle vượt qua đỉnh mới thiết lập của phiên giao dịch đầu tuần, khối lượng giao dịch tăng mạnh đột biến ở mức hơn 36,27 triệu đơn vị, vượt mạnh hơn 100,78% so với phiên giao dịch trước đó.

Phiên tăng điểm đột phá vào phiên giao dịch cuối tuần đã tạo đà cho VN-Index có được tiếp tục xu hướng tích cực cho sóng hồi phục hiện tại. Chúng tôi cho rằng VN-Index có thể tiếp tục tăng điểm trong tuần tới, vùng 437- 440 điểm sẽ là kháng cự ngắn hạn cho VN-Index chinh phục. Nhà đầu tư trung và dài hạn có thể tiếp tục mua vào ở các vùng giá thấp trong phiên. Đối với nhà đầu tư ngắn hạn chắc chắn đã nhập cuộc trong phiên giao dịch khối lượng ấn tượng hôm nay. “Lướt sóng cùng chứng khoán” đó là câu nói được nghe khá nhiều vào hết phiên giao dịch hôm nay.

 

CTCK EuroCapital (ECC): Tín hiệu kỹ thuật xác nhận khả năng tăng trong ngắn hạn

Những tín hiệu kỹ thuật đã cung cấp những tín hiệu chính xác về khả năng tăng trở lại của chỉ số trong ngắn hạn. Các tín hiệu này được hỗ trợ từ hàng loạt những diễn biến tích cực như CPI tháng 10 ở mức thấp, tỷ giá tự do giảm mạnh, thanh khoản hệ thống NHTM ngắn hạn được hỗ trợ mạnh từ NHNN và thị trường chứng khoán thế giới tăng mạnh trước kỳ vọng giải cứu Hy Lạp.

Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý những vấn đề nội tại của nền kinh tế chưa được giải quyết, bản chất dòng tiền dành cho chứng khoán, bất động sản vẫn theo hướng thu hẹp. Đồng thời, tình hình sản xuất trong nước đang thật sự khó khăn với sự đổ vỡ của nhiều doanh nghiệp. Trực tiếp liên quan tới thị trường đó là vấn đề nợ xấu của các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, NHTM. Áp lực thu hồi vốn luôn thường trực khiến lượng cung luôn sẵn sàng gia tăng là một trong các lý do khiến xu hướng tăng khó hình thành.

Như vậy, trong ngắn hạn (từ 1 tới 2 phiên tới), chúng tôi vẫn lạc quan về biến động thị trường với khả năng đạt vùng kháng cự (70,5 - 71 điểm với HNX-Index, 430 điểm với VN-Index) khá cao, thậm chí hai chỉ số có thể đạt tới vùng kháng cự cao hơn. Nhưng chúng tôi tiếp tục giữ quan điểm đây chỉ là một sóng điều chỉnh tăng trong xu hướng giảm giá. Do đó, chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư đã mua vào trong những phiên vừa qua cân nhắc bán ra hiện thực hóa lợi nhuận trong tuần giao dịch tới.

 CK tuần mới: Kỳ vọng sóng tăng sẽ tiếp tục ảnh 2

CTCK ACBS: Thời điểm thích hợp cho nhà đầu tư lướt sóng

Thị trường chứng khoán thế giới phục hồi mạnh sau khi các nhà lãnh đạo châu Âu thông qua gói cứu trợ để giải cứu tình hình nợ công khu vực đồng Euro, kéo thị trường chứng khoán Việt Nam bật tăng mạnh mẽ. Thanh khoản tăng mạnh trên cả hai sàn trong phiên giao dịch ngày thứ sáu, cho thấy lực cầu đang tăng mạnh.

Đáng chú ý, Tài chính là nhóm có mức tăng trưởng cao nhất trên sàn thành phố trong tuần vừa qua, với mức tăng trưởng gần 4,9%. Trong khi đó, Dầu khí và Công nghiệp chỉ xếp ở vị trí thứ 2 và thứ 3 với kết quả tương ứng là 3,56% và 2,14%. Ba ngành giảm điểm trên sàn HSX là ngành Tiện ích (-0,44%), Y tế (-1,79%) và Dịch vụ (-4,64%).

Trên sàn Hà nội, Tiện ích là ngành giảm điểm duy nhất, mất 0,33%. Trong 9 ngành còn lại thì Công nghệ (+5,75%), Dịch vụ (+4,26%) và Dầu khí (+3,48%) là những ngành có mức tăng trưởng tốt nhất trong tuần.

Về mặt phân tích kỹ thuật, chỉ số VN-Index hiện nay đã phá vỡ ngưỡng kháng cự 415-420 nên có nhiều khả năng sẽ quay về 435-440. Trong khi đó, chỉ số HNX-Index nếu muốn phá vỡ ngưỡng 70 và tiếp tục tăng thì khối lượng giao dịch cần duy trì ở mức cao. Đây là thời điểm thích hợp cho nhà đầu tư lướt sóng. Đối với nhà đầu tư dài hạn, chúng tôi tiếp tục khuyến nghị giải ngân.

 

CTCK Rồng Việt (VDSC): Những phiên tăng điểm là cơ hội thoát hàng hơn là mua vào

Mặc dù biên độ mở rộng, thanh khoản tăng trở lại, nhưng diễn biến phiên cuối tuần cho thấy sự bất thường đột ngột. Để giải thích cho hiện tượng này có thể đến từ chuỗi dài liên tiếp VN-Index mất điểm và giao dịch lình xình, NĐT đặt kỳ vọng lớn vào sự hồi phục trở lại của thị trường. Tuy vậy, tình hình chung vẫn thiếu những thông tin tích cực để hỗ trợ cho sự tăng trưởng bền vững. Trong lịch sử giao dịch cũng đã có nhiều phiên tăng mạnh bất ngờ, nhưng đi theo sau đó là sự điều chỉnh ngay lập tức, do đó, những phiên tăng điểm sắp tới có thể chỉ diễn ra tạm thời.

Giao dịch có cải thiện, nhưng diễn biến bất ngờ và đột biến tạo ra sự hoài nghi lớn cho khả năng hồi phục thật sự. Bên cạnh đó, thị trường thiếu vắng những động lực thật sự từ vĩ mô, lực mua hôm nay vẫn chủ yếu là NĐT trong nước, dòng vốn ngoại vẫn còn khá lãnh đạm với chứng khoán. Quan điểm đầu tư thận trọng vẫn được chúng tôi khuyến nghị, những phiên tăng điểm là cơ hội thoát hàng hơn là mua vào.

 CK tuần mới: Kỳ vọng sóng tăng sẽ tiếp tục ảnh 3

CTCK Bảo Việt (BVS): Sóng tăng ngắn hạn có thể tiếp tục

Ngày thứ 5 nhảy vọt của chứng khoán thế giới đã tác động mạnh đến tâm lý của nhà đầu tư trong nước. Động thái mua dứt khoát ở nhóm cổ phiếu dẫn dắt sàn Hà Nội đã gạt bỏ những nghi ngờ và kích thích dòng tiền đầu cơ trở lại mạnh mẽ.

Diễn biến đầy bất ngờ của phiên tăng điểm hôm nay đặt nhiều nhà đầu tư vào trạng thái hoài nghi. Khá nhiều quan điểm cho rằng thị trường nội độc lập tương đối với diễn biến của thế giới nên cơ sở tăng điểm của chứng khoán thế giới nhiều khả năng không có tác động lâu dài với chứng khoán nội.

Tuy nhiên, chúng tôi lại nghĩ rằng phiên tăng điểm hôm nay có cơ sở là xu hướng giảm đã suy yếu và thị trường đã sẵn sàng cho một kịch bản đảo chiều trong tương lai gần. Ngày thứ 5 nhảy vọt của thế giới xuất hiện khá trùng hợp đã trở thành cái cớ cho một phiên đảo chiều sớm. Khối lượng khớp lệnh tăng đột biến và biên độ giá mở rộng đột ngột cũng cho thấy ý đồ đánh lên khá rõ ràng của dòng tiền đầu cơ, bỏ qua giai đoạn tích lũy thông thường. Chúng tôi cũng cho rằng giá cổ phiếu có thể tiếp tục một sóng tăng ngắn hạn sau phiên giao dịch hôm nay.

Phiên tăng giá mạnh ngày ngày thứ 6 khiến cho cây nến của cả tuần tích cực ngoài mong đợi. Xuất hiện tại những điểm có tính quyết định của mẫu hình đảo chiều, phần lớn những cây nến này có bóng dưới khá dài hàm ý thắng thế của bên mua. Một số mã tích cực hơn khi duy trì được đà tăng (đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước).

Dựa vào hàm ý đo của các mẫu hình đảo chiều và tỷ lệ Fibonacci giữa các sóng tăng, chúng tôi kỳ vọng sóng tăng này có thể kéo dài trung bình từ 20-25% mức giá hiện tại. Nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục giải ngân khi có cơ hội.

 

CTCK FPTS: Tăng điểm nhưng rủi ro T+4 vẫn khá lớn

Sau ba phiên tăng điểm liên tiếp, VN-Index đã bắt đầu những tín hiệu tích cực hơn về xu hướng thị trường so với những phiên giao dịch trước.

Mặt khác, diễn biến của VN-Index trong vài phiên gần đây đang cho thấy những nét tương đồng với diễn biến thị trường trong giai đoạn chân sóng tăng vào cuối tháng 8. Sau một khoảng thời gian dài diễn biến ảm đạm với tâm lý đầu tư thận trọng, thanh khoản thị trường bất ngờ được cải thiện đáng kể đi kèm với những phiên phục hồi mạnh. Theo đó, khả năng thị trường đang dần hình thành một xu hướng tăng điểm ngắn hạn là có thể xảy ra.

Tuy nhiên, bối cảnh vĩ mô trong giai đoạn hiện tại cũng chứa đựng nhiều sức ép hơn so với giai đoạn trước do tình hình tỷ giá, thị trường vàng trở lại biến động theo chiều hướng tiêu cực. Diễn biến thị trường sẽ tiếp tục cần phải được kiểm chứng và cần nhiều yếu tố hỗ trợ hơn nữa để có thể hình thành một xu thế tăng điểm thực sự.

FPTS dự báo phiên giao dịch đầu tuần sau, VN-Index có thể sẽ tiếp tục tăng điểm nối tiếp diễn biến phiên giao dịch 28/10 nhưng rủi ro T+4 vẫn khá lớn với nhà đầu tư ngắn hạn.

 

CTCK VNDirect (VND): Nhà đầu tư có thể tự tin giải ngân

Sau 2 phiên lưỡng lự trước cơ hội hình thành W, thị trường đã thể hiện một xu hướng quyết đoán hơn. Trong nhiều bản tin trước, chúng tôi luôn giữ quan điểm thận trọng và khuyến nghị nhà đầu tư chỉ mua vào trong trường hợp xuất hiện sự đồng thuận tăng của cả giá và thanh khoản. Điều đó đã xuất hiện trong phiên ngày hôm nay khi khối lượng giao dịch của cả hai sàn quay về mặt bằng hồi giữa tháng 8, đầu tháng 9 và HNX-Index xuất hiện một cây nến trắng dài, vượt đỉnh W trước (phiên 21/10). Các tín hiệu kỹ thuật đều được cải thiện đáng kể, ủng hộ cho một kịch bản tích cực cho thị trường.

Chúng tôi đã khuyến nghị nhà đầu tư thoát hết trạng thái cổ phiếu từ bản tin ngày 15/9 và kiên nhẫn chờ đợi thị trường. Phần thưởng cho sự kiên nhẫn đó cho đến nay là rất lớn, nhà đầu tư có thể tự tin giải ngân khi thị trường đã khẳng định tín hiệu tích cực như phiên 28/10”.

 

CTCK Woori CBV: Rủi ro cao cho nhà đầu tư lướt sóng

Mốc hỗ trợ xoay quay 400 điểm đối với chỉ số VN-Index đã tỏ ra khá hiệu quả khi chỉ số này cố gắng tạo một nền tăng giá bởi một số phiên dao động hẹp xung quanh mốc này.

Như chúng tôi đã đề cập trong bản tin trước, nếu như phiên 28/10 gia tăng mạnh ở cả 2 sàn kèm thanh khoản tăng, thì chỉ số VN-Index có khả bứt phá để tạo mô hình vai đầu vai đảo ngược ngắn hạn. Và chúng tôi kỳ vọng đợt gia tăng này sẽ đủ T+4 nhờ lực đỡ tăng giá trước đó.

Với diễn biến được xác nhận như trên, nhà đầu tư lướt sóng có khả năng chịu rủi ro cao có thể cân nhắc giải ngân 20% tài khoản với mục tiêu ngắn hạn.