Cho dù thị trường đã có sự hồi phục trở lại mốc 580 điểm sau hai phiên sụt giảm sâu, nhưng dường như đó chưa phải là cái đích cuối cùng. Lực bán phiên cuối tuần qua (18/4) mới thực sự khiến NĐT hoảng loạn, có lẽ rất nhiều NĐT không còn đủ tỉnh táo để đưa ra quyết định. Nhìn lại thị trường chỉ với 3 phiên giảm mạnh đã xóa sạch những gì mà thị trường đã gây dựng trong cả tháng 3. Nhưng điều đau lòng với NĐT có lẽ là mức lợi nhuận sụt giảm quá nhanh, có người gần như mất hết thành quả cả năm, có người âm cả vào vốn. Vấn đề này đã và đang làm cho nhiều NĐT chưa biết nên hành động ra sao.
Đã có nhiều phán đoán và lý giải vì sao thị trường sụt giảm, nhưng dường như đến nay, câu trả lời logic nhất vẫn chưa có. Liệu có phải là sự điều chỉnh kỹ thuật sau khi thị trường không vượt qua vùng đỉnh cao? Cũng không hẳn, bởi nếu chỉ là nhịp điều chỉnh kỹ thuật thì rất hiếm khi nó diễn ra quá nhanh và quá mạnh như vậy.
Đã có những nghi ngờ rằng, đây là cuộc “đánh xuống” có chủ đích. Nếu theo dõi sát sao diễn biến của thị trường, chúng ta có thể cảm nhận được điều này là có lý. Bởi ở những nhịp giảm trước, rất ít khi thấy những lệnh bán các cổ phiếu cả tốt lẫn xấu một cách “ngọt” đến vậy. Giả sử thị trường có thông tin vô cùng xấu, đó là điều dễ hiểu, nhưng ở đây, thông tin như vậy lại không thấy xuất hiện. Vậy thì đánh xuống làm gì ngoài mục đích là mua gom hay tạo lập một cuộc chơi mới? Nếu đúng như vậy, cú tạo lập lần này bên đánh xuống phải trả một cái giá khá đắt, điều đó rõ ràng đang ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của NĐT.
Nhưng ngược lại, câu hỏi với những NĐT đang nắm giữ cổ phiếu cơ bản, không chịu quá nhiều áp lực về tài chính, thì áp lực nào khiến họ cũng có động thái bán ra? Có lẽ, đó là việc thị trường sụt giảm quá nhanh và mạnh, làm tài sản bốc hơi nhanh chóng là nguyên nhân khiến họ trở nên mất đi sự tự tin và lý trí. Hành động theo thị trường, liệu đó có phải là đúng đắn và không khó hiểu vì sao TTCK Việt Nam dễ bị dẫn dắt đến vậy.
Nhìn lại năm 2013 và lịch sử những lần sụt giảm kiểu này, chúng tôi cho rằng, thị trường nhiều khả năng sẽ xuất hiện một nhịp giảm nữa. Có nghĩa, ngay đầu tuần này, áp lực đó sẽ xuất hiện, trước khi lực bắt đáy mạnh diễn ra giúp cho chỉ số co hẹp mức độ giảm điểm.
Ở phiên 18/4, theo quan sát của chúng tôi, áp lực giảm sâu chủ yếu rơi vào nhóm cổ phiếu thị giá thấp, trong khi ở nhóm blue-chip, lực bán đã có dấu hiệu giảm. Đây sẽ là lực đỡ cho thị trường ở những phiên tới, trong khi đó, những nhóm cổ phiếu thị giá thấp vẫn chưa hết áp lực giảm giá. Nếu như điều này là đúng thì thị trường về cơ bản sẽ trở nên cân bằng hơn. Ở giai đoạn này, thanh khoản thị trường sẽ yếu đi, dòng tiền lo ngại rủi ro chưa vội mạo hiểm quay lại, cũng bởi kỳ nghỉ lễ dài sắp diễn ra. Vì thế, thị trường có thể trải qua những ngày giao dịch cuối tháng 4 theo chuỗi đi ngang nhiều hơn.
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Thanh
Tôi đã bán hết cổ phiếu cách đây 3 tuần giờ đang đợi cơ hội mua vào. đây là bài học rút kinh nghiệm sâu sắc cho không ít nhà đầu tư đặc biệt là NĐT nhỏ lẽ. điệp khúc tăng nhanh, xuống càng nhanh bất kể thông tin tốt, xấu đã trở thành quen thuộc trên TTCK Việt Nam. Nhưng NĐT vẫn chưa rút ra được bài học. có lẽ lòng tham và tâm lý bầy đàn đã điều khiển lý trí của họ.
Thích Trả lời
Lương Nguyên
Thị trường bị đánh xuống tất cả là tại NĐT trong nước, Tâm lý bầy đàn còn chi phối qua mạnh, hễ động một tý là đua nhau chạy trối chết, như vậy chỉ tổ làm giàu cho các nhà ĐT lớn, chờ xuống gom vào, đủ rồi thì đẩy lên cho các nhà đầu tư nhỏ ôm trọn gói. Điệp khúc như vậy mà thu lời: Hỡi các nhà ĐT nhỏ: Hãy Tỉnh Táo đừng đua nhau chạy mà dẫm đạp nhau mà chết!
Thích Trả lời
Mh
NĐT Việt nam quả thật đầu tư không chuyên nghiệp . Nếu chứng khoán phái sinh có ra đời mà vẫn như thế này thì thảm họa hơn nữa . Hãy xem NĐT nước ngoài , phải công nhận rất bài bản và kinh nghiệm , trong khi ta bỏ chạy , họ lại mua vào. Cùng là NĐT sao thấy khác biệt quá ! . NĐT Việt lại rất tham lam , vốn tự có chưa thỏa mãn , lại dùng vốn vay , đến lúc margin call thì mất nhiều lắm . Nên bớt lòng tham lại . Sự tháo chạy vừa qua của TTCK Việt , chỉ có thể giải thích được bỡi tính phi logic của TTCK - Sự tự sát hàng loạt như kiểu bầy đàn ngoài tự nhiên , mặc dù chả có nguyên nhân gì . Ai đang nắm giử CP mạnh như bluechip , bằng vốn của mình sao lại phải bán ?
Thích Trả lời