Ảnh minh họa: Đức Thanh.

Ảnh minh họa: Đức Thanh.

Cơ hội với cổ phiếu dệt may

Gần đây, một loạt các DN thuộc ngành dệt may đã tiến hành phát hành CP (IPO) và niêm yết. Là một trong những lĩnh vực xuất khẩu chủ đạo, dệt may được kỳ vọng nhiều khi VN gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) với rào cản quota được dỡ bỏ

 

"Ra trận" IPO

Chỉ tính riêng 3 tháng gần đây đã có 4 DN thuộc ngành dệt may tiến hành IPO: CTCP dệt gia dụng Phong Phú; CTCP dệt vải Phong Phú; TCty May Việt Tiến và TCty Dệt - May HN. Sắp tới sẽ có 2 Cty dệt may (Cty TNHH nhà nước một thành viên Dệt Nam Định và Nhà máy dệt Tân Tiến) cũng tiến hành đấu giá vào tháng 11.2007. Có 2 nguyên nhân của hiện tượng này:

 

Thứ nhất, các DN đã thực hiện IPO đều là các TCty nhà nước và các thành viên thuộc TCty nhà nước. Việc CPH các DN trên nằm trong tiến trình  cải cách các DNNN nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DN này. Thực tế thì việc CPH các Cty con trong mô hình tập đoàn - Cty mẹ con đã "buông" dần các DN con làm ăn không hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh trong nội bộ ngành và năng lực quản trị của Cty mẹ.

 

Thứ hai, có thể nói đây là thời điểm IPO thuận lợi. Không kể đến các CP mới chào sàn liên tục tăng chóng mặt, thì dễ dàng thấy các cuộc IPO thời gian vừa qua đã thu được thành công lớn. Nhìn từ kết quả đấu giá của TCty May Việt Tiến với 666 NĐT tham gia đấu giá, mức giá đấu thành công bình quân là 36.618 đồng/cổ phần và thặng dư vốn đạt 266,18% so với giá trị cổ phần đấu giá là những con số rất ấn tượng. Có thể, đây sẽ là sự khởi đầu cho thành công của các đợt IPO của các DN dệt may sắp tới.

 

Tình hình kinh doanh

Mặc dù năm 2005 và năm 2006 là hai năm rất khó khăn đối với ngành dệt may VN do bị hạn chế hạn ngạch XK vào thị trường Hoa Kỳ, phải cạnh tranh quyết liệt với hàng NK từ Trung Quốc và các nước trong  khu vực nhưng ngành dệt may VN vẫn tăng trưởng và đạt được kết quả cao.

 

TCty Dệt - May Việt Tiến năm 2006 doanh thu thuần (DTT) đạt trên 1.229 tỉ đồng, so với năm 2005, mức thực hiện năm 2006 đã tăng hơn 16,83%. Với việc DTT tăng trưởng khá cao, lợi nhuận sau thuế của Cty cũng tăng gần 2,5 lần năm 2005, đạt 40 tỉ đồng. Hai Cty: XN vải Phong Phú và XN khăn Phong Phú thuộc TCty Phong Phú tăng trưởng khá mạnh. Lợi nhuận trước thuế năm 2006 của XN vải tăng 42,52%; XN khăn tăng 43,44% so với năm 2005. Dự kiến cuối năm 2007 lợi nhuận trước thuế của hai Cty này sẽ tăng khoảng 20%... Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 9 tháng đầu năm 2007 tăng trưởng mạnh đạt 5,8 tỉ USD, dự kiến con số này cuối năm 2007 sẽ đạt 7,5 tỉ USD.

 

Hiện tại có 3 DN niêm yết đang giao dịch trên SGDCK TPHCM và TTGDCK HN đó là: CTCP sản xuất thương mại May Sài Gòn (GMC); CTCP may Phú Thịnh - Nhà Bè  (NPS) và CTCP dệt may Thành Công (TCM). Quy mô vốn điều lệ của các DN này lần lượt là  GMC: 22,75 tỉ; NPS: 10,59 tỉ và TCM: 189,82 tỉ. Trong khi May Việt Tiến là 230 tỉ, Dệt may HN là 205 tỉ và Dệt Tân Tiến là 96,7 tỉ đồng. Doanh thu thuần năm 2006 của GMC đạt khoảng 233 tỉ; NPS đạt 35,1 tỉ ; và TCM đạt khoảng 1.033 tỉ đồng.

 

Việc gia nhập WTO mang lại nhiều cơ hội phát triển cho ngành dệt may, mọi hạn chế về quota vào  Hoa Kỳ bị xoá bỏ, thị trường "bế quan toả cảng" đối với hàng VN XK sang thị trường Nam Mỹ cũng phải có chính sách giảm thuế quan. Các sản phẩm dệt may trong tương lai sẽ thâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường quốc tế. CP dệt may đang là kỳ vọng của nhà đầu tư. 

 

Bảng so sánh doanh thu và lợi nhuận năm 2006
Đơn vị: Tỉ đồng
 

Chỉ tiêu

Doanh thu thuần 

LNST 

LNST/DTT (%) 

ROE (%) 

ROA (%) 

May Việt Tiến

1.229,030    

40,000 

3.25 

17.62        

4.87 

Dệt may Hà Nội

1,579,817 

8535* 

0.54 

3.4 

0.8 

Dệt Tân Tiến 

54,890 

483 

0.88 

 

 

TCM

1,033,001 

25,357

 11.01

 22.05

7.35

GMC

223,150

9,720

 4.36

 24.47

8

NPS

35,100

2,900 

8.26 

14.55 

11.91 


(*) Lợi nhuận trước thuế