"Cô nàng" sư tử nóng bỏng bị 7 anh chàng sư tử đực theo đuổi phải nhảy lên cây chạy trốn

"Cô nàng" sư tử nóng bỏng bị 7 anh chàng sư tử đực theo đuổi phải nhảy lên cây chạy trốn

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Hậu quả của việc mất cân bằng giới tính trong xã hội loài sư tử dường như đang trở nên khá nghiêm trọng.

Trong họ nhà mèo, sư tử là loài có thân hình to lớn thứ hai xếp sau hổ và là loài duy nhất sống theo hình thái tổ chức xã hội gồm gia đình và bầy đàn.

Một bầy sư tử sẽ có số lượng từ 10 - 40 con, bao gồm nhiều con đực trưởng thành, sư tử cái và các con của chúng. Bầy sư tử càng đông thành viên thì càng có nhiều uy thế cũng như nhiều sư tử đực thì càng có nhiều sức mạnh.

Có thế nói, giống như một đại gia đình, một bầy sư tử do một con sư tử đực khoẻ mạnh làm đầu đàn, tuy nhiên nó sẽ không đi kiếm thức ăn hay tham gia nhiều hoạt động mà gánh vác các công việc mang tính "cao cả" như đảm bảo sự an toàn cho cả đàn hay đối phó với những kẻ xâm phạm lãnh thổ.

Sư tử cái không có chiếc bờm tóc uy nghiêm như sư tử đực.

Sư tử cái không có chiếc bờm tóc uy nghiêm như sư tử đực.

Rất dễ nhận ra con sư tử đứng đầu của đàn, bởi dáng vẻ uy nghi, oai phong lẫm liệt, ở cổ có bờm rất dày và luôn dựng đứng, có tác dụng bảo vệ vùng cổ khi chiến đấu và thu hút tình cảm của con cái. Sư tử đực càng già, bờm của nó càng tối màu.

Sư tử cái sẽ có kích thước nhỏ hơn, nhanh nhẹn hơn phù hợp với việc ẩn nấp, rình rập nên hầu như sẽ đảm nhận nhiệm vụ đi săn.

Thế giới sư tử là một thế giới ủng hộ sức mạnh. Sư tử càng khỏe thì càng có nhiều cơ hội giao phối. Điều này là không thể nghi ngờ. Tuy nhiên, không có thứ bậc xã hội rõ ràng giữa các sư tử đực trong cùng một liên minh, sư tử đực kém hơn cũng có thể giành được quyền giao phối miễn là nó có cơ hội để chiếm hữu một con sư tử cái. Con yếu có ít cơ hội giao phối hơn con mạnh chứ không bị tước đoạt hoàn toàn quyền giao phối.

Bù lại chúng có một thân hình mảnh mai, dễ dàng di chuyển.

Bù lại chúng có một thân hình mảnh mai, dễ dàng di chuyển.

Trong một đàn sư tử, thông thường con đực thường được hưởng những đặc quyền như ngủ đến gần 20 tiếng/ngày, luôn được ăn trước và lựa những miếng ngon nhất...Tuy nhiên, dường như thế giới của sư tử đang có sự "hội nhập" cùng với xã hội của con người. Trong một thế giới phẳng, mọi thứ đều có thể.

Chị Rosa Swart, một người đam mê và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu các loài động vật hoang dã, đã có trải nghiệm đặc biệt trong chuyến công tác đến công viên quốc gia Kruger, Nam Phi.

Theo đó, đoàn của chị Rosa thường đến Kruger mỗi năm 1 lần để nghiên cứu về các loài động vật hoang dã cư trú tại đây. Lần này, trong chuyến đi kéo dài 3 tuần, họ đã dốc toàn bộ sức lực, đi làm từ tờ mờ sáng cho đến tối mịt để đảm bảo không bỏ sót bất cứ điều gì. Sau hai tuần làm việc dưới sự nóng bức và cường độ cao, sức chịu đựng của mọi người đã gần tới giới hạn. Do đó, Rosa đã quyết định sẽ bỏ chuyến đi ngày hôm sau để có thể nghỉ ngơi, phục hồi. Cô không hề biết số phận đã sắp đặt kế hoạch khác, tuyệt vời hơn dành cho mình.

Do đó sư tử cái thường là loài săn mồi chính trong đàn.

Do đó sư tử cái thường là loài săn mồi chính trong đàn.

Tuy nhiên, sau những lời thuyết phục của chồng cũng như nỗi lo bị bỏ lỡ điều gì đó đáng chú ý, Rosa lại tiếp tục cuộc hành trình. Khi đi ngang qua một cái cây cao và to, cô nàng bỗng nhiên nhìn thấy một con sư tử cái đang ở trên cây. Vốn dĩ sư tử không phải là loài giỏi leo trèo, do đó điều này khiến vị khách du lịch vô cùng ngạc nhiên. Nhưng, chưa phải là hết. Ở dưới gốc cây, đứng chờ sư tử cái là tận 7 con sư tử đực đang hừng hực sức sống.

Có vẻ như con sư tử cái đang trong thời kỳ động dục, nhưng để né tránh những "lời mời gọi" khiếm nhã, nó đã phải trú ở trên cây.

Sau một thời gian, sức chịu đựng của sư tử cái đã tới giới hạn. Nó tức giận và lao xuống dưới đất. Lập tức, bầy sư tử đực liền bám theo nó. Sư tử cái đành phải tiếp tục bỏ trốn vào trong bụi rậm.

Tin bài liên quan