Cổ phiếu cần quan tâm ngày 9/5

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 9/5

(ĐTCK) Đầu tư Chứng khoán lược trích phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 9/5 của một số công ty chứng khoán.

SBT: PE năm 2014 ước 11,9x

(CTCK Maybank KimEng (MBKE)

ĐHCĐ SBT đã thông qua các chỉ tiêu sản xuất như sản lượng mía ép đạt 952.000 tấn (tăng 9,9% so với năm trước) đường thô nguyên liệu là 40.000 tấn (giảm 22,6% so với năm trước) và sản lượng đường tiêu thụ đạt 130.000 tấn (tăng 1,35% so với năm trước). Kế hoạch doanh thu 2014 là 2.096 tỷ giảm 6% so với 2013, lợi nhuận trước thuế đạt 160 tỷ, giảm 42% so với năm trước.

Kết quả kinh doanh quý I/2014 với doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt hoàn thành khoảng 22% & 21% kế hoạch của năm. Cụ thể, doanh thu quý I đạt khoảng 452 tỷ, giảm 9,5% so với năm trước, chủ yếu do sự bất cân đối cung cầu đường khiến giá bán đường trung bình (ASP) tiếp tục sụt giảm thêm khoảng 12%. Bên cạnh đó, do chi phí mía nguyên liệu sụt giảm ít hơn so với ASP nên biên lợi nhuận gộp sụt giảm 3 điểm phần trăm (ppt), xuống mức 11%. Lợi nhuận gộp trong quý I/2014 giảm còn 48 tỷ, -31% so với năm trước. Ngoài ra, thu nhập từ hoạt động tài chính giảm 48% so với năm trước do lợi nhuận từ khoản đầu tư ứng vốn cho nông dân sụt giảm. lợi nhuận sau thuế quý I/2014 khoảng 29,3 tỷ, giảm 44% so với năm trước.

Đánh giá: Trước tình hình khó khăn chung của ngành mía đường, chúng tôi nhận thấy 2014 vẫn là một năm khó khăn cho SBT. Tuy nhiên, doanh thu 2014 của SBT sẽ sụt giảm ít hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành nhờ lợi thế (i) sản phẩm chính là đường RE, chiếm 60-70% tổng cung trên thị trường, (ii) khách hàng SBT chủ yếu là khách hàng công nghiệp (Pepsi, Coca-cola) nên nguồn tiêu thụ khá ổn định. EPS 2014 ước đạt 986 đ/cp, PE tương đương 11,9x.

>> Tải báo cáo

VIP: Khuyến nghị theo dõi

(CTCK Vietcombank – VCBS)

Năm 2013, VIP đạt tổng doanh thu hơn 1.041 tỷ đồng (+ 0,54% so với năm trước, hoàn thành 84,7% kế hoạch) và lợi nhuận trước thuế đạt 194 tỷ đồng (+182,6% so với năm trước, vượt 23% kế hoạch) nhờ thu nhập đột biến từ việc bán cảng container. Tuy nhiên các hoạt động kinh doanh chính đều sụt giảm, đặc biệt mảng bán xăng dầu có doanh thu giảm 42% so với năm trước và bị lỗ 6 tỷ đồng.

Do không còn khoản thu nhập bất thường như năm 2013 nên VIP đặt kế hoạch năm 2014 với kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh. Cụ thể tổng doanh thu đạt 736 tỷ đồng (- 29,3% so với năm trước) và lợi nhuận trước thuế đạt 39 tỷ đồng (-80% so với năm trước). Điều này được phản ánh qua kết quả kinh doanh quý I với việc công ty đã lỗ hơn 14 tỷ đồng.

Điểm đáng chú ý trong kế hoạch đầu tư là VIP sẽ bán một phần hoặc toàn bộ cảng container chuyển đổi tại Đình Vũ. Tuy nhiên công ty không tiết lộ thời điểm bán và để ngỏ khả năng thu về lợi nhuận trong năm nay.

EPS năm 2014 được dự phóng theo 2 chiều hướng: (1) VIP chưa bán cảng container trong năm 2014: EPS có thể đạt 502 đồng/CP và P/E forward ở mức cao 23,7 lần; (2) VIP bán thành công cảng container trong năm 2014 và thu về khoản lợi nhuận khoảng 147 tỷ đồng như năm trước: EPS đạt 3.010 đồng/CP và P/E forward đạt 4,0 lần, tương đối thấp. Do đó chúng tôi khuyến nghị THEO DÕI đối với cổ phiếu VIP.

>> Tải báo cáo

FPT: Khuyến nghị nắm giữ

(CTCK Vietcombank – VCBS)

Kết quả kinh doanh quý I/2014 của FPT: Doanh thu tăng mạnh nhưng lợi nhuận tăng nhẹ. Cụ thể, doanh thu đạt 7.361 tỷ đồng (+30% so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành 23% kế hoạch), lợi nhuận sau thuế đạt 480 tỷ đồng (+1% so với cùng kỳ năm trước), lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông công ty mẹ đạt 361 tỷ đồng (+1% so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành 20% kế hoạch), EPS đạt 1.312 đồng/CP. Đáng lưu ý, hai trong ba hoạt động lớn là viễn thông và phân phối bán lẻ có mức tăng trưởng tốt, tăng trưởng lợi nhuận trước thuế lần lượt là 16% yoy và 13% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt bán lẻ tiếp tục tăng trưởng tốt với doanh thu (+ 89% so với cùng kỳ năm trước), bắt đầu có lãi và số cửa hàng tiếp tục tăng. Tuy nhiên hoạt động phát triển phần mềm có kết quả kinh doanh thấp hơn kỳ vọng khi doanh thu vẫn tăng trưởng 6% so với cùng kỳ năm trước nhưng lợi nhuận trước thuế giảm 16% so với cùng kỳ năm trước. Chúng tôi cho rằng Kết quả kinh doanh quý II sẽ cao hơn quý I do (1) Kết quả kinh doanh quý I thường thấp hơn các quý khác trong năm (2) hoạt động phân phối bán lẻ tiếp tục tăng mạnh và (3) hoạt động phát triển phần mềm tăng trưởng tốt hơn nhờ tổng giá trị hợp đồng thắng thầu, các hợp đồng đã ký tăng trưởng mạnh trong quý I.

FPT là doanh nghiệp đầu ngành có các chỉ tiêu cơ bản tốt và còn nhiều tiềm năng tăng trưởng. Chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông công ty mẹ sẽ tăng trưởng 10% như kế hoạch, EPS forward đạt khoảng 5.140 đồng/CP. Tuy nhiên với mức giá 51.000 đồng/CP ngày 7/5/2014 thì PE forward là 9,9x – mức không quá hấp dẫn trong khi thị trường đang đi ngang do đó chúng tôi khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu FPT.

DXP: PE đang thấp hơn so với bình quân ngành

CTCK Maybank KimEng (MBKE)

ĐHCĐ 2014 của CTCP Cảng đoạn xá (DXP) đã thông qua mức cổ tức tiền mặt 2013 là 3.500 đồng/cp, tương đương với tỷ suất cổ tức khá hấp dẫn, khoảng 8%. Năm 2014, Công ty dự kiến chi trả cổ tức khoảng 3.000 đồng/cp. DXP vẫn thường trả cổ tức cao như vậy trong lịch sử và đây cũng là điểm cộng của cổ phiếu này.

Quý I/2014, sản lượng hàng thông qua cảng giảm gần 16% so với cùng kỳ. Ngoài ra, sản lượng container lạnh cũng sụt giảm so với cùng kỳ khiến doanh thu quý  I/2014 giảm khá mạnh xuống còn 30,8%, so với mức 38,6% của quý I/2013. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến lợi nhuận sau thuế quý I/2014 của DXP giảm 37,1% cùng kỳ, mạnh hơn mức giảm của doanh thu.

Kế hoạch không tăng trưởng. DXP đặt KHKD 2014 với 200 tỷ đồng doanh thu và 70 tỷ đồng LNTT, gần như không đổi so với cùng kỳ. Năm 2014 dự kiến sẽ không còn nhiều thuận lợi như 2013, đặc biệt là mảng kinh doanh kho lạnh. Hơn nữa, hiện DXP cũng không nhiều lợi thế cạnh tranh do cảng Đoạn Xá nằm sâu trong thành phố Hải Phòng và chỉ tiếp nhận được tàu có trọng tải nhỏ, khoảng 10.000 DWT.

Trong khi đó, công ty cũng chưa có thêm kế hoạch mở rộng nào khác. Do vậy, việc công ty đặt KH không tăng trưởng cho 2014 cũng là hợp lý. Theo kế hoạch này, cổ phiếu DXP hiện đang giao dịch ở mức PE ước tính cho 2014 khoảng 6x, so với mức 8x của bình quân ngành.

VNM: Đang giao dịch với mức giá hấp dẫn

CTCK Maybank KimEng (MBKE)

Doanh thu hợp nhất quý I/2014 của CTCP Sữa Việt Nam (VNM) tăng 15% cùng kỳ đạt 7.678 tỷ đồng, trong đó giá bán bình quân tăng khoảng 6% cùng kỳ. Lợi nhuận ròng giảm 9,4% cùng kỳ còn 1.387,4 tỷ đồng chủ yếu do tỷ lệ CPBH&QL/DT tăng từ 10,6% trong quý I/2013 lên 12,9% trong quý I/2014 và tỷ suất lợi nhuận biên gộp giảm mạnh 3,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận biên gộp quý I/2014 (33,4%) vẫn cao hơn so với quý IV/2013 (32,7%).

DHCD Vinamilk thông qua kế hoạch lợi nhuận cảnăm 2014 giảm 8,3% cùng kỳ còn 5.993 tỷđồng, cổtức cảnăm 2013 là 4.800 đ/cp (đã tạm ứng 2.800đ trong năm 2013 và chi tiếp 2000đ trong 5/2014, và chia thưởng cổphiếu với tỷ lệ5:1.

Lợi nhuận ròng sụt giảm do giá sữa nguyên liệu tăng và VNM chi khá nhiều chi phí cho hoạt động bán hàng và marketing đểgiữthịphần. Việc này khiến chúng tôi điều chỉnh dựbáo KQKD 2014 của VNM, theo đó giá mục tiêu cũng được điều chỉnh còn 150.000đ/cp.

Trong tình hình sức mua đang giảm và giá sữa nguyên liệu tăng, chúng tôi cho rằng kếhoạch lợi nhuận 2014 giảm là hợp lý. Tuy vậy, VNM vẫn có tiềm năng tăng trưởng trung và dài hạn khi sức mua tăng trởlại nhờtăng công suất và mởrộng hợp tác quốc tế.

Cổ phiếu VNM đang được giao dịch ởmức PE kỳ vọng 2014 là 16,7 lần, khá hấp dẫn so với 26,3 lần của bình quân các công ty cùng ngành trong khu vực.

Tin bài liên quan