Cổ phiếu dược: Hấp dẫn trong dài hạn

Cổ phiếu dược: Hấp dẫn trong dài hạn

(ĐTCK-online) Những khó khăn về kinh tế không ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu thụ dược phẩm. Tổng giá trị tiền thuốc sử dụng tại Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh ở mức 25% năm 2008 so với năm 2007; chi tiêu thuốc trên đầu người đạt 16,45 USD/người, tăng 23% - đều là mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2002.

Mức độ chi tiêu cho thuốc còn thấp và nhận thức về các vấn đề liên quan đến sức khỏe của người dân ngày càng nâng cao là yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng của ngành dược. Bên cạnh tiềm năng tăng trưởng cao, ngành dược Việt Nam có hai đặc điểm lớn cần lưu ý, đó là:

1. Cạnh tranh cao trong ngành

Sự cạnh tranh mạnh trong ngành dược là do có quá nhiều DN tham gia thị trường, đồng thời phần lớn DN sản xuất các loại thuốc tương tự nhau và trình độ công nghệ thấp. Do vậy, các DN đầu ngành đều quan tâm chú trọng đến các sản phẩm chất lượng cao, nhằm tránh bị cạnh tranh trực tiếp trên thị trường. Ví dụ, Dược Hậu Giang (DHG) đặt ra quy tắc 80/20, nghĩa là 20% sản phẩm của Công ty mang lại 80% doanh thu. Domesco (DMC) tập trung phát triển trên 3 nhóm sản phẩm trọng yếu. Tuy nhiên, việc nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo sự khác biệt trên thị trường sẽ mất thời gian khá dài, tình trạng cạnh tranh gay gắt vẫn sẽ là một khó khăn lớn đối với các công ty dược trong ngắn hạn và trung hạn.

2. Ưu tiên cho hệ thống phân phối

Chính vì mức độ cạnh tranh quá lớn, nên công ty dược nào thực hiện khâu phân phối tốt sẽ có cơ hội rất cao để tồn tại và phát triển. Trong khi hầu hết các công ty đều xem xét hoãn lại kế hoạch mở rộng sản xuất vào năm 2008, phát triển hệ thống phân phối vẫn được coi là nhiệm vụ được ưu tiên. Chi phí thực về bán hàng và marketing của các DN duy trì ở mức cao.

Mới đây, theo Nghị định số 68/2009/NĐ-CP ngày 6/8/2009 về sửa đổi, bổ sung khoản 7 điều 4 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 4/4/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại đã quy định "Không được dùng thuốc chữa bệnh cho người, kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông để khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại cho thương nhân kinh doanh thuốc".  Khi nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/10/2009, các DN sản xuất sẽ được phép khuyến mại bằng hàng cho các đơn vị phân phối thuốc bán buôn, như vậy các phương thức khuyến mại bán hàng sẽ trở nên linh hoạt hơn.

Cổ phiếu dược: Hấp dẫn để đầu tư dài hạn

Từ nửa cuối của năm 2009, khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi rõ ràng hơn, các công ty dược đã bắt đầu xúc tiến lại kế hoạch mở rộng của mình, tận dụng mức lãi suất thấp và cơ hội tham gia vào chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ. Các cổ phiếu ngành dược cũng trở nên khá hấp dẫn để đầu tư dài hạn. Khi xét đến 2 đặc điểm của ngành dược như nói trên, hầu hết các DN dược niêm yết trên sàn đều là những DN đầu ngành. Đa số công ty dược niêm yết có triển vọng tăng trưởng tốt với tình hình tiêu thụ tốt hơn (DHG tăng trưởng 14% tiêu thụ sau 8 tháng) và một số công ty có nhà máy mới đi vào hoạt động từ đầu năm 2010. Không những thế, hỗ trợ về lãi suất, hoặc phương thức khuyến mại linh hoạt (theo Nghị định 68) cũng là những yếu tố giúp cải thiện tỷ suất lợi nhuận của công ty dược.

Đầu năm 2009, các công ty đều đặt ra kế hoạch kinh doanh khá thận trọng. Song mới đây, DHG và DMC đã thông qua Nghị quyết điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2009, trong đó DHG điều chỉnh tăng 87%, DMC tăng  9,4%. Chúng tôi kỳ vọng các DN dược khác cũng sẽ có kết quả kinh doanh tăng cao hơn so với kế hoạch đặt ra trong năm 2009 và có tăng trưởng tích cực trong năm 2010.

Bên cạnh tiềm năng tăng trưởng khá tốt và bền vững, giá của các cổ phiếu đã trở nên hợp lý hơn. Hiện tại, PE 2009 của DHG, IMP, DMC đều ở mức 12x, không cao hơn mức PE chung của thị trường (từ trước tới nay, PE của các công ty ngành dược thường cao hơn mức PE chung của thị trường do tính phòng thủ cao). Với năm 2010, IMP và DMC dự đoán có thể đạt PE ở mức 11x, khá hấp dẫn.

Rủi ro đầu tư

Đối với các DN dược, rủi ro lớn nhất chính là diễn biến giá nguyên liệu đầu vào và rủi ro tỷ giá. 90% nguyên vật liệu cho sản phẩm tân dược phải nhập khẩu, do vậy nếu giá nhập khẩu tăng và VND có xu hướng mất giá sẽ có ảnh hưởng lớn đến giá thành, trong khi giá bán dược phải đăng ký giá trần với Cục Quản lý dược. Rủi ro khác của DN dược còn bao gồm các khoản phải thu từ các khách hàng là khối bệnh viện thường kéo dài. Bên cạnh đó, tính thanh khoản của các cổ phiếu dược thường thấp. DHG là cổ phiếu dược có vốn hoá lớn nhất đã niêm yết, khoảng 3.100 tỷ đồng, trong khi đó IMP, DMC, DCL và OPC nhỏ hơn nhiều. Hơn nữa, ngoại trừ OPC thì các cổ phiếu khác đều có tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước và NĐT nước ngoài khá lớn, do vậy tỷ lệ nắm giữ của NĐT cá nhân trong nước là khá nhỏ.                  

Kế hoạch năm 2009 so với mức thực hiện năm 2008 (đơn vị: tỷ đồng)

Triệu VND

DHG

IMP

DMC

DCL

Thực hiện 2008

 

 

 

 

Doanh thu thuần 2008

 

1.496,019

561,844

937,760

484

 

 

LNTT 2008

143,666

70,773

74,494

50,678

Tăng trưởng doanh thu  2008

17,9%

24,4%

15,6%

33,1%

Tăng trưởng LNTT 2008

13%

12%

16%

12%

Cổ tức 2008

25%

20%

20%

20%

TSLN trước thuế 2008

10%

13%

8%

10%

Kế hoạch 2009*

 

 

 

 

Doanh thu 2009

1.500

638

1.054,980

650

LNTT 2009

280

71

93

72

Cổ tức 2009

25%

 

 

n/a

Ít nhất 18%

25%

Tăng trưởng doanh thu 2009

0,27%

13,55%

12,50%

34,30%

Tăng trưởng LNTT 2009

94,9%

0,32%

24,84%

42,07%

TSLN TT 2009

18,7%

11%

8.8%

11%