Cơ sở nào cho sự táo bạo của Đường Biên Hòa?

Cơ sở nào cho sự táo bạo của Đường Biên Hòa?

(ĐTCK) Ngày 15/8, ĐHCĐ bất thường của  CTCP Đường Biên Hòa (BHS) đã thông qua kế hoạch phát hành cổ phiếu tăng vốn. Hậu công bố phương án phát hành bổ sung gần 170 triệu cổ phiếu nhằm tăng vốn chủ sở hữu và bổ sung nguồn vốn hoạt động, BHS hiện đang nhận được sự chú ý của đông đảo cộng đồng đầu tư.

Xoay quanh mối quan tâm này, có thể thấy chiến lược hoạt động 5 năm (giai đoạn 2016-2020) đã chỉ rõ mục tiêu của BHS trong việc mở rộng vùng nguyên liệu, chuỗi giá trị sản phẩm và hệ thống phân phối phủ rộng 63 tỉnh thành vào năm 2020.

Định hướng tập trung phát triển theo chuỗi giá trị ngành của BHS đòi hỏi một nguồn vốn lớn để đầu tư đồng bộ vào các lĩnh vực: nông nghiệp, sản xuất và thị trường. Vì thế, sau thành công của hợp tác phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu với OCB, BHS đã có những động thái táo bạo nhằm bổ sung nguồn vốn hoạt động, hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược đến năm 2020. Đó cũng chính là lý do để công ty phát hành gần 170 triệu cổ phiếu.

Giới phân tích nhận định, cổ phiếu BHS sẽ mang lại cơ hội đầu tư tốt trong trung và dài hạn. Nhận định này hoàn toàn có cơ sở khi kết quả kinh doanh quý 4 của BHS ghi nhận mức lợi nhuận kỷ lục trong vòng 47 năm hoạt động, đạt 248,5 tỷ đồng. Hoạt động đầu tư được đánh giá sẽ mang lại dòng tiền cho BHS trong những năm tới.

Bên cạnh đó, ĐHCĐ bất thường niên vụ 15-16 ngày 15/8 vừa qua của BHS đã thông qua phương án phát hành trên 38 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 30%, mức thưởng tương đối cao so với các công ty cùng ngành, cho thấy kì vọng tăng trưởng của công ty trong bối cảnh phục hồi chung của giá đường thế giới trước ảnh hưởng của El Nino cực đại thời gian qua.

Với quyết định này, BHS một lần nữa khẳng định sự ưu tiên trước nhất trong việc cam kết đảm bảo quyền và lợi ích của cổ đông và các nhà đầu tư, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Việc mở rộng quy mô thông qua đầu tư vào hàng loạt các công ty cùng ngành là tín hiệu tích cực thể hiện sự tự tin của BHS vào triển vọng tăng trưởng ngành, đặc biệt với việc dự kiến dành 200 tỷ đồng nâng tỷ lệ sở hữu tại Công ty CP Mía đường Tây Ninh (Tanisugar) từ 26,49% lên trên 70%.

Ngành đường Việt Nam có lịch sử hoạt động theo qui mô nhỏ lẻ, thiếu tập trung, việc sáp nhập được xem là biện pháp giải quyết hiệu quả bài toán nâng cao năng lực cạnh tranh, trên cơ sở tăng cường qui mô hoạt động, tích hợp lợi thế của các bên... BHS khẳng định việc hợp tác chiến lược với Tanisugar nằm trong chiến lược phát triển vùng nguyên liệu bền vững, do công ty này hiện đang sở hữu Công ty cổ phần Đường Nước Trong - doanh nghiệp đường có vùng nguyên liệu tốt, hệ thống tưới cơ chế hóa với chi phí sản xuất thấp và là nhà máy duy nhất ở Việt Nam có thể chạy liên tục 9 tháng trong năm.

Cơ sở nào cho sự táo bạo của Đường Biên Hòa?  ảnh 1

Bên cạnh đó, hiệu quả thực tiễn của các hoạt động M&A trong thời gian qua là cơ sở để BHS tiếp tục đẩy mạnh chiến lược tăng trưởng quy mô hoạt động trong bối cảnh ngành đường nội địa đang dần tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế.

Định hướng này sẽ tiếp tục được phát huy trong thời gian tới để tiếp tục triển khai hiệu quả công tác tái cấu trúc toàn diện, củng cố năng lực tài chính, nâng tầm quy mô hoạt động theo các chuẩn mực quốc tế, gia tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm và thương hiệu đường Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Cụ thể, BHS đã đề xuất phương án nâng tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài tại công ty lên mức tối đa. Động thái này sẽ tạo cơ hội để công ty tiếp quản các thành tựu và kinh nghiệm của nhóm cổ đông nước ngoài trong quản lý điều hành, khoa học công nghệ, từng bước mở rộng thị phần và đẩy mạnh xuất khẩu.

Thực tế cho thấy sáp nhập là xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp hiện nay. Đặc biệt, đối với ngành đường Việt Nam có lịch sử hoạt động theo qui mô nhỏ lẻ, thiếu tập trung, việc sáp nhập được xem là biện pháp giải quyết hiệu quả bài toán nâng cao năng lực cạnh tranh, trên cơ sở tăng cường qui mô hoạt động, tích hợp lợi thế của các bên, không chỉ nhằm bắt kịp đà phát triển mà còn dẫn dắt xu thế hoạt động ngành, chủ động hội nhập.

Có thể thấy, sau chưa đầy 2 năm nữa, ngành đường Việt Nam sẽ chính thức bước vào cuộc cạnh tranh quyết liệt với các thương hiệu ngoại và chắc hẳn BHS đã chứng tỏ cơ sở thuyết phục và chiến lược cụ thể cho những động thái quyết liệt của mình trong thời gian qua.

Tin bài liên quan