Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. Ảnh: Dũng Minh

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. Ảnh: Dũng Minh

Cộng hưởng sức mạnh đầu tư vì một Việt Nam thịnh vượng

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Các nhà đầu tư nước ngoài đã mang đến cho Việt Nam vốn, kinh nghiệm, công nghệ… Chính họ đã góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế, như dầu khí, điện tử, viễn thông…

------------------------------

Kể từ khi Việt Nam mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài - đánh dấu bằng việc ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 - đến nay, khu vực đầu tư nước ngoài luôn được xác định có vai trò quan trọng trong nền kinh tế; được khuyến khích phát triển nhằm phát huy ngoại lực, khơi dậy tinh thần sáng tạo, cộng hưởng sức mạnh nội lực, để thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chia sẻ: “Các nhà đầu tư nước ngoài đã mang đến cho chúng ta vốn, kinh nghiệm, công nghệ… Chính họ đã góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế, như dầu khí, điện tử, viễn thông…

Khu vực đầu tư nước ngoài cũng thúc đẩy chuyển giao công nghệ cho Việt Nam, nâng cao trình độ tiếp nhận công nghệ của nền kinh tế, đồng thời tạo sức ép để nhiều doanh nghiệp trong nước phải chủ động đổi mới công nghệ, thiết bị để nâng cao năng lực cạnh tranh. Khu vực đầu tư nước ngoài đã có những đóng góp quan trọng vào quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, mở rộng quan hệ với các nước, cũng như nâng cao vị trí, vai trò của Việt Nam trên thế giới và khu vực, giúp Việt Nam vươn ra biển lớn thành công”.

Có thể nói, Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu và đạt nhiều thành tựu quan trọng trong thu hút đầu tư nước ngoài. Cho đến nay, sau hơn 35 năm, tính đến cuối tháng 4/2023, Việt Nam đã thu hút được gần 446 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài; trong đó, gần 280 tỷ USD đã được giải ngân. Nhiều tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài lớn, với công nghệ hiện đại đã và đang đầu tư, mở rộng đầu tư tại Việt Nam, với chất lượng, hiệu quả ngày càng tăng.

Trong lĩnh vực sản xuất có thể kể đến Samsung, Nestlé, SABECO, Piaggio, Panasonic. Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng có thể kể đến HSBC, UOB, Dragon Capital; hay Frasers Property Vietnam, Gamuda Land trong lĩnh vực bất động sản; AEON trong lĩnh vực bán lẻ; DKSH, KPMG trong lĩnh vực tư vấn; British University Vietnam trong lĩnh vực giáo dục; GIZ trong lĩnh vực năng lượng; South HoiAn Development Ltd. - Hoiana Resort & Golf trong lĩnh vực du lịch…

Việt Nam chủ trương thu hút, hợp tác đầu tư có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu. Trong đó, ưu tiên thu hút các dự án trên 3 phương diện: thuộc lĩnh vực công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển; tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị; thúc đẩy kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Trao đổi với Báo Đầu tư, ông Gabor Fluit, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho biết: “Đầu tư của châu Âu vào Việt Nam vẫn đang tăng và không có dấu hiệu chững lại. Hai bên đang tìm cách tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực chính như số hóa, năng lượng tái tạo và phát triển bền vững”.

Để có thể đón làn sóng đầu tư mới trong bối cảnh thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng từ năm 2024, Việt Nam cần chuẩn bị các điều kiện, chính sách gì, các doanh nghiệp trong nước cần làm gì để tham gia chuỗi giá trị của các tập đoàn toàn cầu, để cùng cộng hưởng sức mạnh vì một Việt Nam Thịnh Vượng...?

Để có cái nhìn tổng thể về đóng góp của FDI với kinh tế Việt Nam trong hơn 35 năm và các giải pháp, chính sách nhằm đón làn sóng đầu tư mới, đặc biệt trong bối cảnh thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng từ năm 2024, cũng như cách các doanh nghiệp trong nước cần làm để tham gia chuỗi giá trị của các tập đoàn toàn cầu..., Báo Đầu tư tổ chức Hội thảo “Cộng hưởng sức mạnh đầu tư vì một Việt Nam thịnh vượng” vào sáng 15/5 tại Khách sạn Pullman Hanoi (40 Cát Linh, Hà Nội).

Hội thảo có sự tham gia của các đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam như EuroCham, AmCham, KoCham, JETRO, InCham, ICham, cùng cộng đồng doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Tại Hội thảo, các diễn giả sẽ trao đổi, đánh giá một cách toàn diện về những đóng góp tích cực của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong suốt chặng đường 35 năm qua, những cơ hội đón nhận dòng vốn mới, cũng như vai trò và đóng góp của doanh nghiệp với chiến lược phát triển của Việt Nam tới năm 2030, tầm nhìn 2045 là quốc gia phát triển, thu nhập cao.

Những giải pháp nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dự án đầu tư nước ngoài, cũng như tăng sức cạnh tranh thu hút FDI trong các lĩnh vực của nền kinh tế cũng được các chuyên gia đề xuất và khuyến nghị.

Các diễn giả tham gia Hội thảo

1. Ông Đỗ Văn Sử, Phó Cục trưởng, Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

2. GS.TS. Nguyễn Mại, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư (SCCI) & Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VAFIE)

3. Ông Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

4. Lãnh đạo Samsung Việt Nam.

5. Lãnh đạo AEON Việt Nam

6. Lãnh đạo UOB Việt Nam

7. Lãnh đạo VPBank

8. Ông Joonsuk Park, Giám đốc Khối kinh doanh quốc tế, Khối dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp, HSBC Việt Nam.

9. Ông Trương An Dương, Giám đốc điều hành khu vực phía Bắc và khối BĐS nhà ở, Frasers Property Vietnam

10. Ông Kim Lê Huy, Phó Chủ tịch, Ngành Hàng tiêu dùng, DKSH Việt Nam

11. Ông Steven Wolstenholme - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc, Công ty TNHH Phát triển Nam Hội An - Hoiana Resort & Golf

12. Ông Khuất Quang Hưng, Giám đốc Truyền thông và Đối ngoại, Nestle Việt Nam

13. Ông Lê Nguyễn Đoan Duy, Giám đốc Phát triển Kinh doanh, Tập đoàn Nguyên liệu Á Châu (AIG)

14. Ông Philipp Munzinger, Giám đốc Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ (ESP)

15. Bà Đỗ Thị Thu Hà, Trưởng Bộ phận Tư vấn Phát triển bền vững và Lãnh đạo Khối Cơ sở hạ tầng, Chính phủ và Y tế của KPMG Việt Nam và Campuchia

16. Ông Bùi Trung Kiên, Phó chủ tịch, CME Solar Investment

17. Bà Trang Lê, Giám đốc cấp cao khối nghiên cứu và tư vấn, JLL Việt Nam

18. Giáo sư Raymond Gordon, Hiệu trưởng Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV)

Tin bài liên quan