Theo nhiều đại biểu quốc hội, mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% trong năm nay tuy khó, nhưng vẫn có thể đạt được

Theo nhiều đại biểu quốc hội, mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% trong năm nay tuy khó, nhưng vẫn có thể đạt được

Đại biểu Quốc hội kiến nghị nhóm giải pháp tạo sức bật tăng trưởng

(ĐTCK) Trong phiên thảo luận sáng nay, việc làm thế nào để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7% năm 2017 được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận. Bên cạnh 6 nhóm giải pháp của Chính phủ, các đại biểu chia sẻ ý kiến về huy động nguồn lực trong dân, tăng tổng cầu, tăng năng suất lao động…

Kiến nghị tăng thêm 2% tổng dư nợ tín dụng

Đại biểu Lê Thu Hà, đoàn Lào Cai cho biết, nhất trí cao với báo cáo của Chính phủ đồng thời đóng góp các giải pháp để Việt Nam đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,7% trong năm 2017.

Đại biểu đến từ đoàn Lào Cai cho biết, nếu không có nhân tố mới, kinh tế Việt Nam dự kiến chỉ đạt được tăng trưởng 6,2% năm 2017. Như vậy còn thiếu 0,5% mới đạt mục tiêu như Quốc hội đề ra. Để đạt thêm 0,5%, bà Hà cho rằng, cần tìm ra các dự địa để đạt được tăng trưởng.

Bên cạnh 6 nhóm giải pháp mà Chính phủ đề cập, bà Hà kiến nghị thêm 3 giải pháp.

Thứ nhất, cần tăng tổng cầu của nền kinh tế, cụ thể là tăng khối lượng tiền tệ so với kế hoạch đề ra tương ứng với tăng thêm 2% tổng dự nợ tín dụng, theo kế hoạch từ 18-20% bao gồm cả tín dụng đầu tư và tiêu dùng vào những lĩnh vực có tốc độ tăng nhanh nhất vào năm 2017.

Tôi kiến nghị Chính phủ sớm thống nhất mở rộng các trung tâm hành chính công tại cấp tỉnh, cấp huyện gắn với cải cách hoàn thiện bộ máy, xây dựng tác phong cán bộ chuyên nghiệp, hiện đại, phục vụ

- Đại biểu Lê Công Đỉnh
(đoàn Long An)

Bà Hà cho rằng, với dư nợ tín dụng tăng thêm 2% sẽ không gây thêm lạm phát tiền tệ, bởi lạm phát cơ bản đến nay vẫn diễn biến thuận lợi quý I/2017, lạm phát cơ bản chỉ tăng 1,66% so với bình quân năm 2016.

Theo phân tích của ba Hà, trong tình huống năm 2017, CPI tăng cao hơn bình quân 4% so với năm 2016 nhưng dưới 5% cũng chỉ có tác động kích thích tăng trưởng không đáng lo ngại. Tuy nhiên, kèm theo giải pháp này phải không tăng giá điện, giá cả các loại dịch vụ công khác như y tế, giáo dục từ nay đến cuối năm,

Thứ hai là kích thích tăng tiêu dùng dân cư và đầu tư tư nhân thông qua các biện pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng, tháo gỡ các thủ tục hành chính để các công trình xây dựng, đầu tư tư nhân. Đặc biệt, phải có biến pháp giải ngân nhanh đầu tư công trong năm 2017, bao gồm các dự án BOT, BT, các dự án hạ tầng giao thông. Nếu hết quý III/2017 giải ngân được 70% vốn đầu tư trong năm sẽ tác động rất lớn, vì vậy cần giải ngân nhanh.

Thứ ba, nút thắt lớn nhất là thủ tục hành chính kìm hãm tăng trưởng kinh tế, hầu hết các dự án đều phải chờ bộ ngành có liên quan, số dự án công trình phải thông qua nhiều bộ, ngành.

“Đây là điểm nghẽn bất cập, nếu tháo được sẽ tạo sức bật của tăng trưởng”, đại biểu Lê Thu Hà nhấn mạnh.

Tác động từ doanh nghiệp FDI với công nghiệp hỗ trợ chưa rõ nét

Đại biểu Phùng Đức Tiến (đoàn Hà Nam) bày tỏ lo ngại ngành công nghiệp cơ khí chế tạo đang đi thụt lùi so với mấy chục năm trước đây.

Theo đại biểu Tiến, hiện nay nhu cầu về máy móc thiết bị lớn trong giai đoạn 2011-2025 nhu cầu xấp xỉ 250 tỷ USD. Trong khi đó, các doanh nghiệp chế tạo đang gặp khó khăn về thiếu vốn, thiếu các cơ sở có máy móc thiết bị chế tạo quy mô lớn, công nghệ lạc hậu, thiếu nhân lực nên chưa đáp đựng được nhu cầu sản xuất. Năm 2015 Việt Nam nhập khẩu thiết bị cơ khí với giá trị lớn

Ông Tiến cho rằng, kết quả phát triển của công nghệ hỗ trợ chậm, nhiều sản phẩm linh kiện đơn giản nhưng chưa sản xuất được. Trong khi đó, tác động từ doanh nghiệp FDI đối với công nghiệp hỗ trợ chưa rõ nét.

Cả nước chỉ có gần 1.200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ so với gần 500.000 doanh nghiệp. Nguyên liệu, máy móc đều phải nhập khẩu, giá trị gia tăng thấp.

“Vì vậy, cần đánh giá nghiêm túc sự suy giảm của ngành cơ khí chế tạo để có giải pháp hiệu quả, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng thí điểm các doanh nghiệp tiên phong, thực hiện các dự án nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ, sản phẩm trọng điểm”, đại biểu Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Huy động nguồn lực

Đại biểu Đặng Thuần Phong (đoàn Bến Tre) cho hay, Chính hpủ đã tập trung tháo gỡ các nút thắt nền kinh tế, tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu chưa rõ nét, cán bộ chưa chuyển biến, nợ công, nợ xấu nhiều, bội chi ngân sách lớn, thu chủ yếu từ đất đai.

Đại biểu Quốc hội kiến nghị nhóm giải pháp tạo sức bật tăng trưởng ảnh 1

 Đại biểu Đặng Thuần Phong, đoàn Bến Tre phát biểu thảo luận sáng 9/6.

Ông nhận định, các yếu tố tăng trưởng vẫn còn bị cản trợ, nợ công cao, hiệu quả đầu tư thấp, áp lực trả nợ quá lớn, mức bội chi cao khi chúng ta làm 1 đồng, tiêu 3 đồng. Ông kiến nghị đề nghị cần tập trung tháo gỡ các nút thắt tăng năng suất lao động.

Đại biểu Lê Công Đỉnh (đoàn Long An) cho rằng, cần huy động nguồn lực trong dân để sản xuất, kinh doanh là cấp thiết. Trong đó, việc huy động nguồn tiền, vàng trong dân đã nói từ lâu nhưng triển khai còn có nhiều cách khá nhau.

Đại biểu Đỉnh cũng kiến nghị Chính phủ cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư để doanh nghiệp, người dân yên tâm khởi nghiệp, kinh soanh, sản xuất.

“Tôi kiến nghị Chính phủ sớm thống nhất mở rộng các trung tâm hành chính công tại cấp tỉnh, cấp huyện gắn với cải cách hoàn thiện bộ máy, xây dựng tác phong cán bộ chuyên nghiệp, hiện đại, phục vụ”, đại biểu Đỉnh nói.

Doanh nghiệp sợ nhũng nhiễu

Tại phiên thảo luận sáng nay, có đại biểu đã thẳng thắn nêu tình trạng doanh nghiệp thường xuyên bị làm phiền, nhũng nhiễu bởi các đoàn thanh tra, kiểm tra liên tục. Có doanh nghiệp đã phải đóng cửa 3 tháng chỉ vì thay đổi công nghệ chưa thông báo.

Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (đoàn Bình Phước) cho biết, doanh nghiệp thường xuyên gặp tiếp các đoàn thanh tra, kiểm tra sách nhiễu, gây khó khăn, không tập trung vào sản xuất được. Ở Bình Phước, có một doanh nghiệp mủ cao su đã phải đóng cửa ba tháng, vì thay đổi dây chuyền sản xuất hiện đại hơn, nhưng đoàn thanh tra lại cho rằng, thay đổi này không đúng quy định và buộc phải dừng hoạt động.

Ba tháng sau cũng chính đơn vị thanh tra này lại ký quyết định tiếp tục cho doanh nghiệp này sản xuất với dây chuyền trên. Việc làm này khiến doanh nghiệp gặp nhiều thiệt hại, khó khăn.

Ông Tuấn Anh còn thông tin thêm, mới đây có doanh nghiệp than phiền họ thường xuyên phải gặp các đoàn thanh tra về môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy, kéo dài thời gian xin giấy phép….

Ông cho biết, Việt Nam đang xếp hạng thứ 82 về môi trường kinh doanh nếu tiếp tục tình trạng nhũng nhiễu doanh nghiệp, môi trường đầu tư của Việt Nam sẽ kém hấp dẫn.

Việt Nam đang ghi nhận số lượng doanh nghiệp thành lập đạt kỷ lục với hơn 110.000 doanh nghiệp nhưng tính trung bình cứ 10 doanh nghiệp ra đời thì gần 9 doanh nghiệp rời thị trường.

Vừa qua tại hội nghị Thủ tướng đối thoại với doanh nghiệp ngày 17/5, Thủ tướng đã ký ban hành Chỉ thị 20 chấn chỉnh tình trạng thanh tra doanh nghiệp, yêu cầu một năm chỉ thanh tra 1 lần.

Tin bài liên quan