Đảng Dân chủ "càn quét", giới đầu tư hưng phấn

Đảng Dân chủ "càn quét", giới đầu tư hưng phấn

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Phố Wall có phiên giao dịch ngày thứ Tư (7/1) đầy hứng khởi được thúc đẩy bởi niềm tin đặt vào chiến thắng của đảng Dân chủ tại Georgia.

Chứng khoán Mỹ tăng vọt trong phiên ngày thứ Tư khi các nhà đầu tư đổ dồn vào các cổ phiếu nhóm ngành tài chính và công nghiệp, đặt cược cho cuộc càn quét của đảng Dân chủ ở Georgia sẽ dẫn đến nhiều kích thích tài chính và chi tiêu cho cơ sở hạ tầng.

Đảng Dân chủ đã thắng một cuộc đua vào Thượng viện Mỹ ở Georgia và đang dẫn đầu trong cuộc đua còn lại, tiến gần hơn đến một cuộc lật đổ bất ngờ tại thành trì trước đây của Đảng Cộng hòa, nơi sẽ cho họ quyền kiểm soát Quốc hội và sức mạnh để thúc đẩy các mục tiêu chính sách của Tổng thống đắc cử Joe Biden.

Chưa có kết quả chính thức, song dựa theo các dự đoán trên của các hãng truyền thông Mỹ, đảng Dân chủ và đảng Cộng hoà sẽ đạt tỉ lệ 50-50 tại Thượng viện. Khi đó, lúc cần thiết trong các cuộc bỏ phiếu, Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris có quyền bỏ lá phiếu quyết định đưa đảng Dân chủ thành đa số. Như vậy, đảng Dân chủ sẽ kiểm soát Thượng viện Mỹ lần đầu tiên kể từ năm 2015.

Và với việc Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ nhậm chức vào ngày 20/1, đảng Dân chủ sẽ có quyền kiểm soát thống nhất đối với chính phủ, nắm giữ Nhà Trắng, Thượng viện và Hạ viện, lần đầu tiên sau một thập kỷ kể từ năm 2011.

Tuy nhiên, chỉ số Nasdaq Composite đóng cửa ở mức thấp hơn sau khi hàng loạt người biểu tình xông vào Điện Capitol của Mỹ hôm thứ Tư, tìm cách buộc Quốc hội hủy bỏ thất bại bầu cử của Tổng thống Donald Trump trước Joe Biden.

Kết thúc phiên 6/1, chỉ số Dow Jones tăng 437,8 điểm (+1,44%), lên 30829,4 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 21,28 điểm (+0,57%), lên 3.748,14 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 78,17 điểm (-0,61%), xuống 12.740,79 điểm.

Chứng khoán châu Âu tăng vọt trong phiên ngày thứ Tư sau khi loại vắc-xin Covid -19 thứ hai được sự chấp thuận sử dụng bởi cơ quan quản lý.

Cụ thể, hôm 6/1, vắc-xin Covid-19 của hãng dược Moderna đã giành được sự chấp thuận của Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) và sau đó là Ủy ban Châu Âu (EC) để đưa vào tiêm chủng rộng rãi. Đây được coi là một động lực lớn cho hy vọng đẩy lùi dịch bệnh của người Châu Âu.

Bên cạnh đó, thị trường phiên đêm qua cũng đặt cược vào kích thích tài chính lớn hơn của Mỹ với kịch bản đảng Dân chủ chiến thắng tại Thượng viện.

Kết thúc phiên 6/1, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 229,61 điểm (+3,47%), lên 6.841,86 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 240,75 điểm (+1,76%), lên 13.891,97 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 66,00 điểm (+1,19%), lên 5.630,60 điểm.

Chứng khoán châu Á tiếp tục có phiên trái chiều trong ngày thứ Tư. Chứng khoán Nhật Bản giảm trong bối cảnh không chắc chắn xung quang kết quả của cuộc bầu cử Thượng viện Mỹ ở Georgia, trong khi tâm lý giới đầu tư cũng ảnh hưởng do có khả năng chính phủ tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Tokyo và các cùng lân cận vào cuối tuần này.

Chứng khoán Trung Quốc tiếp tục tăng khi giới đầu tư kỳ vọng chính phủ sẽ duy trì các chính sách hỗ trợ để chống lại tác động dai dẳng của dịch Covid-19 đối với nền kinh tế.

Chứng khoán Hồng Kông tăng phiên sáu phiên liên tiếp nhờ nhóm cổ phiếu năng lượng và công nghệ.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm do gặp áp lực chốt lời khi đã leo lên ngưỡng trên 3.000 điểm lần đầu tiên trong lịch sử trong phiên hôm nay.

Kết thúc phiên 6/11, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 102,69 điểm (-0,38%), xuống 27.055,04 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 22,20 điểm (+0,63%), lên 3.550,88 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 42,44 điểm (+0,15%), lên 27.692,30 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 22,36 điểm (-0,75%), xuống 2.968,21 điểm.

Giá vàng hôm thứ Tư đột ngột giảm sốc trong bối cảnh USD bất ngờ tăng giá so với nhiều đồng tiền mạnh khác và thị trường chứng khoán tăng điểm mạnh mẽ.

Kết thúc phiên 6/1, giá vàng giao ngay giảm 32,20 USD (-1,65%), xuống 1.918,30 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 2 giảm 45,80 USD (-2,34%), xuống 1.908,60 USD/ounce.

Giá dầu tăng lên mức cao nhất kể từ tháng Hai vào phiên ngày thứ Tư sau khi Ả Rập Xê-út tuyên bố tự nguyên cắt giảm sản lượng lớn, đồng thời tồn kho dầu thô của Mỹ giảm mạnh.

Ả Rập Xê-út, nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, hôm thứ Ba cho biết sẽ cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện bổ sung 1 triệu thùng/ngày vào tháng 2 và tháng 3 tới, sau cuộc họp của OPEC+.

OPEC+ nhất trí hầu hết các nhà sản xuất sẽ giữ sản lượng ổn định trong tháng 2 và tháng 3 trong khi cho phép Nga và Kazakhstan tăng sản lượng ở mức khiêm tốn 75.000 thùng/ngày trong tháng 2 và tháng 3.

Trong khi đó, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) hôm 6/1 cho biết dự trữ dầu thô của Mỹ giảm mạnh trong khi dự trữ nhiên liệu tăng và năm 2020 đã kết thúc với sự sụt giảm mạnh về nhu cầu tổng thể do đại dịch. Tồn kho dầu thô giảm 8 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 1/1 xuống 485,5 triệu thùng, vượt quá kỳ vọng của các nhà phân tích về mức giảm 2,1 triệu thùng.

Kết thúc phiên 6/1, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ WTI tăng 0,70 USD (+1,4%), lên 50,63 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,70 USD (+1,3% lên 54,70 USD/thùng.

Tin bài liên quan