Kinh doanh dạy thêm, học thêm là ngành nghề mới nhất vừa được đề nghị loại ra khỏi Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Kinh doanh dạy thêm, học thêm là ngành nghề mới nhất vừa được đề nghị loại ra khỏi Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Dạy thêm, học thêm được đề nghị ra khỏi danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện

244 là con số mới nhất trong Dự thảo Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. So với danh mục hiện hành, có 23 ngành, nghề được đề xuất loại ra.     

Kinh doanh dạy thêm, học thêm là ngành nghề mới nhất vừa được đề nghị loại ra khỏi Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Tính nhanh, số lượng ngành, nghề đầu tư kinh doanh có thể sẽ không bị giới hạn bởi điều kiện kể từ ngày 1/7/2017 theo cơ chế tiền kiểm sẽ giảm 23 ngành. Điều này đồng nghĩa với việc mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Tất nhiên, việc hiện thực hóa các đề xuất này đang trông vào sự cân nhắc của các đại biểu Quốc hội đối với Dự thảo Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Phụ lục 4, Luật Đầu tư về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, nhưng giới kinh doanh chờ đợi những thông tin tích cực.

Bởi lẽ, nhìn vào danh mục các ngành, nghề đề nghị không cần điều kiện kinh doanh, có thể thấy, doanh nghiệp đang phải gánh những rào cản đầu vào không đáng có.

Tính nhanh, số lượng ngành, nghề đầu tư kinh doanh có thể sẽ không bị giới hạn bởi điều kiện kể từ ngày 1/7/2017 theo cơ chế tiền kiểm sẽ giảm 23 ngành.

Một ví dụ điển hình là dịch vụ quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng, cây xanh. Cho dù hầu như không thể gây tác động tiêu cực nào tới an ninh, quốc phòng, an toàn xã hội, đạo đức xã hội hay sức khỏe cộng đồng, nhưng doanh nghiệp muốn tham gia đang phải tuân thủ khá nhiều điều kiện. Với đơn vị quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị, điều kiện đòi hỏi là đủ năng lực về đội ngũ cán bộ và công nhân; trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật cần thiết để thực hiện các yêu cầu và nhiệm vụ của công tác quản lý, vận hành. Đơn vị thực hiện dịch vụ quản lý cây xanh cũng bị xem xét các điều kiện tương tự.

Đáng nói là, các điều kiện trên đang theo hướng áp đặt và can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp. Chưa kể, việc quy định điều kiện theo kiểu “đủ năng lực” hay “đủ thiết bị” thường là định tính và là rào cản rất khó vượt đối với các doanh nghiệp mới, doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa tham dự sân chơi này.

“Với các điều kiện như vậy, chúng tôi đề nghị cách quản lý theo cơ chế hậu kiểm, bằng cách quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật”, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) đề xuất.

Cũng có khá nhiều ngành, nghề đang được áp dụng điều kiện kinh doanh, nhưng thực chất lại chỉ là những hoạt động kinh doanh đơn lẻ, như hoạt động của Trung tâm giáo dục quốc phòng, an ninh sinh viên. Hay hoạt động nhập khẩu các thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến điện, dù là một trong số 267 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hiện hành, nhưng các điều kiện lại đang được quy định cho sản phẩm, chứ không phải là doanh nghiệp. Đương nhiên, sự không rõ ràng này đang làm khó cho không chỉ doanh nghiệp, mà cả các cơ quan quản lý nhà nước.

Đặc biệt, trong Dự thảo Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mới nhất, sẽ có hàng loạt ngành, nghề được chỉnh sửa tên. Có cảm giác, thay đổi này tuy nhỏ, song tác động chắc chắn không nhỏ.

Có thể nhắc tới như nghề “Kinh doanh thủy sản” được đề nghị đổi thành “Nuôi trồng thủy sản tập trung”; “Kinh doanh thể thao” thành “Kinh doanh hoạt động thể thao của các doanh nghiệp thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp”; “Kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” thành “Sản xuất mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”…

Mục tiêu rất rõ là làm rõ bản chất, nội dung của ngành, nghề đó và bảo đảm tính thống nhất giữa danh mục với các điều kiện đầu tư kinh doanh quy định tại các luật và nghị định có liên quan.

“Quan trọng nhất, với những thay đổi này, người dân, doanh nghiệp dễ dàng tuân thủ các điều kiện đầu tư kinh doanh, tránh việc tùy tiện áp dụng từ các cơ quan thực thi của Nhà nước”, ông Quách Ngọc Tuấn, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết.

Tin bài liên quan