"Điểm nóng" cổ phiếu ngân hàng

(ĐTCK-online) Chiều nay (11/10), các khách mời của tinnhanhchungkhoan.vn bao gồm: TS Tô Kim Ngọc - Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng, Bà Nguyễn Thu Hà – Phó Tổng Giám đốc Vietcombank, Ông Lê Đắc Sơn - Tổng Giám đốc VPBank, Ông Johan Nyvene - Tổng Giám đốc CTCP chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) và Bà Cao Thị Hồng - Giám đốc khối kinh doanh dịch vụ chứng khoán CTCK Quốc tế (VIS) đã có mặt tại trụ sở Tòa soạn để thực hiện cuộc giao lưu Bàn tròn trực tuyến: “Điểm nóng” cổ phiếu ngân hàng với quý vị độc giả.
"Điểm nóng" cổ phiếu ngân hàng  ảnh 1

binh - 205 ngo gia tu, p9,110,hcm - (Email: binhđv@yahoo.com.vn)

Liệu giá bán cổ phiếu VCB cho đối tác nước ngoài cao quá thì có ảnh hưởng đến giá các cổ phiếu ngân hàng đang niêm yết và OTC không? Xin cảm ơn!

 TS Tô Kim Ngọc: Hiện nay NHNT đang bán cho nhà đầu tư chiến lược với mức giá 2 con số, điều này chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tới giá cổ phiếu ngân hàng trên thị trường niêm yết và OTC, nhưng một sự ảnh hưởng tới giá cổ phiếu chung sẽ không xảy ra. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng chưa thể nói rõ bởi sự tồn tại của các NHCP hàng đầu trên thị trường đã khẳng định được vị trí của nó và đã thể hiện được sự hấp dẫn của nó đối với một lượng người đầu tư nhất định. Việc chuyển đổi một NHTM NN sang hình thức tổ chức quản lý của công ty cổ phần (hơn nữa là do NN nắm cổ phần chi phối) cũng cần thời gian đẻ khẳng định vị trí.

 Ông Johan Nyvene: Tôi nghĩ chiều hướng sẽ ngược lại với dự đoán của bạn.Các nhà đầu tư tổ chức và nước ngoài sẽ có đánh giá giá trị cổ phiếu VCB xác thực hơn. TRong khi đó các nhà đầu tư cá nhân và trong nước sẽ có chiều hướng bầy đàn và kỳ vọng nhiều hơn.

 

Nguyen Tien Trung - 37C chung cu Tan Phu, Q.Tan Phu, TP.HCM - 0982.88.1980 (Email: thhht2001@yahoo.com)

Kính thưa ông Lê Đắc Sơn! Tôi xin hỏi rằng, VPBank có kế hoạch niêm yết CP lên sàn chứng khoán không? Nếu có thì dự tính là trong vòng khoảng bảo lâu nữa? Xin cảm ơn ông!

 Ông Lê Đắc Sơn: VP Bank đã có kế hoạch niêm yết trên TTCK. Dự kiến của chúng tôi là niêm ýêt vào đầu năm 2008. Tuy nhiên, mọi việc sẽ còn tuỳ thuộc vào quá trình làm thủ tục với UBCKNN cũng như tốc độ hoàn thành kiểm toán năm 2007 của chúng tôi. Khi các công việc này hoàn tất, chúng tôi sẽ niêm yết trên sàn ngay.

 

Vũ Đức Hưng - 45/11Tiền Cảng p.Thắng Nhất Vũng tàu - 064812365 (Email: vhung@s.vnn.vn)

Ngoại trừ hai Ngân hàng đã niêm yết, còn các Ngân hàng khác chậm trễ lên sàn hoặc maĩ mãi không lên sàn,điều này noí lên điều gì về tính "hot" cuả CP Ngân Hàng?

 Bà Cao Thị Hồng: Theo tôi được biết, một lý do khiến có một số ngân hàng chưa thực hiện niêm yết là vì họ vẫn chưa đàm phán được đối tác chiến lược. Trong thời gian tới, UBCK Nhà nước sẽ tăng cường công tác quản lý các công ty đại chúng, việc giao dịch tập trung cũng sẽ làm tăng tính thanh khoản của các cổ phiếu tự do nói chung mà đặc biệt là cổ phiếu các ngân hàng .

 Ông Lê Đắc Sơn: Hiện tại, tôi tin rằng, có một số ngân hàng có kế hoạch niêm yết giống như ACB và STB. Bản thân VP Bank cũng đang chuẩn bị điều này với một tốc độ tối đa để hoàn tất các thủ tục.

 

Lê Hoàng Việt - Cam Ranh, Khánh Hòa - (Email: vietpaul@yahoo.com)

Chào chị Hà! Hiện tại có rất nhiều nhà đầu tư đang chờ kết quả thương thảo giữa Vietcombank và các đối tác nên giá giao dịch cổ phiếu khối ngân hàng có phần chững lại, đặc biệt là khối OTC. Xin hỏi việc các nhà đầu tư lấy giá của VCB làm chuẩn cho các NH khác là có nên hay không? Thời gian qua có rất nhiều tin đồn về giá của VCB bán cho đối tác, chị có thể có một thông tin chính xác về tình hình đàm phán hiện tại hay không? Cám ơn chị Hà rất nhiều và chúc chị sức khỏe.

 Bà Nguyễn Thu Hà : Các tin đồn về giá VCB bán cho đối tác chiến lược thời gian vừa qua là không có căn cứ. Hiện tại VCB vẫn đang trong quá trình hoàn tất việc đàm phán, hiện chưa có kết quả cuối cùng về giá bán.

 

Minh - Hà Nội - (Email: minhvt@yahoo.com)

Chào chị Hà, tôi đã từng là cán bộ của Vietcombank nhưng hiện đã nghỉ hưu được 3 năm, tôi xin hỏi khi Vietcombank cổ phần hóa tôi có được mua cổ phiếu ưu đãi hay không? Tôi có hỏi một số người bạn vẫn còn đang công tác tại Vietcombank thấy nói rằng những người nghỉ hưu thì không được mua ưu đãi, điều này có bất công với chúng tôi hay không khi chúng tôi đã đóng góp gần như toàn bộ thời gian làm việc của mình để xây dựng nên Vietcombank như ngày nay?

 Bà Nguyễn Thu Hà
"Điểm nóng" cổ phiếu ngân hàng  ảnh 2

 Bà Nguyễn Thu Hà

Về vấn đề này, VCB đã nhiều lần kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền khác. Chính phủ đã có văn bản trả lời chính thức, việc bán cổ phần ưu đãi cho người lao động thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành (Nghị định 109/2007/NĐ-CP). Theo quy định, chỉ những người lao động có tên trong danh sách thường xuyên tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa được mua cổ phần ưu đãi.
 

Nguyễn Văn Khải - 112 Điện Biên Phủ, Q. Bình Thạnh, - 0916277336 (Email: khainv@thaibinhshoes.com.vn)

1. Theo các anh/ chị thị chỉ số P/E của ngành ngân hàng khoảng bao nhiêu là hợp lý. 2. Cơ hội của ngành ngân hàng VN ở đâu?

 Ông Lê Đắc Sơn: Để nói về một chỉ số PE hợp lý cũng còn phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của từng ngân hàng. Khi một ngân hàng còn mới và có tiềm năng phát triển lớn thì có thể có một chỉ số PE cao, trong khi những ngân hàng đang bước vào giai đoạn hoạt động ổn định hơn sẽ có PE thấp hơn. Theo tôi, vì thị trường ngân hàng, nhất là những ngân hàng cổ phần còn đang trong giai đoạn phát triển mạnh, nên có thể có một chỉ số PE khá cao và con số 25-30 lần như hiện nay mặc dù có thể cao hơn so với các nước trong khu vực và thế giới, nhưng cũng có thể chấp nhận được.
Ngành ngân hàng VN còn rất nhiều tiềm năng, vì kinh tế VN mới ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng sẽ thành công trong 5-10 năm tới.

 Bà Nguyễn Thu Hà : Không có chuẩn mực chung cho việc xác định sự hợp lý của chỉ số P/E, mà nó phụ thuộc vào sự phát triển của từng thị trường.
Cơ hội của ngành ngân hàng Việt Nam là rất lớn: Nền kinh tế tăng trưởng tốt với tốc độ cao, Việt Nam có tỷ lệ dân số trẻ cao và nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ có tiềm năng lớn, hội nhập kinh tế cũng mở ra nhiều cơ hội cho các ngân hàng trong nước phát triển không chỉ ở trong nước mà còn vươn ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên cũng có nhiều thách thức và khó khăn tiềm ẩn, do đó ngân hàng nào nắm bắt tốt cơ hội sẽ có điều kiện phát triển tốt.

 

Hoang Chau - Đà Nẵng - (Email: trieuchau_2002@yahoo.com)

Thời gian gần đây có rất nhiều đại diện của các CTCK mắc lỗi hủy lệnh trong cùng đợt khớp lệnh định kỳ. Xin hỏi đại diện 2 CTCK cho biết ý kiến của mình về vấn đề này? Và với nhân viên của mình, ông/bà có biện pháp xử lý như thế nào? Xin cám ơn!

 Bà Cao Thị Hồng: Như các bạn biết, với quy trình giao dịch như hiện tại cùng với sự nóng lên của thị trường như hiện nay, những lỗi mà nhân viên nhập lệnh các CTCK đã mắc phải có nguy cơ bị tăng lên, đa phần không phải là do cố ý của nhân viên hay CTCK. Thực tế, đây là những lỗi do nguyên nhân khách quan vì áp lực quá lớn. Rất may mắn là đến thời điểm này, CTCK Quốc tế vẫn chưa mắc phải lỗi này. Chúng tôi cũng luôn thực hiện nâng cao năng lực của các đại diện sàn cũng như tổ chức rút kinh nghiệm từ các lỗi của các đại diện sàn của các CTCK khác. Đương nhiên, chúng tôi cũng có quy định chế tài nghiêm khắc nếu các nhân viên mắc lỗi.

 

Đặng Việt Hải - Hoang Mai, Ha Noi - (Email: haivd@yahoo.com)

HSC có nhắm đến các nhà đầu tư nước ngoài? Việc mở rộng thị trường ngoại của công ty hiện được tiến hành như thế nào?

 Ông Johan Nyvene: Chắc chắn là HSC đang và sẽ tiếp tục tiếp cận thị trường các nhà đầu tư tổ chức và nước ngoài. CHúng tôi có đối tác chiến lược là Dragon Capital, họ đang và sẽ hỗ trợ cho HSC tiếp cận đến các nhà đầu tư ngoại mà trước kia chỉ nhắm đến việc đầu tư qua các quỹ. Các nhà đầu tư này sẽ có chiều hướng đầu tư trực tiếp vào VN trong tương lai. Chúng tôi sẽ chú trọng vào việc cung cấp thông tin thị trường và các bản phân tích cho các nhà đầu tư tổ chức.

 

Chapter - G29 - (Email: vtc315@yahoo.com)

1/ Cho hỏi chỉ thị 03 hiện nay đã được nới lỏng hay chưa? hiệu lực như thế nào? 2/ Tình hình thị trường từ đây đến cuối năm diễn biến ra sao? xin cảm ơn

 TS Tô Kim Ngọc
"Điểm nóng" cổ phiếu ngân hàng  ảnh 3

Bà Tô Kim Ngọc

Hiện vẫn chưa có thông tin về việc Chỉ thị 03 sẽ được nới lỏng. Thực tế, trong thời gian hiệu lực của Chỉ thị 03 thì TTCK vẫn sôi động. Ngoài ra, việc khống chế tỷ lệ 3% trên tổng dư nợ không phải là lớn và mục đích của Chỉ thị 03 là nhằm đảm bảo tính an tòan cho hệ thống ngân hàng. Nhiều nước trên thế giới cũng áp dụng biện pháp này. Tuy nhiên, theo tôi, việc xem xét lại cơ cấu của chứng từ có giá trong khuôn khổ Chỉ thị 03 là cần thiết, căn cứ vào mức độ rủi ro của từng loại. Cụ thể là chứng từ có giá nào có tính an tòan cao thì tỷ lệ cho vay của nó có thể cao hơn đối với các loại chứng từ có giá khác.
Theo quy luật thì TTCK có xu hướng đi lên trong quý IV. Hiện nhiều tổ chức tài chính quốc tế cũng như trong nước có những đánh giá tích cực về TTCK VN; nhà đầu tư nước ngoài ngày càng quan tâm đến TTCK VN, bởi VN là thị trường mới nổi. Dự báo, luồng vốn FDI, FII vào VN sẽ tiếp tục tăng mạnh. Ngoài ra, rất nhiều tổ chức đầu tư đang trông chờ vào các đợt IPO của các DN lớn, điều này sẽ kích thích TTCK VN phát triển. Trong khi đó, VN không có rào cản về luồng vốn đầu tư FII.

 Ông Johan Nyvene
Tôi nghĩ thị trường sẽ tiếp tục đi lên mặc dù vẫn có thể có một vài điều chỉnh nhỏ.

 Bà Cao Thị Hồng: Theo tôi được biết, hiện tại Ngân hàng Nhà nước cho có động thái nới lỏng Chỉ thị 03, và thời gian thực hiện là 31/12 năm nay.
Về dự báo diễn biến giá của thị trường, bạn vui lòng xem các câu trả lời trên nhé.

 

Minhmi - 86 Thái Hà - HN - 0902001284 (Email: quachphuminh@yahoo.com)

Cho cháu xin hỏi chú Lê Đắc Sơn một câu: Là 1 Lãnh đạo của Ngân hàng VPBANK chú nên phải làm gì để thoát khỏi cái bóng của 2 ngân hàng STB và ACB trên sàn niêm yết. Cháu thấy giá cổ phiếu VPB luôn phụ thuộc vào 2 ngân hàng này. STB,ACB lên thì VPB mới lên và ngược lại. Trong khi đó cháu thấy thương hiệu VPB còn hơn 2 ngân hàng này nhiều. Theo chú sắp tới chú có chiến lược phát triển gì để có thể vượt xa các ngân hàng bạn? Xin cảm ơn chú! MINHMI

 Ông Lê Đắc Sơn: Thứ nhất, hai ngân hàng STB và ACB là hai ngân hàng lớn, niêm yết trên sàn sớm nhất, và cũng là hàn thử biểu cho các ngân hàng, vì thế giá cổ phiếu của 2 ngân hàng đó lên, xuống cũng tác động đến giá của các ngân hàng cổ phần trên TT OTC, chứ không chỉ tác động riêng đến giá cổ phiếu của VP Bank.
CÒn về chisn lưựoc phát triển của VP Bank, để tạo ra một sự khác biệt lớn giữa VP Bank và các ngân hàng khác, cần phải có một thời gian từ 3-5 năm để xây dựng nền móng cho chiến lược khác biệt, chứ không thể một sớm, một chiều mà làm được. VP Bank đang làm điều đó và cháu cũng đang có thể thấy được một phần của chiến lược khác biệt này. Chú nghĩ rằng, sau 1-2 năm nữa, cháu sẽ thấy được sự khác biệt rõ ràng hơn của VP Bank so với các ngân hàng khác trên thị trường ngân hàng.

 

Lê Tâm - 53D Lý Thường Kiệt, Q.10 - (Email: lenghuytam@yahoo.com)

Giá trị sổ sách của CP Vietcombank nếu tính đến thời điểm hiện tại là bao nhiêu? Vui lòng cho đánh giá về tính ảnh hưởng đối với thị trường chứng khoán nói chung & CP ngân hàng nói chung sau khi Vietcombank IPO?

 Bà Nguyễn Thu Hà : Theo số liệu đã được kiểm toán, tính đến 31/12/2006, giá trị sổ sách của VCB là 11.127.248 triệu đồng.
VCB là một trong những ngân hàng hàng đầu, trụ cột của nền kinh tế được Chính phủ lựa chọn thí điểm cổ phần hóa. Dĩ nhiên, việc cổ phần hóa của VCB sẽ có những ảnh hưởng tích cực đối với thị trường vì nó minh chứng quyết tâm của Chính phủ trong việc thực hiện cam kết cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn của Nhà nước trong đó có cả các ngân hàng thương mại nhà nước.
Đối với TTCK, VCB IPO và niêm yết sẽ cung cấp một loại hàng hóa top blue chip chào sàn với khối lượng giao dịch lớn sẽ là một tín hiệu vui cho các nhà đầu tư, hứa hẹn các phiên giao dịch sôi động, kích hoạt thị trường phát triển mạnh hơn nữa.

 

Trần Tuấn Trung - 18 Phan Huy Chú Hà Nội - (Email: tttacbs@yahoo.com.vn)

Mấy hôm nay một số bài báo cho rằng thị trường cổ phiếu OTC ngân hàng đang nóng lên do các ngân hàng làm ăn tốt, tuy nhiên các ngân hàng hầu như không công bố cơ cấu lãi thu được . Vậy việc tăng giá của các cổ phiếu ngân hàng dựa trên cơ sở nào ?

 Ông Johan Nyvene: Có nhiều yếu tố đưa đến việc cổ phiếu ngân hàng tăng giá trong thời gian qua, chẳng hạn lợi nhuận từ đầu năm đến nay tăng trung bình 70-80% so với cùng kỳ năm ngoái; CP ngân hàng đã giảm giá nhiều trong mùa hè vừa qua nên tăng trở lại như hiện nay là chuyện đương nhiên; thị trường ngân hàng của VN còn nhỏ bé nên tiềm năng còn lớn, đây là yếu tố tương lai; các ngân hàng cũng có những khoản kinh doanh khác ngoài các lĩnh vực truyền thống như kinh doanh chứng khoán hoặc BĐS.

 TS Tô Kim Ngọc: Ngân hàng là một chủ thể kinh doanh trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ, việc duy trì một danh mục đầu tư tài chính tốt là mục tiêu của hoạt động ngân hàng. Tính đến hết tháng 9, nhiều ngân hàng đã vượt mức kế hoạch lợi nhuận cả năm. Trong khi quý II và III là giai đoạn mà các khỏan đầu tư tài chính khó thể đem lại lợi nhuận lớn. Do đó, kết quả kinh doanh của các ngân hàng có thể nói là khá bền vững dựa vào những dịch vụ, sản phẩm chính của ngân hàng, nhất là những ngân hàng có đẳng cấp.

 

le van lam - dong nai - 0909180678 (Email: chauphuonglt@yahô.com.vn)

Trái phiếu VCB chuyển đổi sang cổ phiếu có được ưu đãi gì về giá không? Đây là loại trái phiếu niêm yết trên sàn, như vậy khi chuyển đổi sang CP phải theo nguyên tắc thị trường chứ, thưa bà Thu Hà?

 Bà Nguyễn Thu Hà : Trong bản công bố thông tin khi phát hành cũng như cáo bạch khi niêm yết trái phiếu, VCB đã nêu rất rõ cách thức chuyển đổi và cách thức xác định giá chuyển đổi cụ thể là trái phiếu được quyền ưu tiên chuyển đổi thành cổ phiếu theo giá đấu giá bình quân vào ngày IPO.

 

Hoàng Anh - Trần Hưng Đạo, Hà Nội - (Email: hoanganh@mail.com)

Tôi xin hỏi bà Hồng một câu hỏi: Hiện nay, các cổ phiếu mới lên sàn luôn là điểm nóng của thị trường và dư mua với khối lượng lớn mà tôi nghe mọi người nói chủ yếu là do định giá chào sàn quá thấp. Xin bà cho biết ý kiến của mình như thế nào? Liệu đây có thực sự là xu hướng chung của các doanh nghiệp niêm yết mới? Nhiều mã chứng khoán chúng tôi đã mua ngoài OTC với giá khá cao, nhưng lên sàn lại áp mức quá thấp, đây có phải là thiệt hại cho chúng tôi?

 Bà Cao Thị Hồng: Chào bạn. Tôi nghĩ câu hỏi của bạn rất thú vị. Quả thực là, giai đoạn gần đây, khi thị trường chứng khoán có dấu hiệu ấm lên thì cổ phiếu của các công ty mới niêm yết được các nhà đầu tư săn lùng ráo riết. Như các bạn quan sát thấy hiện tượng của HDC, VTO, PET.. đã liên tục tăng trần và có khối lượng dư mua lớn ngay sau những ngày chào sàn. Tôi nghĩ đây một phần cũng là yếu tố tâm lý, các nhà đầu tư nên áp dụng các phương pháp định giá cổ phiếu để có chính kiến khi quyết định đầu tư, tránh chạy theo tin đồn hoặc tâm lý đám đông, dễ xảy ra thiệt hại.
Tâm lý các doanh nghiệp khi mới niêm yết là muốn thu hút sự chú ý cũng như tạo đà cho cổ phiếu, họ không có xu hướng định giá quá cao. Chính vì vậy mà các cổ phiếu khi chào sàn thường tăng giá hơn là giảm giá.

 

Manh Hung - B10 - hong mai - (Email: hienndh72@yahoo.com)

Theo chi Hà thi: Hiện tại VCB vẫn đang trong quá trình hoàn tất việc đàm phán, hiện chưa có kết quả cuối cùng về giá bán nhưng theo TS Tô Kim Ngọc: Hiện nay NHNT đang bán cho nhà đầu tư chiến lược với mức giá 2 con số. vậy đau là thông tin chính xác ? Xin các anh chị tra lời gúp

 TS Tô Kim Ngọc

Đúng là hiện VCB vẫn đang đàm phán về mức giá bán cổ phần cho đối tác chiến lược. Hai con số là một mức giá tham khảo, không phải là con số chính xác.

"Điểm nóng" cổ phiếu ngân hàng  ảnh 4

 

Lý Thiên Bảo - Q1 - HCM - (Email: ltbaoquannhat1@gmail.com)

Xin hỏi các vị chuyên gia, có phải cứ mua cổ phiếu của những ngân hàng quy mô nhỏ, chưa bán cổ phần cho nước ngoài là có lợi hơn mua cổ phiếu của những ngân hàng lớn hay không?

 Bà Cao Thị Hồng: Khi đầu tư vào một loại cổ phiếu nào đó, điều bạn quan tâm không hoàn toàn là hiện tại mà cả tương lai của doanh nghiệp. Do đó, tôi không hoàn toàn đồng tình với ý kiến bạn đưa ra. Nếu bạn mua cổ phiếu ngân hàng đáp ứng những yêu cầu trên mà không có năng lực phát triển hay làm ăn kém hiệu quả thì liệu có tốt hơn việc bạn đầu tư vào ngân hàng lớn mà làm ăn hiệu quả? Đấy là còn chưa tính đến yếu tố tính thanh khoản của các cổ phiếu này trên thị trường, nhất là trong điều kiện thị trường suy thoái. Khi đó, vốn bạn còn khó thu hồi được chứ đừng nói đến chuyện có lãi.

 

Trần Văn Tân - So 6 Lạc Long Quân, Quận 11, TP.HCM - (Email: tranvantan180200@yahoo.com)

Xin cho hỏi ông Johan Nyvene vì sao giá cổ phiếu Ngân hàng giao dịch trên thị trường OTC phục hồi chậm so với giá cổ phiếu niêm yết nói chung và giá 2 cổ phiếu ACB và STB nói riêng?

 Ông Johan Nyvene: Thứ nhất là vì ACB và STB là hai ngân hàng hàng đầu ở VN nên giá của họ bao giờ cũng có một premium. Thứ hai, thị trường OTC đã mang đến cho nhiều người kinh nghiệm thương đau trong mùa hè vừa qua nên nhà đầu tư còn dè dặt.

 

Xuân Hoàng - Hà nội - (Email: hhh@yahoo.com)

Câu hỏi dành cho bà Hà, Trong việc CPH và IPO Vietcombank sắp tới, các nhà đầu tư bên ngòai như chúng tôi không có và không thể biết gì về VCB ngoài Bản cáo bạch hoặc là các báo cáo tài chính chung chung của những năm trước. Do vậy việc đánh giá giá trị thật của VCB quả là khó khăn. Vậy bà có thể cho chúng tôi lời khuyên gì trong việc đấu giá Cổ phần VCB? Ví dụ, thương hiệu VCB có được tính vào giá tri công ty không? Tổ chức nào định giá thương hiệu này. Cảm ơn bà.

 Bà Nguyễn Thu Hà : Nếu được kiểm toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế và việc thông tin được minh bạch cũng như uy tín của doanh nghiệp được bảo đảm thì chỉ cần các thông tin trên bản cáo bạch, báo cáo tài chính đã được kiểm toán, các thông tin so sánh trên thị trường của các cổ phiếu cùng loại, nhà đầu tư có thể đánh giá được giá trị của doanh nghiệp qua những dữ liệu trên. Các nhà đầu tư chuyên nghiệp luôn có khả năng này.
Đối với VCB, theo phê duyệt của Chính phủ, Credit Suisse là nhà tư vấn tài chính của VCB đã chọn các phương pháp tổng hợp để xác định giá trị của VCB. Thương hiệu không được đề cập như một tài sản độc lập để tính toán, mà được xem xét tổng hòa trong các phương pháp xác định giá trị khác nhau.

 

Hoài Nam - 189 Vương Thừa Vũ - (Email: gloryhn@gmail.com)

Trong hoạt động ngân hàng các chỉ tiêu tài chính nào phản ánh rõ nhất hiệu quả hoạt động của một ngân hàng? Trong thời gian tới các yếu tố nào có thể coi là quyết định tới sức cạnh tranh của một ngân hàng: công nghệ, hệ thống, nhân sự..?

 Ông Johan Nyvene: Thứ nhất là hiệu quả huy động tiền gửi, thứ hai là hiệu quả cho vay trên tổng tiền gửi, thứ ba là tỷ lệ doanh thu từ hoạt động cho vay và các hoạt động thu phí, thứ tư là tỷ lệ nợ xấu. Ngoài các chỉ số tài chính ra, còn phải nhìn đến yếu tố kiểm soát nội bộ và năng lực của ban lãnh đạo.

 TS Tô Kim Ngọc: Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá hoạt động của một ngân hàng. Các chỉ tiêu tài chính thông dụng là EPS, ROE... Ngoài ra, có thể tham khảo thêm một số chỉ tiêu phản ánh tính thanh khỏan, chỉ tiêu đo lường rủi ro như rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá. Những chỉ tiêu này cho thấy tính bền vững hơn của hoạt động ngân hàng.
Yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của một ngân hàng bao gồm tổng thể các yếu tố bạn nêu, đặc biệt là yếu tố nhân lực và công nghệ.

 Bà Nguyễn Thu Hà : Trong hoạt động ngân hàng, các chỉ tiêu quan trọng cần phải chú ý là: Tổng tài sản, ROA, ROE, CAR, NPL.
Trong các yếu tố quyết định tới sự cạnh tranh của ngân hàng thì nguồn nhân lực và công nghệ là yếu tố cơ bản, nhưng quản trị doanh nghiệp là yếu tố quan trọng hơn cả.

 Ông Lê Đắc Sơn: Chỉ tiêu cơ bản vẫn là tỷ lệ cổ tức mà ngân hàng trả cho cổ đông hàng năm. Trong thời gian tới, yếu tối quyết định tới sức cạnh tranh và khả năng phát triển lâu dài của một ngân hàng là hệ thống công nghệ để phát triển sản phẩm, đội ngũ CBCNV và hệ thống kiểm soát rủi ro tại mỗi ngân hàng.

 

hoangminh - 16 Đại La - 01689308936 (Email: hoffnungfuer@yahoo.com)

Việc CP ngân hàng trở thành CP tốt là điều đáng mừng. Nhưng bao giờ thì NĐT mới hết phải chịu cảnh có CP ngân hàng sẵn trong tài khoản mà liên tục bị bỏ lỡ cơ hội mua, bán chỉ vì các nhân viên tại sàn chứng khoán làm ăn tắc trách, không đàng hoàng, tự ý bỏ hoặc không vào lệnh cho khách hàng. Việc xấu này nên trách ai?

 Bà Cao Thị Hồng
"Điểm nóng" cổ phiếu ngân hàng  ảnh 5

Bà Cao Thị Hồng

Nếu bạn là nhà đầu tư ở CTCK Quốc tế, tôi cam kết sẽ không có chuyện nhân viên của VIS làm ăn tắc trách không đàng hoàng hoặc tự ý bỏ lệnh của khách hàng. Chúng tôi luôn đặt mục tiêu vì quyền lợi cao nhất của khách hàng.

 

Duong ba van - Đong Anh - (Email: dbvdonganh2001@yahoo.com)

Tôi muốn hỏi rằng, chúng ta sắp tới có mở thêm room cho nhà dầu tư nước ngoài mua cổ phiếu của ngành ngân hàng không? Và điều này có tác động như thế nào đến thị trường CK?

 TS Tô Kim Ngọc: Hiện nay chưa có dự định về việc mở room cho nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu ngân hàng.

 Ông Johan Nyvene: Tôi nghĩ các cơ quan chức năng vẫn đang xem xét để mở rộng room cho nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu ngân hàng như thời gian qua là 10% lên 15%. Hơn nữa, có những điều khoản cam kết WTO của VN, theo đó room cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ được tăng. Điều này sẽ tác động tốt đến TTCK.

 Bà Cao Thị Hồng: Điều này thuộc về chính sách vĩ mô của Chính Phủ, tôi không thể đưa ra nhận định. Theo tôi nghĩ, room của khối ngân hàng niêm yết hiện đã hết, cùng với thời gian vừa qua, sự cố nhầm room của STB dẫn đến việc đặt lệnh ồ ạt của các nhà đầu tư nước ngoài cho thấy nhu cầu đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài với cổ phiếu ngân hàng rất lớn; nên nếu thực hiện mở room, nhiều khả năng sẽ có những tác động tích cực đến TTCK. Tuy nhiên, TTCK không phụ thuộc hoàn toàn vào khối nhà đầu tư nước ngoài.

 

Lê Thành Trung - Hà Nội - (Email: dreamsyihou@gmail.com)

Tôi cũng đang theo dõi việc IPO của VCB, trong tất cả các câu hỏi mà nhiều người gửi tới quan tâm đến giá của CP VCB lúc IPO, đều nhận được câu trả lời là phụ thuộc vào các nhà đầu tư, nhưng điều Tôi muốn biết là dự đoán của các Ông, bà về giá của VCB khi IPO, bởi vì các Ông/bà đều là các chuyên gia tài chính cao cấp, như là người thầy của những người đầu tư, Tôi muốn nhận được ý kiến cụ thể về câu hỏi này theo quan điểm riêng của Ông/bà

 Ông Lê Đắc Sơn: Hiện nay, giá cổ phiếu VCB phụ thuộc vào phần thặng dư thu về từ việc bán ra cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và nhà đầu tư trong nước. Nếu những thông số này được Nhà nước công bố trước thì có thể xác định được giá VCB, nhưng hiện nay, vấn đề này vẫn là ẩn số, nên chưa đủ căn cứ để khẳng định giá VCB là bao nhiêu, mặc dù chúng tôi biết rằng, tiềm năng của VCB rất lớn.

 Ông Johan Nyvene
Tôi nghĩ giá đấu giá của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ thấp hơn giá đấu giá của các nhà đầu tư trong nước nhưng một thời gian sau thì giá cổ phiếu VCB sẽ điều chỉnh lên. Tôi không dám nói giá khả thi là bao nhiêu nhưng tôi tin đây là một cổ phiếu có thể đầu tư dài hạn.

 Bà Cao Thị Hồng: Không phải là bạn muốn tôi mắc tội định hướng thị trường đấy chứ?

 

NGUYỄN VĂN HIẾU - HẢI PHÒNG - (Email: HIEU_THAITU@YAHOO.COM)

anh chị đánh giá như thế nào về triển vọng của cổ phiếu ngân hàng và thị trường chứng khoán VN 3 tháng cuối năm 2007.

 Bà Cao Thị Hồng: Tôi nghĩ, với những thành tựu kinh tế mà chúng ta đã đạt được trong thời gian qua, cùng với chu kỳ của VN-Index, những dự báo tích cực về TTCK nói chung và diễn biến giá của các cổ phiếu ngân hàng riêng là khả thi.

 

pham van dong - haiduong - 0904005744 (Email: phattiphatloc27@yahoo.com.vn)

Xin chào các chuyên gia. Tôi rất vui khi được tham gia vào diễn đàn này. Thực thế hiện nay, tồi thấy một điều vô cùng hấp dẫn là thị trường tài chính Việt Nam hiện nay đang phát triển khá mạnh và không những năm nay mà trong thời gian tới cũng vậy. Nhưng tại sao khối ngân hàng và tài chính bảo hiểm của chúng ta lại chưa lên sàn niêm yết dù là ở Việt Nam hay bất kỳ một thị trường nào đó trên thế giới trừ hai công ty bảo hiểm là Bảo Minh và Bảo hiểm Dầu khí và 2 ngân hàng STB và ACB? Tôi thấy, khi mà các tổ chức trên niêm yết sơm thì uy tín của họ đối với mọi tổ chức và cá nhân là rất lớn, bởi ai cũng đều biết, ngân hàng đó làm án có minh bạch và có lãi, thực hay là ảo. Do vậy, đôi khi họ không cần phải mất nhiều tiền cho quảng cáo và tiếp thị mà vẫn được mọi người quan tâm và tín nhiệm. Tôi nghĩ, Việt Nam mình muốn là một thị trường hay trung tâm tài chính lớn thì việc các ngân hàng lớn tham gia niêm yết càng sớm càng tốt. Khi đó thì vị thế của tài chính của Việt Nam trên thế giới là rất khả thi. Bằng chứng là cả ACB và STB đều hết room đó thôi. Vậy tại sao các NHTMCP của ta lại không xem xét vấn đề đó nhỉ? Xin cám ơn!

 Ông Lê Đắc Sơn: Với VP Bank, kế hoạch niêm yết tôi đã trả lời ở trên.

 Bà Cao Thị Hồng: Theo tôi được biết, nhiều ngân hàng TMCP đang có kế hoạch niêm yết trong thời gian tới.

 TS Tô Kim Ngọc: Hiện nay, việc niêm yết của cổ phiếu ngân hàng trên sàn chính thức mới chỉ có 2, nhưng trên thị trường OTC đã có rất nhiều. Hiện UBCKNN đang khẩn trương đưa thị trường OTC vào khuôn khổ. Khi đó, thông tin sẽ được kiểm soát và minh bạch hơn. Sắp tới, một loạt NHTMNN sẽ được CPH và niêm yết, kể cả niêm yết trên TTCK nước ngoài (theo như dự kiến của BIDV).
Sở dĩ việc niêm yết của ngân hàng chậm bởi đây là lĩnh vực đặc biệt, đòi hỏi phải được chuẩn bị thật đầy đủ trước khi niêm yết để không gây nên đổ vỡ hệ thống.

 

Danh Quang - Hà Nội - (Email: ducminhbui01051979@hotmail.com)

Gửi: Chị Nguyễn Thu Hà- Phó TGĐ VCB Câu 1: VCB là ngân hàng mạnh trong lĩnh vực ngoại tệ. Gần đây, VCB được bầu chọn là "Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối cho doanh nghiệp tốt nhất năm 2007 ", giải thưởng của báo Asia Money. Giải thưởng này liệu có nâng cao vị thế của VCB trong đàm phán giá bán cho đối tác chiến lược nước ngoài không? Câu 2: Tôi được biết, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ của VCB trong năm nay khá cao, vậy tổng lợi nhuận năm nay của VCB có tăng đột biến so với năm trước không? Và điều này ảnh hưởng thế nào đến giá IPO của VCB sắp tới? Cám ơn chị!

 Bà Nguyễn Thu Hà : Giải thưởng mà bạn đề cập chỉ là một trong nhiều giải thưởng mà các tổ chức quốc tế có uy tín thừa nhận và bình chọn. Tất nhiên đây là một trong những yếu tố khẳng định thương hiệu của VCB trên thị trường trong nước và quốc tế, và đây cũng là một trong các yếu tố nâng cao vị thế của VCB trong đàm phán với đối tác chiến lược nước ngoài.

Kết quả lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm của VCB xấp xỉ 2.000 tỷ, trong đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể. Việc duy trì một mức lợi nhuận cao trong nhiều năm qua tất nhiên là có ảnh hưởng tốt tới giá IPO của VCB sắp tới.

 

Trinh Lan Tien - Ha Noi - (Email: ily_trinh@yahoo.com)

Gửi ông Lê Đắc Sơn Thị trường chứng khoán ấm lên thu hút sự quan tâm trở lại của nhà đầu tư. Để tận dụng cơ hội quý báu này các ngân hàng cổ phần đang tìm cách đẩy thêm tiền cho nhà đầu tư thông qua các cty chứng khoán và đưa ra những điều kiện cạnh tranh với nhau. Xin ông cho biết hoạt động này ở VP bank đang thế nào?

 Ông Lê Đắc Sơn

Ngân hàng Nhà nước hiện không cho phép các ngân hàng TMCP cho các công ty chứng khoán vay tiền để cung cấp cho nhà đầu tư trên TTCK. Vì vậy, tại VP Bank, chúng tôi cũng không làm việc này. Còn công ty chứng khoán của VP Bank chỉ làm trong phạm vi nguồn vốn tự có của mình.

"Điểm nóng" cổ phiếu ngân hàng  ảnh 6

 

Hoài Nam - 189 Vương Thừa Vũ - 0903447357 (Email: gloryhn@gmail.com)

Cùng với làn sóng thành lập ngân hàng mới là xu hướng mua bán hay sáp nhập các ngân hàng TMCP với nhau đặc biệt là các ngân hàng TMCP quy mô nhỏ hoặc mới chuyển từ ngân hàng cổ phần nông thôn lên ngân hàng đô thị có phải không? Xu hướng này diễn biến thế nào lành mạnh?

 Ông Johan Nyvene: Tôi nghĩ đây là xu hướng đương nhiên của tất cả mọi ngành nghề và đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng ở VN. Khi vẫn còn rất nhiều ngân hàng nhỏ lẻ không đủ sức cạnh tranh, mặc dù thị trường còn rất lớn. Dù vậy tôi cho rằng xu hướng này là rất lành mạnh và sẽ củng cố thêm chất lượng phục vụ của các ngân hàng.

 Ông Lê Đắc Sơn: Hiện nay thì xu hướng trên chưa diễn ra, nhưng trong tương lai xu hướng trên sẽ diễn ra như một hiện tượng bình thường. Bởi vì, cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước với nhau sẽ ngày càng tăng lên, cũng như cạnh tranh giữa NH trong nước và nước ngoài ngày càng quyết liệt, nên nếu ngân hàng nào vững sẽ tồn tại, còn ngân hàng nào không đứng được sẽ bị các ngân hàng lớn mua lại hoặc sáp nhập.

 TS Tô Kim Ngọc: Đây là xu hướng tất yếu. Thứ nhất, việc sáp nhập các ngân hàng có quy mô nhỏ để tạo thành ngân hàng có quy mô lớn hơn nhằm đa dạng sản phẩm, dịch vụ; trang bị công nghệ; tăng khả năng cạnh tranh... Thứ hai, việc chuyển từ mô hình ngân hàng TMCP nông thôn lên đô thị cũng nằm trong xu thế như vậy. Các ngân hàng này sẽ có khả năng mở rộng phạm vi hoạt động, giảm thiểu rủi ro, tăng cường khả năng liên kết... Tóm lại, xu thế này làm cho hệ thống ngân hàng mạnh lên, tăng cường khả năng cạnh tranh trong hệ thống. Thực tế, cho đến thời điểm này, tất cả các ngân hàng được tổ chức lại đều hoạt động hiệu quả hơn.

 Bà Cao Thị Hồng: Xu hướng mở rộng để tăng cường năng lực tài chính từ đó tăng năng lực cạnh tranh của khối các ngân hàng trong nước với khối các ngân hàng nước ngoài thời gian trong bối cảnh hội nhập kinh tế là xu hướng lành mạnh, mang tính tất yếu.

 

Nuyễn Xuân Điệp - 125 ngõ 289 Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nôi - (Email: daibang168@gmail.com)

Thưa ông/bà, theo ông/bà việc NHNN khống chế dư nợ vốn cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá, kinh doanh chứng khoán ở mức dưới 3% tổng dư nợ của tổ chức tín dụng đã hợp lý chưa, căn cứ nào đặt ra mức khống chế đó. Liệu có phải NHNN đã dùng biện pháp quá hành chính ko để quy định tỷ lệ này ? theo bà, có nên đưa chiết khấu giấy tờ có giá vào mục khống chế này không?

 Ông Johan Nyvene: Tôi nghĩ mức 3% là mức trung bình dư nợ cho vay chứng khoán của cả thị trường nên NHNN đã lấy mốc này. Cá nhân tôi nghĩ cần tăng tỷ lệ này lên ít nhất gấp đôi, vì thị trường VN vẫn chưa có dạng margin trading.

 

Quân - Đống Đa, Hà Nội - (Email: quantu_otcccc@yahoo.com)

Xin hỏi các vị chuyên gia, khi mở cửa thị trường ngân hàng tôi thấy ở các nước hầu hết đều phải sáp nhập các ngân hàng nội địa để cạnh tranh với các ngân hàng lớn nước ngoài. Không hiểu ở Việt Nam có chủ trương này hay không, và trong vai trò lãnh đạo của các ngân hàng thì các vị có thấy sức ép của việc sáp nhập các ngân hàng trong nước hay không?

 Bà Nguyễn Thu Hà : Xu thế của thế giới ngày nay là M&A kể cả trong lĩnh vực ngân hàng, tôi nghĩ Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này và các nhà quản trị ngân hàng đều phải có chiến lược trước xu thế đó.

 

Tran Huong - Hanoi - (Email: tranhuongvnc@vnn.vn)

Câu hỏi dành cho ông Lê Đắc Sơn. Kính chào ông, chúc ông sức khỏe và ngày càng thành công. Tôi có được biết, trước đây ông có thông báo là cổ tức của VPB năm nay sẽ chỉ chia bằng cổ phiếu. Vừa rồi tôi lại nhận được tiền mặt. Mặc dù rất vui, nhưng vẫn muốn hỏi ông, cuối năm có được cổ tức bằng cổ phiếu không? Thứ 2, việc bán tiếp cổ phần cho OCBC đang diễn ra thế nào? OCBC có tiếp tục mua hay VPB sẽ tiến hành theo phương án 2 là tự tăng vốn và thời điểm dự khiến thực hiện là bao giờ? Cám ơn ông nhiều!

 Ông Lê Đắc Sơn: Chào bạn, 6 tháng đầu năm nay, VP bank đạt hơn 140 tỷ đồng lợi nhuận. Lẽ ra, chúng tôi sẽ đến cuối năm để gộp chung với lợi nhuận 6 tháng cuối năm rồi chia cho các cổ đông bằng cổ phiếu, nhưng trong thời gian từ tháng 7 - 8, TTCK điều chỉnh giá của cổ phiếu nói chung, trong đó có cổ phiếu của VP Bank theo xuống, đồng thời Ngân hàng Nhà nước ban hành Chỉ thị 03, nên chúng tôi nghĩ rằng, các cổ đông cũng khó khăn trong việc chi tiêu cho các kế hoạch khác. Vì vậy, HĐQT đã quyết định tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt để giảm khó khăn tài chính cho các cổ đông.
Sau khi kết thúc năm 2007, căn cứ vào số lợi nhuận đạt được, chúng tôi sẽ xin ý kiến ĐHCĐ về vịêc chia tiếp cổ tức bằng cổ phiếu hay tiền mặt.

Việc bán cổ phần cho OCBC tôi đã đề cập ở trên. Mong bạn theo dõi để biết.

 

Mai Thanh - Gò Vấp - HCM - (Email: thanhntt@hotmail.com)

Xin cho hỏi, việc đấu giá cổ phần của VCB sẽ diễn ra như thế nào, có giống như đã làm với Bảo Việt hay không?

 Bà Nguyễn Thu Hà : Việc đấu giá của VCB sẽ thực hiện theo các quy định hiện hành.

 

Dư Đăng Long - Thanh Xuân - Hà Nội - 0913000078 (Email: duchac@gmail.com)

Tôi có mua CP OTC của Ngân hàng Rạch Kiến, xin cho biết một vài thông tin về NH này có được không? Cám ơn!

 Bà Cao Thị Hồng: Rất khó để tôi có thể trả lời bạn một cách đầy đủ ngay lúc này mọi thông tin mà bạn quan tâm. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể được tư vấn thông tin tại bộ phận môi giới và tư vấn đầu tư của chúng tôi tại trụ sở chính, tầng 3, toà nhà 59, Quang Trung, Hà Nội. Chúc bạn thành công.

 

Nguyễn công Thành - TP HCM - (Email: congthanh_ddl@yahoo.com)

Xin chúc sức khỏe các chuyên gia .Em mới tham gia chứng khoán 2 ngày nên không rõ lắm về câu trả lời về giá của Bà Hà "2 con số " có phải nằm trong khoảng từ 10 -99 nghìn hay không. Em và bà con nông dân Nam bộ rất mong BàHà chỉ giùm cho .Bọn em đoán mò mãi mà không ra. Cảm ơn các quý vị nhiều

 TS Tô Kim Ngọc: Bạn đừng quá quan tâm đến con số này, bởi đây là con số không chính xác. Con số chính xác phải đợi đến khi VCB công bố.

 

Lê Xuân Quang - Tân Bình, TP. HCM - (Email: lequang@yahoo.com)

Vietcombank có tuyên bố nợ xấu của mình rất thấp (không đáng kể), nhưng số công bố chỉ là kiểm toán của Vietnam, độ tin cậy thấp. Không biết theo kiểm toán quốc tế của Ernst & Young thì tỷ lệ nợ xấu thực tế của Vietcombank là bao nhiêu? Vietcombank cũng công bố vốn điều lệ của mình là trên 1.100 tỷ đồng, không biết đây có phải là vốn thực hay không bởi rất nhiều lần trong lịch sử ngân hàng Việt Nam, Bộ Tài chính mặc dù tuyên bố cấp thêm vốn cho ngân hàng nhưng thực ra không chuyển tiền sang mà chỉ là bút toán ghi sổ tăng vốn thôi. Vậy nếu cứ lấy con số “không thật” này để tính làm số vốn điều lệ khi phát hành cổ phiếu liệu có phải là gian dối không?

 Bà Nguyễn Thu Hà : VCB trong nhiều năm nay đã thuê các công ty kiểm toán quốc tế thực hiện việc kiểm toán. Tỷ lệ nợ xấu theo VAS là 2,3% và IFRS là 5,6%.
Vốn điều lệ của VCB là 4.300 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 11.127 tỷ đồng, đây là số đã được kiểm toán quốc tế công nhận.

 

lethanh - HN - (Email: lethanh0412@yahoo.com)

Thư TS Tô Kim Ngọc. Nhận định của bà về việc các đại gia ngân hàng, nhất là Vietcombank cổ phần hoá là điểm ngắm để các tập đoàn tài chính nước ngoài hướng tới? Trân trọng

 TS Tô Kim Ngọc: Đúng vậy. Nhưng VCB chỉ là một trong những điểm ngắm của các tổ chức đầu tư nước ngoài. Điều này phụ thuộc vào kết cấu danh mục đầu tư của họ. Thực tế là các tổ chức và cá nhân đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến cổ phiếu trên thị trường OTC cũng như trên thị trường niêm yết, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Đối với VCB, chắc chắn một điều là họ sẽ mua hết tỷ lệ cổ phiếu được phép mua.

 

Bui Hoang - Pho Hue - HN - 0903253325 (Email: buihoang78@yahoo.com)

Để trở thành NH bán lẻ đứng đầu VN, chú Sơn cho cháu hỏi định hướng và sơ lược về cách thức thực hiện được không ạ? Phần mềm mới CoreBanking bao giờ sẽ triển khai xong và nó sẽ giúp giảm bớt chi phí quản lý được bao nhiêu %? Chương trình 1.000 máy ATM bao giờ hoàn thành và các gói sản phẩm cho thẻ ATM có được đa dạng hoá sản phẩm không chú? Cám ơn chú.

 Ông Lê Đắc Sơn: Để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, VP bank đang thực hiện đồng thời 3 nền tảng cơ bản cho một ngân hàng bán lẻ. Một là phát triển mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch để tiếp cận đến mọi tầng lớp dân cư (hiện nay, VP Bank đã có 90 điểm giao dịch trên toàn quốc và sẽ có 110 -120 vào cuối năm nay).
Hai là phát triển công nghệ để phát triển sản phẩm thẻ (VP Bank đã xong) và sẽ lần lượt tung ra thị trường các loại thẻ khác nhau.
Ba là hệ thống thanh toán ngân hàng tự động ATM. Hiện nay, VP Bank đang triển khai lắp hệ thống ATM của mình trước mắt tập trung tại Hà Nội và TP. HCM. Tổng số có trên 300 điểm để lắp đặt máy ở 2 thành phố này và hiện tại, chúng tôi đã lắp được 100 máy ATM đang hoạt động và kết nối với hệ thống thanh toán của VCB.
Do đường truyền từ VNPT phải triển khai rất chậm, nên hy vọng từ nay đến cuối năm sẽ lắp đặt được 100 - 150 máy nữa. Dự kiến, trong 2-3 năm tới, chúng tôi sẽ lắp xong 1.000 máy ATM.
Máy ATM của VP Bank là máy hiện đại nhất trên thị trường hiện nay và có rất nhiều tính năng nên sẽ đa dạng hoá đựoc các sản phẩm thẻ ATM. Chúng tôi đang thiết kế những sản phẩm đó.
Về phần mềm core banking, khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11 sẽ triển khai xong và khi đi vào vận hành sẽ tiết kiệm được chi phí nhân sự, quản lý khoảng 30%.

 

Nguyễn Quang Ngọc - 74/252 Tây Sơn, Hà Nội - 0903215634 (Email: ngocjclc@yahoo.com)

Kính thưa ông Lê Đắc Sơn, TGĐ VPBank. Tôi thấy quy mô của VPB rất lớn, hơn nữa điều hành quản trị rất tốt, khoa học, lợi nhuận cao. Tại sao giá Cổ phiếu của VPB luông thấp hơn so với một số Ngân hàng TMCP khác có các quy mô gần giống VPB như MB, VIB, Habubank. Tất nhiên ngoại trừ quy luật cung cầu, Ông có ý kiến gì về vấn đề này?

 Ông Lê Đắc Sơn: Là bởi vì các nhà đầu tư kỳ vọng vào các ngân hàng khác còn room bán cho nhà ĐTNN lớn hơn của VP Bank. Tuy nhiên, nếu chỉ trông vào giá bán thì không nhất thiết phải bán cho nhà ĐTNN, mà các nhà đầu tư trong nước thậm chí còn trả giá cao hơn. Điều quan trọng nhất khi bán cổ phần cho nhà ĐTNN là tiếp nhận công nghệ quản trị điều hành để phát triển bền vững lâu dài, chứ không phải chỉ là lợi nhuận.

 

Nguyễn Minh Huyên - Gia Lâm, Hà Nội - (Email: nguyenminh@yahoo.com.uk)

Tôi muốn hỏi hai đại diện CTCK, với vai trò tư vấn của mình, trong thời gian vừa qua, quý Công ty đã có nỗ lực gì giúp chúng tôi khắc phục những khó khăn trong ra quyết định đầu tư. Bản thân tôi thấy là, với những cổ phiếu mới chào sàn, tôi hầu như không có nhiều thông tin, trong khi giá cả thì cứ lên vù vù sau đó. Công ty có lời khuyên nào cho nhà đầu tư trong tình huống này?

 Ông Johan Nyvene: Chúng tôi đã cải thiện bản tin hàng ngày và bản tin hàng tuần phát ra cho tất cả các nhà đầu tư mở tài khoản tại HSC. Vào mỗi thứ sáu hàng tuần, chúng tôi cũng có một đề tài thuyết trình ngay trên sàn giao dịch của chúng tôi về một công ty tiềm năng nào đó hoặc về một ngành nghề tiềm năng nào đó. Các bạn có thể đến sàn HSC để được tư vấn thêm.

Với những cổ phiếu mới chào sàn, các nhà đầu tư không nên đầu tư theo hiện tượng bầy đàn mà vẫn cần đánh giá qua các chỉ số tài chính của công ty đó.

 

Lê Tâm - 53D Cư xá Lý Thường Kiệt, Q.10 - (Email: lenghuytam@yahoo.com)

ROE của Vietcombank năm 2006 là khoảng 25% cao hơn trung bình ngành khoảng 19%. Vui lòng cho biết mảng kinh doanh nào của Vietcombank tạo ra tỷ lệ ROE cao như thế?

 Bà Nguyễn Thu Hà : VCB kinh doanh đa dạng, nhiều lĩnh vực. Xét về lợi nhuận tổng thể, hơn 40% đóng góp từ tín dụng, cho vay nền kinh tế. Phần còn lại bao gồm kinh doanh vốn, dịch vụ ngân hàng các loại,...

 

Nguyễn Thành Quân - 477 - Minh Khai Hà nội - 0989083679 (Email: n_t_quan80@yahoo.com)

Thưa ông Sơn, kế hoạch bán tiếp 5% cho OCBC đã được duyệt chưa. Cụ thể là bao giờ và bán với giá bao nhiêu ạ. Thưa ông, OCBC là cổ đông chiến lược, vậy OCBC đã làm gì để hợp tác với VPB như là 1 cổ đông chiến lược thật thụ ạ? Còn 1 vấn đề nữa, đó là trang web của VPB không có chất lượng về thông tin lắm. Trong đó các thông tin về hoạt động ngân hàng là rất cần thiết đối với khách hàng để yên tâm gửi tiền. Vậy Ban lãnh đạo VPB đã có ý định để nâng cấp trang web của mình lên không?

 Ông Lê Đắc Sơn: Về việc bán 5% cổ phần cho OCBC, tôi đã trả lời ở trên.

Về trang web, chúng tôi đang thiết kế lại để làm Internet banking và cung cấp thông tin tốt hơn ra thị trường.

 

Nguyen Thanh Ha - hai ba trung ha noi - (Email: ndhndhndh2003@yahoo.com)

Tôi muốn hỏi, trong phần đầu TS Tô Kim Ngọc đã trả lời: Hiện nay NHNT đang bán cho nhà đầu tư chiến lược với mức giá 2 con số, còn bà Nguyễn Thu Hà Các tin đồn về giá VCB bán cho đối tác chiến lược thời gian vừa qua là không có căn cứ. Hiện tại VCB vẫn đang trong quá trình hoàn tất việc đàm phán, hiện chưa có kết quả cuối cùng về giá bán. Vậy đâu là thông tin chính xác ?

 Bà Nguyễn Thu Hà : VCB khẳng định lại một lần nữa hiện chúng tôi vẫn đang trong quá trình hoàn tất đàm phán với đối tác chiến lược nước ngoài nên chưa có kết quả cuối cùng.

 

HAI TRAN - U S A - (Email: mt_hai@yahoo.com)

Cho hỏi, hiện nay một số môi giới của các CTCK nhập lệnh giao dịch trực tiếp tại Sở GDCK TP. HCM các cơ quan chức năng có hướng xử lý gì không?

 Ông Johan Nyvene: Chúng tôi rất mong việc đưa tất cả đại diện sàn về các CTCK. Với HSC, chúng tôi có một quy trình nhận lệnh và nhập lệnh cho khách hàng và chúng tôi đã triển khai nhiều biện pháp kiểm soát nội bộ để các nhân viên tuân thủ theo quy trình ấy.

 

Minh Nguyễn - Hoàn Kiếm , Hà nội - (Email: nguyenminhnhatqt@gmail.com)

Trên thị trường đang có tin đồn VPB sẽ niêm yết vào đầu năm sau, xin ông Sơn vui lòng xác nhận thông tin này có đúng hay không?

 Ông Lê Đắc Sơn: Đúng, tôi đã trả lời ở trên. Chúng tôi có kế hoạch này và đang nỗ lực hoàn tất thủ tục.

 

Nguyễn Tiến Sỹ - Hà Nội - (Email: doctorSyNT@gmail.com)

Chào ông Sơn, có nhiều tin đồn là có những “thế lực” lớn đứng phía sau VPB, xin hỏi ông Sơn hiện ai là người nắm giữ nhiều cổ phiếu nhất tại VPB, cá nhân ông và những người thân của ông nắm bao nhiêu cổ phiếu tại ngân hàng?

 Ông Lê Đắc Sơn: VP Bank là một NH hoạt động minh bạch và không có bất kỳ thế lực ngầm nào có thể điều khiển được VP Bank. Mọi tổ chức cũng như công việc quan trọng tại VP Bank đều được ĐHCĐ quyết định.
Hiện nay, cổ đông lớn nhất tại VP Bank là OCBC, nắm 10% và sắp tới sẽ tăng lên.

 

Nguyễn Mạnh Hưng - Hà Nội - 0904057812 (Email: nmhựng1975@yahoo.com)

Câu hỏi này mong được chuyển tới Ông Lê Đắc Sơn-Tổng Giám Đốc VPB: 1. Xin được hỏi ông về tiến trình tăng vốn đợt 2 của VPB 2. Tôi muốn được tìm hiểu về Bản cáo bạch của Cty thì liên hệ tại đâu. Rất mong được câu trả lời của ông. Trân thành cám ơn!

 Ông Lê Đắc Sơn: Việc tăng vốn xin anh xem thông tin ở trên.

Về bản cáo bạch, chúng tôi đang thực hiện thông qua một công ty chứng khoán uy tín tư vấn. Chúng tôi sẽ công bố bản cáo bạch khi nhận được giấy phép niêm yết của UBCKNN.

 

pham van hiep - hanoi - 0989322190 (Email: dantruong2208@yahoo.com.vn)

Cho tôi xin hỏi, mục tiêu của ngành tài chính của chúng ta hướng đến là gì? VCB trong tương lai cỏ phần đầu giá để trở thành một tập đoàn kinh tế số một, sở hữu nhiều lĩnh vực đầu tư của Việt Nam? Và sau khi cổ phần hóa, chiến lược của VCB sẽ là gì để là ngân hàng số 1 của Việt Nam? Tôi muốn biết tham vọng của VCB có được không? Xin cám ơn!

 Bà Nguyễn Thu Hà : Tầm nhìn của VCB là xây dựng VCB trở thành một tập đoàn tài chính đa năng tầm cỡ khu vực, trong top 70 những tập đoàn tài chính khu vực. Chiến lược là tập trung xây dựng 3 trụ cột trong nghiệp vụ ngân hàng là ngân hàng thương mại; ngân hàng đầu tư; dịch vụ tài chính khác.
Theo đó, mô hình của VCB sẽ là ngân hàng mẹ và các công ty thành viên hoạt động đa lĩnh vực như bảo hiểm, cho thuê tài chính, dịch vụ thẻ, tín dụng tiêu dùng, chuyển tiền,...

 

Sỹ Trung - Quan Nhân, Nhân Chính, Hà Nội - (Email: trunglesy@yahoo.com)

Tôi được biết sàn giao dịch của VIS thu hút rất đông nhà đầu tư. Liệu có xảy ra tình trạng quá tải không? Chứng khoán Quốc tế có kế hoạch gì để giảm tải không? Chứng khoán Quốc tế có dự định phát triển thêm mạng lưới giao dịch không?

 Bà Cao Thị Hồng: Trước hết, chúng tôi hết sức cảm ơn sự tín nhiệm mà nhà đầu tư đã giành cho VIS trong thời gian vừa qua. VIS đã và đang đáp ứng rất tốt các yêu cầu của các nhà đầu tư. Chúng tôi đang gấp rút triển khai các dịch vụ tiện ích giúp nhà đầu tư không phải trực tiếp đến sàn như: đặt lệnh qua SMS, Internet. Ngoài sàn giao dịch tại 59 Quang Trung, Hà Nội và 2 sàn giao dịch tại TP.Hồ Chí Minh tại toà nhà ITAXA, 126 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3 và tại toà nhà Starview, 63A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ mở thêm một số sàn giao dịch mới tại Hà Nội và các đại lý nhận lệnh tại một số tỉnh thành trên cả nước nhằm tiếp tục đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của nhà đầu tư.

 

Lân Phúc - HCM - (Email: phuclan@gmail.com)

Tôi xin có ba câu hỏi như sau: 1. Xin ông Sơn cho biết vắn tắt chiến lược của VP Bank có gì khác biệt cơ bản so với các ngân hàng TMCP khác của Việt Nam? 2. Quý vị có lời khuyên và lưu ý gì đối với một nhà đầu tư mới và muốn đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng tại thời điểm hiện nay? Những điểm nhà đầu tư có thể trông đợi ở phía ngân hàng thay vì các ngành khác? 3. Xin cho biết quan điểm của quý vị về cơ hội đầu tư vào các cổ phiếu ngân hàng trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

 Ông Lê Đắc Sơn: Sự khác biệt của VP bank là chúng tôi đặt mục tiêu trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam không chỉ dừng lại ở lý thuyết mà đã và đang triển khai đúng chiến lược mà một ngân hàng bán lẻ cần làm. Dần dần bạn sẽ thấy sự khác biệt ngày càng rõ nét hơn của VP bank trên thị trường.

Cổ phiếu trong lĩnh vực ngân hàng là loại cổ phiếu tốt, kể cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, nhưng các bạn phải lựa chọn cho chính xác, không phải ngân hàng nào cũng tốt như ngân hàng nào.

 

Nguyễn Hồng Nam - 94 Bà triệu - 8222988 (Email: namp126@yahoo.com)

Tôi xin phép được hỏi Bà Nguyễn Thu Hà: Thứ nhất: CP VCB sẽ chính thức lên sàn vào ngày nào? Hoặc trong khoảng thời gian nào? Thứ 2: Lợi nhuận của ngành NH thường có lợi nhuận cao. Vậy việc phân bổ lợi nhuận này có theo một quy định chung nào hay không? Hay do từng NH tự xác định và phân bổ.

 Bà Nguyễn Thu Hà : Sau khi chính thức hoàn tất quá trình cổ phần hóa, VCB sẽ tiến hành ngay các bước tiếp theo để thực hiện niêm yết cổ phiếu tại HOSE.
Việc phân bổ lợi nhuận của các ngân hàng thương mại nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính, còn sau khi cổ phần hóa sẽ do đại hội cổ đông quyết định.

 

Anh Thư - Cầu Giấy, Hà Nội - (Email: anhthu@yahoo.com)

Thưa bà Hồng, Công ty VIS đã có bước chuẩn bị như thế nào để chuyển việc quản lý tiền của NĐT cho ngân hàng?

 Bà Cao Thị Hồng: Hiện tại chúng tôi đang hoàn tất điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin để có thể kết nối với tổ chức tài chính đã được chúng tôi lựa chọn để thực hiện chuyển giao việc quản lý tài khoản tiền của nhà đầu tư.

 

LeHai - 28A DBP - 0912256906 (Email: Hailoanle@vnn.vn)

tại sao tình hình hoạt động KD của các NH và các chỉ số tài chính rất tốt mà giá CP của nó lại quá rẻ so với 1 số Cty khác đang niêm yết?

 Ông Lê Đắc Sơn
"Điểm nóng" cổ phiếu ngân hàng  ảnh 7

Ông Lê Đắc Sơn

Trên thực tế, nhiều ngân hàng trên OTC hoạt động tốt hơn nhiều so với công ty trên sàn nhưng vẫn chưa niêm yết. Còn số lượng các công ty trên sàn hiện nay đang ít trong khi NĐT thích đầu tư trên sàn vì họ cho rằng, DN trên sàn minh bạch hơn và cổ phiếu có tính thanh khoản cao hơn. Ngoài ra, có yếu tố của các nhà đầu tư nước ngoài trên sàn niêm yết cũng như yếu tố lướt sóng của các nhà đầu tư nội địa làm cho một số cổ phiếu niêm yết có giá cao hơn cổ phiếu của ngân hàng trên thị trường OTC.

 TS Tô Kim Ngọc: Đúng là khi nhìn vào sự biến động giá của các cổ phiếu có sự biến động không giống nhau giữa các cổ phiếu ngân hàng và các loại cổ phiếu khác, cụ thể là sự tăng giá thấp hơn so với một số cổ phiếu khác. Thị trường chứng khóan các nước cũng có tình trạng tương tự. Lý do là sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng rất khác biệt so với các ngành nghề khác. Sự thâm nhập vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng có sự thuận lợi hơn so với một số lĩnh vực đặc thù khác như công nghiệp khai khoáng, dầu khí... Các sản phẩm của các ngành công nghiệp này vì thế có tính chất độc quyền, hiển nhiên giá cũng mang tính chất đó. Do đó không thhể nhìn vào sự biến động giá của cổ phiếu NH và các cổ phiếu côngnghiệp khác để so sánh và rút ra kết luận rằng; cổ phiếu NH ít hấp dẫn hơn. Vấn đề là người đầu tư lựa chọn cơ cấu danh mục của mình như thế nào?

 Bà Cao Thị Hồng: Theo tôi, theo thời gian, quy luật thị trường sẽ đưa giá các cổ phiếu về đúng vị trí của nó. Nếu bạn đã thực sự tin tưởng vào cổ phiếu ngân hàng mà mình đã đầu tư thì hãy kiên định với lựa chọn của mình.
Chúc bạn thành công!

 

To Kim Thuy - Thanh Trì, Hà Nội - 0904139844 (Email: thuy2tk@yahoo.com.vn)

Xin chào các chuyên gia! Việc đấu giá Ngân hàng Vietcombank có ảnh hưởng lớn đến giá cổ phiếu các ngân hàng đang niêm yết trên sàn không? Nếu có, thì theo chiều hướng lên hay xuống. Xin cám ơn!

 Ông Johan Nyvene
Ông Johan: Tôi nghĩ việc đấu giá VCB có ảnh hưởng lớn đến cả thị trường chứ không chỉ ngân hàng. Tôi nghĩ có chiều hướng tích cực khả quan hơn vì việc CPH VCB là một sự kiện lớn cho cả thị trường. Nó đánh dấu một bước phát triển không những riêng trong TTCK mà còn đánh dấu công cuộc đổi mới DNNN của VN.

 Bà Nguyễn Thu Hà : Theo tôi, sẽ có ảnh hưởng nhất định nhưng không quá lớn vì mỗi ngân hàng được nhà đầu tư đánh giá giá trị nội tại và xem xét cung cầu trên thị trường để quyết định giá mua theo kỳ vọng của riêng mình đối với tiềm năng phát triển và giá trị tương lai của ngân hàng đó.

 

Nguyễn Quang Thắng - 22 Ngô Quyền - HN - 0982105879 (Email: quangthang75@gmail.com)

Theo tình hình thị trường, CP NH hiện đang chiếm tỷ trọng về khối lượng lớn trên thị trường, sắp tới rất nhiều NH phát hành thêm Cp để tăng vốn và một số NHNN thực hiện IPO, vậy việc này có làm loãng thị trường CP NH không? Theo ông (bà) diễn biến CP NH sắp tới thế nào?

 Bà Cao Thị Hồng
"Điểm nóng" cổ phiếu ngân hàng  ảnh 8

Bà Cao Thị Hồng

Theo nhận định của các chuyên gia tài chính lớn trên thế giới, quy mô của các ngân hàng Việt Nam hiện nay vẫn còn rất nhỏ, việc tăng vốn làm tăng năng lực tài chính của các ngân hàng hiện nay là tất yếu.
Hiện tại, nhu cầu của các nhà đầu tư trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói chung là rất lớn nên tôi nghĩ, việc tăng vốn của các NHTM hay IPO của các ngân hàng Quốc doanh sẽ không làm loãng thị trường vì nhu cầu của nhà đầu tư trong và ngoài nước là rất lớn. Việc tăng vốn này cũng đồng thời với tăng cung cho khối nhà đầu tư nước ngoài.
Về diễn biến cổ phiếu ngân hàng trong thời gian tới, theo tôi cùng với kết quả kinh doanh rất khả quan của các ngân hàng đã công bố trong thời gian qua như: ACB, VIBank, Techcombank, Sacombank... và kế hoạch cuối năm đạt ROE (thu nhập trên vốn chủ sở hữu)trên 20%; bên cạnh đó, chỉ số P/E hiện tại của hầu hết các ngân hàng chỉ khoảng 20 lần. Với những dữ liệu này, đương nhiên, cổ phiếu ngân hàng sẽ có những diễn biến tích cực cùng chiều với xu hướng tăng trưởng của VN-Index.

 Ông Lê Đắc Sơn: Thực sự lượng cổ phiếu NH so với các ngành khác trên thị trường chiếm tỷ trọng rất lớn. Tuy nhiên, việc chiếm tỷ trọng lớn cũng không có nghĩa là làm loãng thị trường, vì vịêc gia tăng cung cũng đồng thời với việc tăng cầu trên thị trường từ sự tham gia lớn hơn của NĐT trong nước và nước ngoài. Ngoài ra, việc cung tăng lên cũng không nhất thiết đồng nghĩa với vịêc giá cổ phiếu của ngành NH thấp đi, vì điều này phụ thuộc vào hiệu quả và lợi nhuận của từng ngân hàng. Ngân hàng nào làm ăn tốt giá đương nhiên sẽ cao hơn, ngân hàng làm ăn không tốt thì giá sẽ thấp hơn thậm chí các NĐT không quan tâm.

 

Nguyễn Xuân Kế - Láng Hạ, Hà Nội - (Email: xuankenguyen@yahoo.com)

- Số lượng ngân hàng ở Việt Nam hiện đã nhiều chưa?Quy mô trên dân số bao nhiêu thì hợp lý, ta không thể so sánh với các nước phát triển được vì ở nước ngoài đa phần dân chúng đều có sử dụng dịch vụ ngân hàng như :trả lương, thanh toán các dịch vụ. - Giá cổ phiếu ngân hàng hiện nay đang phục hồi và có dấu hiệu tăng nóng,vậy đâu là giá trị thực của cổ phiếu ngân hàng. - Nhiều ngân hàng công bố đang đàm phán với đối tác chiến lược nước ngoài để đẩy giá cổ phiếu của ngân hàng mình lên, sau đó hàng năm không thấy ký kết gì cả gây thiệt hại nặng nề cho những nhà đầu tư còn ít kinh nghiệm.

 Bà Nguyễn Thu Hà : Số lượng ngân hàng do thị trường quyết định, nó phụ thuộc vào trình độ dân trí, chất lượng ngân hàng. Hiện tại, thị trường Việt Nam có khoảng 80 ngân hàng và số lượng đơn xin thành lập ngân hàng mới điều đó có nghĩa thị trường vẫn còn tiềm năng cho hoạt động ngân hàng.

Giá cổ phiếu thì phụ thuộc vào giá trị nội tại của một doanh nghiệp,kỳ vọng của nhà đầu tư và cung cầu thị trường. Hiện nay các ngân hàng Việt Nam đều hoạt động tốt, ổn định và đạt được tốc độ tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, giá cổ phiếu ngân hàng có những biến động trong thời gian qua, điều đó có nghĩa giá cổ phiếu phụ thuộc vào kỳ vọng và cung cầu khá lớn, chứ chưa chắc chỉ xoay quanh giá trị thực.

Hiện tượng đẩy giá cổ phiếu bằng cách công bố đàm phán đối tác chiến lược là có. Theo tôi, ở vấn đề này cần phải có vai trò của cơ quan quản lý để giám sát việc công bố thông tin. Nhưng điều này chỉ ảnh hưởng tới nhà đầu tư ít kinh nghiệm mà thôi.

 Bà Cao Thị Hồng: - Với câu hỏi đầu tiên của bạn, tôi nghĩ nên để các chuyên gia ngân hàng trả lời. Họ là người trong cuộc mà (:)
- Về câu hỏi thứ hai của bạn, như các bạn thấy, không chỉ cổ phiếu ngân hàng mà cả VN-Index đang phục hồi, đây là kết quả của những chuyển biến tích cực của nền kinh tế và là kết quả ban đầu của quá trình hội nhập kinh tế Việt Nam. Tôi không nghĩ cổ phiếu ngân hàng đang tăng nóng mà nó đang trở về vị trí của mình. Nếu nói giá trị thực của cổ phiếu là bao nhiêu, tôi nghĩ khó có thể đưa ra câu trả lời chính xác ngay lúc này. Bạn đang ở Hà Nội, vì vậy nếu có thể, chúng tôi rất vui được đón bạn tại trụ sở chính của mình là Tầng 3, toà nhà 59 Quang Trung, Hà Nội vào 14h ngày mai - 12/10/2007, chúng tôi sẽ có buổi thuyết trình hướng dẫn xác định giá trị cổ phiếu theo phương pháp cơ bản.
- Xu hướng chọn lựa đối tác chiến lược, nhất là đối tác chiến lược nước ngoài của các ngân hàng Việt Nam là xu hướng tất yếu nếu các ngân hàng này muốn đi tắt đón đầu để tận dụng thế mạnh của đối tác trong công nghệ, kinh nghiệm về quản trị, tài chính quốc tế... Tôi không nghĩ các ngân hàng lại đi sử dụng cách này để đẩy giá lên. Bạn thấy đấy, chính vì mong muốn đạt mục tiêu này mà các cuộc đàm phán đối tác thường kéo dài, đôi khi mất cả năm mà vẫn chưa đạt mục tiêu mong muốn. Trong thực tế, một số ngân hàng đã cố gắng hết sức mà vẫn không thành công chứ không phải họ đã tạo thông tin giả. Nhà đầu tư nên chủ động tìm hiểu và xác minh thông tin chính xác, tránh ra quyết định theo kiểu tin đồn.

 Ông Lê Đắc Sơn: Về số lượng các NH tại VN như hiện nay là nhiều, nhưng về chất lượng và quy mô thì chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của thị trường.
Giá trị thực của các cổ phiếu ngân hàng được đo bằng tỷ lệ cổ tức mà các NH đem lại cho các cổ đông hàng năm cũng như tiềm năng phát triển lâu dài của ngân hàng đó. Tuy nhiên, ngân hàng là một ngành hoạt động rất phức tạp và nhạy cảm. Điều đặc biệt quan trọng là ngân hàng nào có hệ thống quản trị rủi ro tốt, có chiến lược đầu tư lâu dài, bền vững và có khả năng tạo lợi nhuận lâu dài cho các cổ đông thì giá cổ phiếu của ngân hàng đó hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư.
Có thể có những ngân hàng công bố trước thông tin về việc đàm phán tìm đối tác chiến lược nước ngoài, còn tại ngân hàng VP Bank, chúng tôi chỉ công bố khi đã hoàn tất việc ký kết với các cổ đông chiến lược và trên thực tế chúng tôi đã bán 10% vốn cổ phần cho Ngân hàng OCBC và đã chỉ công bố sau khi mọi việc đã được ký kết xong, chứ không công bố trước khi ký.

 Ông Johan Nyvene: Số lượng ngân hàng VN đã nhiều nhưng quy mô sử dụng ngân hàng trên dân số thì còn rất ít. Cụ thể là số lượng tài khoản ngân hàng còn ít hơn cả số lượng điện thoại di động trong dân số. Việc này hơi ngược đời và vì vậy thị trường tài chính VN vẫn chưa phát triển. Thị trường tín dụng tiêu dùng chưa phát triển. Nếu tín dụng không phát triển lành mạnh thì kinh tế cũng sẽ không phát triển mạnh.

Suy nghĩ của bạn về việc ngân hàng đàm phán với đối tác nước ngoài để đẩy giá lên là không hoàn toàn đúng, thực sự là các ngân hàng VN có nhu cầu cần có đối tác là các ngân hàng lớn ở nước ngoài để hỗ trợ cho việc phát triển bền vững. Việc họ không ký kết gì có nghĩa là việc đàm phán của họ chưa có kết quả, không phải là ý định của họ để làm gía

 

ĐOAN TRANG - Ba Tháng Hai, Q.10 - 0903640890 (Email: dhsg@vnn.vn)

Trên thị trường OTC, tôi đã đầu tư khá nhiều vào CP ngân hàng, nhưng hiện nay tôi không biết tính EPS hoặc tìm số này ở đâu? Còn PE của ngành ngân hàng ở khối OTC thì bao nhiêu là hợp lý? Trong khi PE của 2 ngân hàng đã niêm yết thì đều trên 32.

 Ông Johan Nyvene
"Điểm nóng" cổ phiếu ngân hàng  ảnh 9

Ông Johan Nyvene

Đúng là hiện nay PE của 2 ngân hàng niêm yết đang cao nhưng đó là vì chúng ta tính PE trên mức lợi nhuận cũ. Ngành ngân hàng đang ăn nên làm ra trong năm nay và chiều hướng phát triển và tăng lợi nhuận năm sau cũng rất cao, nên PE sẽ giảm xuống nhiều. Nếu hiện nay tính PE trên lợi nhuận dự trù cho 2007 thì chúng ta có thể kiếm những CP ngân hàng có mức PE khoảng 20-25 có thể chấp nhận được. Mức PE này có thể giảm xuống dưới 20 trong năm 2008.

Nếu các bạn muốn tính EPS như thế nào cho hợp lý thì hãy đến HSC hoặc bất cứ công ty chứng khoán nào khác, các bạn sẽ được tư vấn thỏa đáng.

 Bà Cao Thị Hồng: Với công thức tính EPS, bạn có thể tham khảo ngay tại trang web của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. Điều quan trọng còn lại là thông tin để tính công thức này. Nếu cần bạn có thể tham khảo bộ phận tư vấn của các CTCK. Rất khó để đưa ra câu trả lời chính xác về chỉ số P/E của các cổ phiếu ngân hàng ngoài OTC bao nhiêu là hợp lý, vì nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Tốc độ tăng trưởng, tính thanh khoản...

 

pham ngoc anh - 36/25/33 bùi tư tòan,q.bình tân - (Email: jimmyanh80@yahoo.com)

cổ phiếu ngân hàng đang được xem là lọai hot và nhạy cảm nhất.sự điều chỉnh sâu về giá theo hướng giảm(dù kinh doanh có lợi nhuận) vừa qua khiến một số nhà đầu tư mất lòng tin.tuy hiện tại tình hình thị trường có chiều hướng tốt,khối lượng giao dịch nhiều nhưng phải chăng còn đó những bất ổn khi mà sự khủng hỏang tín dụng ở Mỹ,ở Anh chỉ đang trong giai đoạn hồi phục,lam phát chỉ số giá tiêu dùng tăng,chỉ thị 03 đang đến gần và hàng lọat sự IPO của các doanh nghiệp hàng đầu trong nước sắp tới cùng vố việc phát hành cổ phiếu tăng vốn của các cty niêm yết.cung quá nhiều trong khi cầu bị hạn chế.biến động về giá chắc chắn sẽ có.xin cho biêt quan điểm của các ông trước những việc này?xin cãm ơn!

 Ông Lê Đắc Sơn: Câu hỏi của bạn tôi xin trả lời từng phần một. Thứ nhất, là về việc điều chỉnh vừa qua, cổ phiếu ngân hàng đã tăng rất nóng vào đầu 2007, điều này đã diễn ra cùng lúc với sự tăng giá mạnh của tất cả các công ty niêm yết cũng như trên thị trường OTC. Tuy nhiên, ngành ngân hàng có tăng với tốc độ cao hơn so với các công ty khác, vì nhà đầu tư đánh giá tiềm năng của ngành ngân hàng là rất lớn. Sau giai đoạn tăng nóng của TTCK, tất cả các cổ phiếu trên thị trường niêm yết và OTC đều được điều chỉnh lại và cổ phiếu ngân hàng cũng không phải là ngoại lệ.

Thứ hai, về việc cung - cầu trên thị trường, hiện tại quy mô TTCK Việt Nam còn rất nhỏ so với quy mô của nền kinh tế, sắp tới việc IPO nhiều là điều tất yếu của một TTCK, tuy nhiên, cung nhiều, nhưng cầu cũng sẽ tăng lên trong tương lai từ các nhà đầu tư nước ngoài cũng như những nhà đầu tư trong nước đang quan tâm hơn đến TTCK. Vì vậy, sẽ không xảy ra sự mất cân đối cung - cầu quá lớn trên thị trường. Ngoài ra, các nhà đầu tư ngày càng có kinh nghiệm hơn và có thể đưa ra những lựa chọn tốt hơn, đầu tư đúng vào những công ty có tiềm năng.

 

Le minh Duc - Hoàng Hoa Thám, Hà Nội - 047616835 (Email: huyenduc506@yahoo.com)

Thư bà Thu Hà, hiện giờ đang có rất nhiều thông tin về việc IPO VCB như giá bán cho các đối tác chiến lược, số lượng cổ phiếu được đem ra đấu giá... Vậy, bà có thể cho biết, những thông tin cụ thể hơn về việc này được không? Cám ơn bà?

 Bà Nguyễn Thu Hà : Theo đề án cổ phần hóa đã được phê duyệt, vốn điều lệ của VCB xác định để cổ phần hóa là 15.000 tỷ đồng. Trong giai đoạn I, VCB sẽ dành 6,5% vốn điều lệ, tức là khoảng xấp xỉ 1.000 tỷ đồng cho IPO đấu giá trong nước. Các thông tin chi tiết sẽ có trong bản công bố thông tin và trong bản cáo bạch.

 

Nguyen Ngoc Khanh - 72 Ngõ 7 Thái Hà - 0914675020 (Email: ted2582@yahoo.com)

Xin chào ông Lê Đắc Sơn, Tổng giám đốc VPB. Tôi có một số câu hỏi về VPB. - Xin ông cho biết lộ trình niêm yết của VPB. - Kế hoạch mua thêm cổ phiếu của OCBC. - Kế hoạch chi trả cổ tức của VPB trong năm 2007. Tôi rất muốn mua cổ phiếu của VPB nhưng tôi chưa rõ lộ trình niêm yết, tăng vốn và chia cổ tức của VPB. Xin ông làm rõ những thắc mắc của tôi. Xin cám ơn ông!

 Ông Lê Đắc Sơn: Về lộ trình niêm yết, xin bạn xem phần trả lời trên.

Về việc bán thêm cổ phần cho ngân hàng nước ngoài OCBC (hiện ngân hàng này đang nắm 10% vốn điều lệ của VP Bank), tôi xin trả lời như sau:
Trước mắt, theo đúng Nghị quyết ĐHCĐ của VP Bank từ tháng 2/2007 và đã được Ngân hàng Nhà nước VN chấp thuận, chúng tôi đang làm thủ tục với UBCK để nâng vốn điều lệ đợt II trong năm 2007 từ 1.500 tỷ đồng hiện nay lên 2.000 tỷ đồng cho các cổ đông hiện hữu và CBCNV. Ngay sau khi hoàn thành việc này vào tháng 12 năm 2007, chúng tôi sẽ xem xét ngay những đề nghị đang có của OCBC xin mua thêm 5% cổ phần tại VP Bank.

Về cổ tức của VP Bank năm 2007, từ đầu năm, chúng tôi đã có kế hoạch lợi nhuận của năm 2007 đạt hơn 300 tỷ đồng và đến nay, điều này cũng không khó khăn gì với chúng tôi. Mặc dù vậy, trong năm 2007, chúng tôi đã quyết định tái đầu tư một khoản lớn lợi nhuận của mình vào việc mở rộng mạng lưới chi nhánh của VP Bank từ 45 chi nhánh và phòng giao dịch vào tháng 12/2006 lên 110 chi nhánh và phòng giao dịch vào tháng 12/2007 (hiện tại, đã có 90 chi nhánh và phòng giao dịch của VP Bank trên toàn quốc). Một phần lợi nhuận nữa được đầu tư vào việc phát triển công nghệ thông tin (hệ thống core banking của Hãng Temenos). Đầu tư để phát triển hệ thống công nghệ thẻ và trang bị hệ thống máy ATM rộng khắp trên toàn quốc (1.000 máy). Tất cả việc đầu tư như vậy nhằm tạo nên một nền tảng vững chắc để nâng cao khả năng cạnh tranh của VP bank trong tương lai, nhằm mang lại lợi ích lâu dài cho các cổ đông và đứng vững trên thị trường trước làn sóng của các NH nước ngoài chuẩn bị vào VN.
Mặc dù như vậy, nhưng chúng tôi dự định, lợi nhuận trước thuế của VP Bank vẫn đạt trên 300 tỷ đồng. Tỷ lệ cổ tức trên vốn điều lệ bình quân sẽ lớn hơn 20%.

"Điểm nóng" cổ phiếu ngân hàng  ảnh 10

 

Minh Tâm - Hà Nội - (Email: tamvtn@yahoo.com)

Tôi đã từng nghe đại diện một CTCK nói rằng, "lỗi hủy lệnh trong cùng đợt khớp lệnh định kỳ là lỗi không mắc mới lạ". Vậy ý kiến riêng của ông/bà về vấn đề này như thế nào? Và nếu đúng như thế, ông/bà có kiến nghị gì với Sở/TTGDCK cũng như UBCKNN không? Việc các đại diện của các CTCK liên tục mắc lỗi này ảnh có ảnh hưởng đến NĐT không?

 Ông Johan Nyvene
Việc hủy lệnh trong một đợt khớp lệnh định kỳ hiện nay đã giảm rất nhiều, từ khi có thực hiện khớp lệnh liên tục và không có thời gian nghỉ giữa các phiên. Kiến nghị của chúng tôi là làm khớp lệnh liên tục với cả 3 phiên, một khi hệ thống nhận lệnh và đặt lệnh, và việc kết nối giữa các CTCK và Sở giao dịch chứng khoán (HOSE) được triển khai hoàn toàn.

Việc hủy lệnh là một động thái cố ý làm ảnh hưởng thị trường, khi nào vẫn còn lỗ hổng này thị trường vẫn xuất hiện những lỗi như vậy.

 

Trương quang Phúc - 634 - XVNT-F25,QBT - (Email: phuchl2007@yahoo.com.vn)

Việc IPO VIETCOMBANK trong thời gian tới, cụ thể là trong tháng 10 này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến giá của STB VÀ ACB (tăng hay giảm và biên độ khoảng bao nhiêu?)

 Bà Cao Thị Hồng: Tôi nghĩ việc này nên để cho đại diện của VCB đang tham gia giao lưu trả lời cho chính xác hơn. Và thực tế thì chính các bạn, những nhà đầu tư mới thực sự là người quyết định.

 

nguyen viet anh - 57 quang trung - (Email: usnewland@gmail.com)

Mr Johan. Nice to talk with u! How do you think about the IPO of Vietcombank and the affect of this event on price of other Banks' Stock on the STC like STB and ACB? Wheather they will increase or not?

 Ông Johan Nyvene: Xin chào bạn,
Câu hỏi này tôi đã trả lời rồi, bạn có thể tham khảo câu trả lời phía trên với bạn Tô Kim Thủy

 

To Kim Thuy - Hà Nội - 0904139844 (Email: thuy2tk@yahoo.com.vn)

Xin chào bà Nguyễn Thu Hà. Theo bà, ngày nào Vietcombank sẽ có tin chính thức tổ chức đấu giá và giá dự kiến thành công là bao nhiêu?

 Bà Nguyễn Thu Hà : Hiện chưa có ngày cụ thể, tuy nhiên nhà đầu tư có thể an tâm VCB sẽ thông tin đầy đủ đến công chúng. Còn giá đấu giá thành công sẽ do thị trường quyết định.

 

Đặng Hải Hà - Singapore - (Email: hacom_hnvn@yahoo.com)

Gần đây có một số CTCK thuê lãnh đạo là người nước ngoài hoặc Việt kiều. Tôi rất đánh giá cao nếu các chuyên gia trả lời thẳng thắn rằng, CTCk thuê người nước ngoài hoặc Việt kiều về làm việc xuất phát từ những lý do gì? Do trình độ của họ tốt, hay chỉ để cho oai, lòe nhà đầu tư nội "yếu bóng vía"? Sở dĩ tôi hỏi như vậy vì việc quản trị kinh doanh cũng rất cần những người am hiểu tập quán, văn hóa kinh doanh sở tại. Hơn nữa, người Việt Nam cũng đâu có thiếu người tài, tại sao lại có sự phân biệt lương bổng chỉ vì họ là người nước ngoài hoặc đến từ nước ngoài?

 Ông Johan Nyvene: Bản thân tôi là một Việt kiều, nhưng đã làm việc trong lĩnh vực tài chính ở VN trong 10 năm qua, ngoài ra trước đây tôi cũng làm việc trong ngành tài chính ở nước ngoài được 10 năm. Tôi thiết nghĩ việc tôi phục vụ cho HSC là để đem đến những kinh nghiệm thực tế của tôi trong 20 năm qua. Bản thân tôi cũng đã phải học hỏi và lấy đủ các chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực chứng khoán ở VN. Tôi không nghĩ có sự phân biệt lương bổng nào nếu một người VN cũng có kinh nghiệm 20 năm trong lĩnh vực tài chính như tôi.

 Bà Cao Thị Hồng: TTCK Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển và cần những con người có đủ tài năng và đạo đức. Như vậy thì đâu cần phân biệt quốc tịch?

 

Hoàng Hùng - Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc - (Email: hunghoang@yahoo.com)

Tôi có nghe nói trong tháng 10 này, VCB sẽ chọn cổ đông chiến lược nước ngoài, việc đàm phán này đến đâu rồi. Tôi thấy các ngân hàng khác chẳng hạn như Ngân hàng Công thương đã tuyên bố tên các đối tác nước ngoài, tại sao VCB không công bố bởi theo quan điểm tôi đây là việc cần phải minh bạch. Mới đây nhất trên báo Thanh Niên có đưa tin GE có tuyên bố đang đàm phán trở thành cổ đông chiến lược của VCB, tại sao đối tác nước ngoài tuyên bố mà VCB lại dấu không nói ra, tôi xin hỏi có gì uẩn khúc quanh chuyện này hay không?

 Bà Nguyễn Thu Hà

"Điểm nóng" cổ phiếu ngân hàng  ảnh 11

Theo thông lệ quốc tế, việc thỏa thuận với nhà đầu tư chiến lược không nhất thiết phải công bố rộng rãi. Trách nhiệm của VCB là báo cáo Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền về vấn đề này. VCB không dấu diếm vì hiện nay việc đàm phán với các đối tác chiến lược vẫn chưa hoàn tất.

 

Nguyễn Văn Mạnh - Vinh, Nghệ An - (Email: manhnv@yahoo.com.vn)

Chào bà Hà, tôi rất quan tâm tới cổ phiếu của Vietcombank sắp được phát hành ra công chúng. Nhưng tôi có một điểm băn khoăn rằng trong đợt IPO của Vietcombank tới đây hoàn toàn là phát hành thêm cổ phiếu và nhà nước không bán bớt cổ phần trong Vietcombank, vậy tại sao lại có chuyện phần thặng dư vốn lại phải chờ Thủ tướng quyết định sử dụng để đầu tư như thế nào? Phần thặng dư vốn này chính là tiền của cổ đông, ảnh hưởng tới giá trị thực của cổ phiếu, tại sao cổ đông lại không được quyền quyết định? Nếu tôi hiểu không nhầm thì sau khi cổ phần hóa Nhà nước vẫn nắm quyền chi phối nên nhà nước vẫn quyết định muốn làm gì thì làm với phần thặng dư vốn, điều này có công bằng với cổ đông thiểu số khi mua cổ phiếu của Vietcombank trong đợt đấu giá này không?

 Bà Nguyễn Thu Hà : Về nguyên tắc phần thặng dư thu được từ đợt phát hành được sử dụng để thanh toán chi phí cổ phần hóa và giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư, số tiền còn lại nếu có sẽ được để lại cho công ty cổ phần theo tỷ lệ tương ứng với số cổ phần phát hành thêm trong cơ cấu vốn điều lệ (theo Nghị định 109/2007/NĐ-CP).

 

Trịnh Văn Hòa - Láng Hạ, HN - (Email: hoa_abt@gmail.com)

Tôi có câu hỏi muốn đặt cho các đại diện CTCK: Nhiều CTCK hiện nay đang có những phòng phân tích và dạo này hay xuất hiện những bản báo cáo, phân tích của các CTCK. Vậy những báo cáo như thế này có đáng tin cậy hay không? Trình độ của các nhân viên phân tích của các CTCK của ông/bà là như thế nào, vì như chúng tôi biết nhân lực giỏi trong ngành ck chưa có nhiều? Xin cảm ơn!

 Bà Cao Thị Hồng: Việc cung cấp cho khách hàng các thông tin như: báo cáo phân tích là thực hiện chức năng tư vấn của CTCK. Tuỳ theo trình độ và uy tín của các tổ chức này mà mức độ ảnh hưởng của báo cáo họ đưa ra có thể rất lớn như: Merrill Lynch, Morgan Stanley, HSBC... Chúng tôi nhận thức là việc có được những bản báo cáo phân tích thị trường có chất lượng là một hoạt động quan trọng của VIS để chúng tôi nâng cao và đảm bảo tốt nhất quyền lợi của khách hàng.
Quả thật là đội ngũ nhân sự trong lĩnh vực chứng khoán của Việt Nam vẫn còn thiếu cả về chất lượng và số lượng. Tuy nhiên, với chúng tôi, việc chú trọng tuyển dụng và giữ chân nhân tài là một trong những tiêu chí để phát triển Công ty cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
Nếu bạn thật sự muốn tham khảo thông tin, bạn có thể truy cập website của chúng tôi: www.vise.com.vn để tìm hiểu thông tin cũng như tham khảo các báo cáo tuần về thị trường.

 Ông Johan Nyvene
"Điểm nóng" cổ phiếu ngân hàng  ảnh 12

Ông Johan Nyvene

Tôi cảm thấy các báo cáo phân tích trong thị trường hiện nay cũng chưa đạt chất lượng cao lắm nhưng cũng có thể tin tưởng được. Chính bản thân HSC chúng tôi cũng đang cung cấp nhiều phân tích cho thị trường, nhưng chúng tôi cũng chưa thỏa mãn lắm với chất lượng của chính mình. Tôi công nhận là nhân lực phân tích trong ngành chứng khoán cũng chưa có nhiều, hiện chúng tôi đang được hỗ trợ phân tích từ đội ngũ các chuyên viên phân tích cao cấp của Dragon Capital.
 

Minhmi - 86 Thái Hà - HN - 0902001284 (Email: quachphuminh@yahoo.com)

Hiện nay,Ngân hàng VPB thành lập một số Công ty con như VPBreit , Công ty chứng khoán VPB .... Điều này làm cho các cổ đông hết sức lo lắng đến quyền lợi của họ, họ sợ bị các lãnh đạo sử dụng vốn của các cổ đông để làm lợi cho các cá nhân. Cháu có thắc mắc là tại sao 1 ngân hàng VPB quy mô lớn như thế khi góp vốn liên doanh, liên kết lại không góp vốn nhiều nhất để làm lãnh đạo mà lại chỉ góp một phần vốn , rồi lại cho 1 số người góp vốn nhiều hơn VPB. Liệu đây có phải chuyện mờ ám gì ko? Người kia có phải là người thân của các Lãnh đạo VPB hay ko? Cháu lấy ví dụ như Công ty VPBreit vốn điều lệ có mấy chục tỷ cỏn con sao VPB lại góp vốn ít hơn các người kia. Cháu thấy trường hợp này giống vụ FPT quá.Chú có thể giải thích rõ về vần đề này được ko? Là 1 cổ đông lớn cháu thấy ko yên tâm tý nào.Mong chú giải thích rõ để cháu và các cổ đông còn yên tâm và đặt niêm tin của VPB , đặt niềm tin vào chú. Xin cảm ơn chú MINHMI

 Ông Lê Đắc Sơn

Trước khi trả lời những thắc mắc của cháu, chú sẽ giải thích về tổ chức các công ty con của VP Bank. Hiện tại, VP Bank có 3 công ty con: CTCK VP Bank, Công ty QUản lý tài sản VP Bank và CTCP Bất động sản VP Bank. Trong đó CTCK và Công ty QUản lý tài sản là 2 công ty 100% vốn của VP Bank. TRường hợp CTCP Bất động sản VP Bank, vì pháp luật quy định ngân hàng không được phép kinh doanh bất động sản mà chỉ được đầu tư vào các công ty cổ phần bất động sản, cho nên VP Bank không được phép thành lập CTCP Bất động sản 100% vốn của VP Bank, mà chỉ được đầu tư tối đa 11% vốn điều lệ của một CTCP bất động sản.
Vì thế, tỷ lệ sở hữu của VP Bank ở CTCP Bất động sản chỉ là 11%. Và 11% này là chung của tất cả các cổ đông VP Bank. Tuy nhiên, khi tham gia vào công ty này, VP Bank được phép làm chủ tịch Công ty và định hướng hoạt động của nó. Việc thành lập công ty này nhằm giúp cho VP Bank đủ điều kiện pháp lý để khai thác những tài sản mà VP Bank đã tham gia đầu tư trên thị trường, để đảm bảo lợi ích cho tất cả các cổ đông của VP Bank.
Nói về cá nhân chú, quyền lợi của chú cũng không khác gì so với bất kể cổ đông nào khác của VP Bank.

"Điểm nóng" cổ phiếu ngân hàng  ảnh 13

 

nguyen minh thuy - Hoang Mai, Ha Noi - (Email: thuybui@yahoo.com)

Xin hỏi CTCK HSC, khi nhìn vào việc sử dụng thặng dư vốn của các doanh nghiệp, chúng tôi (NĐT) cần chú ý những gì? Tại sao như trường hợp PVFC lại được giữ lại thặng dư vốn từ phần bán ra của Nhà nước (không đúng như quy định tại Nghị định 109)?

 Ông Johan Nyvene: Tôi nghĩ đối với bất cứ công ty nào việc sử dụng vốn phải được lên kế hoạch bài bản và tùy theo ngành nghề hoạt động của công ty để xem xét xem các hoạt động kinh doanh của công ty sẽ sử dụng nguồn vốn như thế nào và lợi nhuận từ nguồn vốn đó cho dự án đó như thế nào. Nếu không cần đến vốn mà huy động vốn hoặc không sử dụng vốn để đưa đến tình trạng thặng dư vốn thì EPS của doanh nghiệp đó sẽ không hiệu quả.

 

hoang - 442 NTMK - (Email: hoangmtbk@gmail.com)

Xin ông Johan Nyvene cho biết, khi nào HSC sẽ được niêm yết?

 Ông Johan Nyvene: Đây là một câu hỏi cho HĐQT và cho cổ đông của chúng tôi. Khi nào ĐHCĐ và HĐQT thấy được nhu cầu và lợi ích từ việc niêm yết thì chúng tôi sẽ tiến hành.

 

Nguyễn Anh Chiến - 83 Nguyễn Công Hoan,Ba Đinh,HN - 0982233532 (Email: nguyenanhchien1972@yahoo.com.vn)

Các Ngân hàng thương mại quốc doanh từ trước đến nay đều được đánh giá là mạnh hơn các Ngân hàng cổ phần không thuộc chi phối của Nhà nước(Nhà nước không nắm cổ phần chi phối).Vậy xin quý vị cho biết ý kiến về vấn đề đánh giá các Ngân hàng thương mại quốc doanh sau khi thực hiên chuyển sang mô hình ngân hàng cổ phần ? có điểm gì khác so với khi Ngân hàng thương mại quốc doanh chưa chuyển sang mô hình Ngân hàng cổ phần ? Việc Nhà nước là cổ đông chi phối có ảnh hưởng đến sự đánh giá này không ?

 Bà Nguyễn Thu Hà : Cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước sẽ tạo động lực mạnh thúc đẩy các ngân hàng phát triển, tháo dỡ những rào cản về tư duy kinh doanh trì trệ, bảo thủ, cơ chế tài chính cứng nhắc, vướng mắc về cơ chế động viên khuyến khích vật chất đối với người lao động, vốn là những cố tật của doanh nghiệp nhà nước nói chung. Việc cổ phần hóa tạo điều kiện cho các ngân hàng phát huy năng lực sáng tạo, độc lập tự chủ trong quyết định kinh doanh, nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị ngân hàng theo những chuẩn mực quốc tế tốt nhất có thể.
Dù nhà nước là cổ đông chi phối nhưng ngân hàng đã chuyển sang hình thức cổ phần nên sẽ phải áp dụng quy định, quy chế dành cho ngân hàng cổ phần. Mặt khác quyền chủ sở hữu được giao cho SCIC, một tổ chức chuyên nghiệp về quản lý vốn nhà nước, chắc chắn sẽ có những hình thức quản lý chuyên nghiệp hơn.

 

duchac - 68 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội - 0913000078 (Email: duchac@gmail.com)

Cổ phiếu ngân hàng hiện nay có mang yếu tố ảo không? Tại sao lại có ít cổ phiếu ngân hàng như vậy?

 Bà Cao Thị Hồng: Tôi không nghĩ cổ phiếu ngân hàng ít hoặc ảo trong thời điểm hiện tại đâu. Hiện trên thị trường có khoảng trên 30 cổ phiếu ngân hàng đang được giao dịch, đây đâu phải là con số ít. Với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và kết quả kinh doanh ấn tượng của các ngân hàng thời gian vừa qua, tôi nghĩ có nhiều cổ phiếu ngân hàng đang tốt đấy chứ.

 

Nguyễn Minh Sơn - Cầu Giấy, HN - (Email: sonnguyen@yahoo.com)

Xin được hỏi đại diện HSC, ông đã từng làm việc cho các ngân hàng nước ngoài vậy ông nhận xét gì về khả năng cạnh tranh của ngân hàng VN. Tiềm năng cổ phiếu ngân hàng sẽ thế nào khi VN mở cửa lĩnh vực này cho nước ngoài 100% vốn.

 Ông Johan Nyvene: Tôi nghĩ khả năng cạnh tranh của các ngân hàng VN rất cao, kể cả khi VN mở cửa thị trường ngân hàng cho nước ngoài thành lập ngân hàng 100% vốn, chiều hướng cạnh tranh cũng vẫn sẽ phát triển tích cực và ngành ngân hàng VN sẽ vững mạnh hơn nữa. Bên cạnh đó, các ngân hàng cổ phần hàng đầu của VN đã đang có đối tác chiến lược là những ngân hàng lớn của nước ngoài tham gia vào rồi nên việc cạnh tranh sẽ không còn là vấn đề.

 

NGUYỄN THỊ THANH VAN - VCB - (Email: MAYXANHLY@YAHOO.COM)

Hiện nay, mặc dù các ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh 9 tháng với mức lợi nhuận rất cao ví dụ như STB và ACB nhưng giá cổ phiếu của 2 ngân hàng này chưa có dấu hiệu đi lên và bứt phá mà ngược lai giảm. Vậy cuối năm giá cổ phiếu ngân hàng có thể tăng mạnh không?

 Ông Lê Đắc Sơn
"Điểm nóng" cổ phiếu ngân hàng  ảnh 14

Ông Lê Đắc Sơn

Lợi nhuận của 2 ngân hàng trên đều tốt, nhưng giá không tăng nhanh như các công ty khác trên sàn vì lý do cơ bản nhất theo tôi là các nhà đầu tư nước ngoài không còn được mua cổ phiếu của 2 ngân hàng này. Ví dụ, ACB thì hết room cho nhà ĐTNN, còn STB thì room chỉ còn rất nhỏ. Trong khi đó, giá cổ phiếu trên thị trường niêm yết thì phụ thuộc khá lớn vào nhà ĐTNN.

 TS Tô Kim Ngọc: Trong thực tế thì STB và ACB đang tăng giá với tốc độ nhanh chứ không phải giảm như bạn nói. Cụ thể, STB hiện đã đạt trên 70.000 đồng/CP, cao hơn so với thời điểm sau khi chia tách. ACB cũng tương tự. Còn từ nay đến cuối năm, cổ phiếu ngân hàng có tăng mạnh hay không phụ thuộc nhiều vào xu hướng của thị trường. Nhà đầu tư cũng lưu ý là lượng cổ phiếu của các ngân hàng là rất lớn, trong khi đó sắp tới sẽ xuất hiện thêm nhiều loại cổ phiếu ngân hàng khác như VCB, ICB... nên khó thể trông chờ vào tốc độ tăng giá mạnh của cổ phiếu các ngân hàng nhưng một số cổ phiếu thuộc dạng "hiếm".

 Ông Johan Nyvene: Tôi nghĩ có những lúc giá của STB và ACB điều chỉnh xuống là vì họ bị loãng giá trong thời gian qua hai ngân hàng này tăng vốn khá nhiều. Tuy nhiên tôi cho rằng từ bây giờ đến cuối năm giá của hai ngân hàng sẽ tăng lên.

 Bà Cao Thị Hồng: Bạn vui lòng xem nội dung trả lời ở phía trên nhé!

 

Thu Quỳnh - Hoang Hoa Tham, Hanoi - (Email: quynh111@yahoo.com)

Tôi được biết, ngày mai VIS sẽ tổ chức buổi thuyết trình về xác định giá trị cổ phiếu. Bà có thể cho biết rõ hơn mục đích của buổi thuyết trình này?

 Bà Cao Thị Hồng: Rất cảm ơn bạn vì đã quan tâm đến buổi thuyết trình của chúng tôi. Mục đích của VIS trong buổi thuyết trình này là giúp cho nhà đầu tư có thêm căn cứ khoa học hỗ trợ cho việc định giá cổ phiếu để ra quyết định trong việc đầu tư. Chúng tôi dự kiến sẽ thường xuyên tổ chức các chương trình hỗ trợ nhà đầu tư trong thời gian tới.

 

Nguyễn Phước Đãi - 33/10 Lê văn Sĩ F13, QPN - 8445466 (Email: dainguyenmor@yahoo.com)

TTCK VN hiện có dấu hiệu hồi phục sau đợt điều chỉnh sâu từ tháng 4 đến hết tháng 10/07 và nay 1/2 số nhà đầu tư (NĐT) nhỏ đã trở lại sàn cùng với một số lớn NĐT mới nữa. Như vậy, chắc chắn tâm lý "BẦY ĐÀN", cụm từ mà các nhà quản lý chứng khoán thường gán cho TTCK trẻ của VN, có lẽ sẽ xuất hiện dài dài và tạo tâm lý bất an cho NĐT và cho cả thị trường. Vậy, dưới góc độ các nhà quản lý TTCK, theo các chuyên gia, cần phải cải tiến những mặt nào, những việc gì (trong khâu quản lý) để giảm việc tạo ra tâm lý bất an mang tính bầy đàn cho TTCKVN trong thời gian tới?

 Ông Johan Nyvene: Tâm lý bầy đàn sẽ vẫn còn hiện hữu ở thị trường VN trong thời gian sắp tới. Cả thị trường sẽ phải tiếp tục làm công tác đào tạo kiến thức và tư vấn cho nhà đầu tư biết đánh giá thị trường với các công cụ phân tích tài chính hơn là chỉ nghe những lời đồn đại hoặc dựa vào những thông tin nội gián (có thể không đúng) trên thị trường.

 

Bui Hoang - Pho Hue - HN - 0903253325 (Email: buihoang78@yahoo.com )

Chào chú Sơn, chú có thể giải thích hộ cháu vì sao VPB chưa có sản phẩm tín dụng thấu chi tài khoản cho các khách hàng là NV các công ty đủ đk mở thẻ Debit hoặc thẻ ATM, là CĐ của VPB cháu rất mong Bank áp dụng thêm loại hình tín dụng này vì nó rất thuận tiện cho nhu cầu chi tiêu của nhóm NV văn phòng, hiện nay cháu và các bạn NV VP CTy đang sử dụng SP này của Techcombank nên rất muốn VPB mình cũng có SP này. (Techcombank cho mở TK Fastaccess và cho tiêu thấu chi tối đa 4 tháng lương và trả LS theo ngày, thủ tục rất đơn giản: sao kê 3 tháng lương + Chứng thực của đơn vị công tác). VD: ngày mùng 3 số dư TK=0 nhưng vẫn được phép rút thêm 25 triệu đồng (đây là khoản vay NH), cháu rút ATM 5 triệu và chịu lãi 0,0049%/ngày, mùng 5 cháu chuyển trả 5 triệu đồng tại chi nhánh và chỉ chịu lãi trong 2 ngày. Điều này rất thuận tiện khi KH cần những khoản chi tiêu đột xuất và hoàn toàn chủ động trong việc vay trả. Được biết, định hướng của VPB là ngân hàng bán lẻ và đã nằm trong liên minh thẻ với VCB, cháu hy vọng VPB sớm có SP này để cháu cùng những người bạn của mình được sử dụng. Cám ơn chú.

 Ông Lê Đắc Sơn: Muốn có sản phẩm này thì phải có hệ thống ngân hàng lõi (core banking) hiện đại. Hiện nay, VP Bank đang triển khai công nghệ này và dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11 năm nay. Sau đó, chúng tôi sẽ thực hiện sản phẩm thấu chi như cháu mong muốn.

 

Phạm Hồng - Liên Trì - HN - (Email: yeuchungkhoan0000756@gmail.com)

Hồi đầu năm tôi có nghe thấy lãnh đạo VCB tuyên bố sẽ IPO vào tháng 8, sau đó lại hoãn. Vậy xin hỏi các vị chuyên gia, việc làm chậm IPO của VCB có phải là chủ trương dãn các đợt IPO lớn trong năm nay hay không, và điều này có ảnh hưởng gì tới các đợt IPO khác của các ngân hàng lớn khác không?

 Bà Nguyễn Thu Hà

Trước hết VCB là một tổng công ty đặc biệt, là ngân hàng thương mại nhà nước lớn đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thí điểm cổ phần hóa, do đó quá trình chuẩn bị đòi hỏi phải có thời gian. Việc chuẩn bị chu đáo sẽ tạo điều kiện cho IPO thành công. VCB vẫn đang nỗ lực hết sức để hoàn tất quá trình này.

"Điểm nóng" cổ phiếu ngân hàng  ảnh 15

 

Thanh Nhàn - Tập thể Bách khoa, Hà nội - (Email: nhanptipa@yahoo.com)

Bà có thể cho biết hiện nay VIS có triển khai những dịch vụ gì mới để thu hút và "giữ chân" các nhà đầu tư?

 Bà Cao Thị Hồng: Mục tiêu của chúng tôi là đem đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất. Hiện tại chúng tôi đã có dịch vụ thông báo trả kết quả khớp lệnh tức thì cho nhà đầu tư qua SMS. Chúng tôi đang gấp rút triển khai dịch vụ đặt lệnh qua SMS, Internet cho phép nhà đầu tư có thể giao dịch mọi lúc, mọi nơi.
Ngoài ra, chúng tôi cũng có dịch vụ hỗ trợ tài chính cho khách hàng như: sản phẩm ExRepo, uỷ thác đấu giá...
Về cung cấp kiến thức cho nhà đầu tư, chúng tôi sẽ thường xuyên hơn trong việc tổ chức các buổi hội thảo với các nhà đầu tư về các chủ đề khác nhau mà nhà đầu tư quan tâm.
Về mặt nhân sự, chúng tôi cũng luôn nỗ lực thực hiện tuyển dụng, đào tạo nâng cao chất lượng nhân sự nhằm phục vụ tốt nhất yêu cầu của khách hàng.

 

Hoàng Quốc - Đội cấn- Hà nội - 0983018603 (Email: nhtfdrg@gmail.com)

Xin chào ông Lê Đắc Sơn! Là 1 cổ đông VPB tôi xin chúc mừng ông và VP Bank trong 2 năm vừa qua đã có những sự phát triển ngoạn mục và bền vững. Việc nhanh chóng có được đối tác chiến lược là OCBC Bank, một ngân hàng uy tín của Singapore. Theo tôi là 1 minh chứng cho thành công của ông và VPBank so với rất nhiều NHTMCP khác của VN hiện nay. Xin ông cho biết việc hỗ trợ của OCBC cho VPBank trong thời gian qua và sắp tới. Chúc ông mạnh khoẻ và VPBank thành công hơn nữa !

 Ông Lê Đắc Sơn: Cảm ơn bạn vì những lời động viên đối với tôi và VP Bank. Về sự hỗ trợ của OCBC hiện nay, Ngân hàng này đang hỗ trợ chúng tôi về hoạt động của Trung tâm Thẻ, Giám đốc Trung tâm thẻ của VP Bank hiện nay là một cán bộ do OCBC cử sang, giúp VP Bank phát triển sản phẩm thẻ đa dạng. Bằng chứng là bạn đã thấy sản phẩm thẻ VP Bank platimiun master card là sản phẩm thẻ cao cấp nhất và là thẻ chíp đầu tiên xuất hiện ở thị trường VIệt Nam có sự giúp đỡ của OCBC.

Trong tương lai, OCBC đã cam kết và có chương trình hỗ trợ cụ thể cho VP Bank ở tất cả những lĩnh vực để nâng cao khả năng cạnh tranh bền vững cho Ngân hàng.

 

Tran Tu Cuong - Thai Thinh - Dong Da- Ha Noi - (Email: thânhpht-hn@vnn.vn)

Nhà nước cần phải thành lập 1 ban chuyên trách phân tích, đánh giá độc lập đối với các tổ chức niêm yết. Từ đó sẽ có cách nhìn khách quan. Tránh ngộ nhận cho các nhà đầu tư mới. Xin cho biết ý kiến của các vị về vấn đề này?

 Ông Johan Nyvene
"Điểm nóng" cổ phiếu ngân hàng  ảnh 16

Ông Johan Nyvene

Tôi không nghĩ nên làm việc này. Thị trường cần phải được thị trường tự đánh giá. Đã có nhiều loại hình các công ty tài chính, ngân hàng, công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán, có chức năng và khả năng đánh giá. Nhà đầu tư cần tham khảo nhiều thông tin khác nhau và đưa ra quyết định của chính mình. Việc này sẽ hiệu quả nhất.

 

Nguyễn Thị Bông - Từ Liêm, Hà Nội - (Email: bongnguyen3572@yahoo.com)

Kế hoạch tăng vốn lên 2.000 tỷ đồng của VPB liệu có thực hiện trong năm nay hay không, việc huy động thêm 500 tỷ đồng sẽ được thực hiện vào lúc nào và kế hoạch như thế nào? Bao giờ sẽ chốt danh sách cổ đông được mua?

 Ông Lê Đắc Sơn: Tôi đã trả lời ở trên. Dự kiến sau khi xong thủ tục với UBCK, chúng tôi sẽ thông báo đến cổ đông, và các cổ đông sẽ được mua cổ phần mới theo tỷ lệ đang sở hữu. Dự kiến, các cổ đông sẽ phải nộp tiền mua từ 15/11 đến 15/12. Sau đó, chúng tôi hoàn tất thủ tục và đăng ký lại vốn điều lệ để đạt mức 2.000 tỷ đồng vào 31/12/2007.

Danh sách cổ đông được chốt dự kiến vào cuối tháng 10, đầu tháng 11 tới.

 

minh - hatay - (Email: chung_mình@yahoo.com)

Cổ phiếu ngân hàng có tính thanh khoản tốt hơn những công ty cổ phần khác không?

 Bà Cao Thị Hồng: Nếu xét về ngành, thông thường, lĩnh vực tài chính - xương sống của nền kinh tế nên nhân được sự quan tâm cao hơn của các nhà đầu tư, và do vậy thường có tính thanh khoản tốt. Tuy nhiên, nếu nói về một cổ phiếu cụ thể thì nó sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: kết quả kinh doanh, khả năng tăng trưởng, thương hiệu...

 

Vũ Hoàng - Hà Nội - (Email: nonamen1@yahoo.com.vn)

Kính gửi cô giáo Tô Kim Ngọc: Em là sinh viên HVNN, theo em thì Nhà nước thông qua NHNN sử dụng các công cụ tiền tệ để điều tiết CSTT Quốc gia, sử dụng các tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn (như tỷ lệ DTBB, bảo đảm khả năng thanh toán, chính sách tín dụng chung...) để kiểm soát rủi ro của các NHTM. Còn việc chọn đối tượng cho vay, ngành nghề cho vay (pháp luật không cấm), quết định cho vay hay không thì do NHTM quyết định và chịu trách nhiệm. Vậy vừa qua NHNN ra chỉ thị 03 để khống chế tỉ lệ cho vay CK của các NHTM (không có được lời giải thích thuyết phục từ phía các nhà điều tiết kinh tế Vĩ mô vì sao phải có chỉ thị này)có phải là can thiệp sâu vào công việc nội bộ của các NHTM hay là sử dụng mệnh lệnh hành chính để gây khó khăn cho các NHTM. Liệu chỉ thị 03 sau này có được đánh giá phân tích kỹ xem có là nhân tố tác động đem lại được hiệu quả cho nền kinh tế, hạn chế được lạm phát, tránh được nguy cơ kinh tế bong bóng không hay chỉ càng làm ảnh hưởng, gây khó khăn thêm cho các nhà đầu tư do các phương tiện thông tin đại chúng phân tích đa chiều gây khó khăn khi phân tích thị trường không?

 TS Tô Kim Ngọc: Cơ chế quản trị rủi ro của một ngân hàng đến từ 3 phía: từ các quy định của NHNN; từ khả năng tự kiểm soát của ngân hàng; sự kiểm soát của thị trường thông qua cổ đông và sự biến động giá của cổ phiếu.
Thông thường, các NH bị lôi kéo bởi lợi nhuận. Vai trò của NHNN chính là để hạn chế điều này khi mà cơ chế kiểm soát khách quan của thị trường chưa hiệu quả. Trong điều kiện các NHTM VN hiện nay, việc tham gia vào TTCK còn mới mẻ, cơ chế tự kiểm soát rủi ro trong lĩnh vực đầu tư còn chưa đầy đủ, hơn nữa TTCK VN là một thị trường mới nổi, nhiều biến động khó lường. Vì thế, việc NHNN đưa ra Chỉ thị 03 là hòan tòan cần thiết.
Hiệu quả tích cực của Chỉ thị 03 đó là kịp thời hạn chế luồng vốn của các ngân hàng đổ vào TTCK. Trong 5 tháng qua, tài sản cầm cố bằng cổ phiếu đã giảm bình quân khoảng 50%, thậm chí có cổ phiếu còn giảm 70% và khả năng đảm bảo an tòan vốn vay là không thể. Việc đưa ra quy định này có thể mang tính hành chính, nhưng lại phù hợp với điều kiện hiện nay của các ngân hàng và cả TTCK. Tuy vậy, theo tôi, một số điều chỉnh về mặt kỹ thuật của Chỉ thị 03 cũng cần được xem xét.

 

Lân Phúc - HCM - (Email: phuclan@gmail.com)

Chào anh Johan! Xin được hỏi anh hai câu: 1. chủ để hôm nay là điểm nóng cổ phiếu ngân hàng và theo anh thì cái "nóng" ở đây là nóng thế nào? Theo anh cổ phiếu ngân hàng sẽ nóng đến bao giờ? 2. Nếu ngày mai anh ngồi vào ghế Tổng giám đốc của một ngân hàng ACB hay Sacombank, anh sẽ làm gì trong tuần làm việc đầu tiên và tại sao?

 Ông Johan Nyvene: Theo tôi cái "nóng" ở đây vẫn phản ánh một tâm lý đầu tư theo phong trào.Cổ phiếu ngân hàng là những cổ phiếu tốt để đầu tư dài hạn, với điều kiện nhà đầu tư phải biết mình mong đợi giá cả như thế nào. Những cổ phiếu có giá cao nhưng trong tương lai chiều hướng phát triển tốt thì vẫn có thể đầu tư dài hạn.

Tôi nghĩ việc làm gì trong vai trò lãnh đạo một ngân hàng là không khó. Tôi nghĩ khó hơn cả là làm như thế nào để được hiệu quả mình mong muốn trong phạm vi có thể đạt được. Nếu tôi mong muốn cải thiện khả năng làm việc chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên thì tôi sẽ phải cho mình một thời gian nhất định vì không thể cải thiện tình hình nhân sự qua đêm được.

 

PHAN THIEN HUNG - QUAN 7 TP.HCM - (Email: THIENHUNG9@YAHOO.COM.VN)

Xin quý vị cho biết, trong tương lai các NHTM CP có những ưu thế và thách thức vì trong việc cạnh tranh với các ngân hàng nước ngòai? Chúng ta có đủ sức cạnh tranh với họ không? Có phải khi nền kinh tế của nước ta phát triển cao như hiện nay, thì ngành Ngân hàng là ngành hưởng lợi đầu tiên?Tốc độ tăng trưởng của các NH như hiện nay còn duy trì được trong bao lâu? Xin cám ơn nhiều.

 Ông Lê Đắc Sơn
Ưu thế của ngân hàng TMCP VN là am hiểu địa phương, phong tục tập quán và dễ tiếp cận khách hàng nhờ mạng lưới chi nhánh và quan hệ giữa người Việt với người Việt.

Tôi không dám khẳng định chung cho các ngân hàng, nhưng tôi tự tin là VP bank của chúngtôi đủ sức cạnh tranh với họ. Đúng là khi nền kinh tế phát triển cao thì ngành ngân hàng sẽ phát triển theo, vì đây là ngành cốt lõi phục vụ cho phát triển kinh tế.

 

Bình - Krong Ana-Daklak - 050.636542 (Email: ilu6886@yahoo.com)

Tôi xin hỏi công ty chứng khoán HSC. Tôi hiện nay đang sống ở Daklak, gần đây bà con ở quê tôi xôn xao về chuyện mua cổ phiếu, cổ phần rất lãi. Nhà tôi trồng cà phê gần đây cũng được giá bán nên có ít lãi. Xin hỏi ở Daklak nếu muốn mua cổ phiếu của các ngân hàng thì mua ở đâu và với hình thức nào? Tôi xin cảm ơn!

 Ông Johan Nyvene
HSC đang triển khai hệ thống giao dịch online. Dự định cuối năm nay hoặc đầu năm sau sẽ hoàn thành. Lúc đó các nhà đầu tư từ xa sẽ có nhiều công cụ tiếp cận với thị trường hơn. Hiện nay chỉ có 2 cổ phiếu ngân hàng ACB và STB được niêm yết. Nếu bạn muốn mua cổ phiếu ngân hàng trên thị trường OTC thì cần phải đến với các chuyên viên môi giới. Chúng tôi cũng đang dự định giới thiệu dịch vụ môi giới cổ phiếu OTC trong tương lai gần.

 

Diệu Anh - Hà Nội - (Email: Meqanh@yahoo.com.vn)

Ông/bà có thể cho biết thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đang bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào là lớn nhất? vì theo tôi được biết rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam nhưng yếu tố ảnh hưởng lớn nhất không phải là yếu tố tâm lý nữa mà yếu tố ảnh hưởng lớn nhất bây giờ là các chính sách không nhất quán của Chính phủ Việt Nam, theo Ông/bà có đúng ko? Cảm ơn!

 TS Tô Kim Ngọc: Theo tôi, nếu nhìn lại cả một quá trình hình thành và phát triển TTCK từ năm 2000 đến nay, đặc biệt là trong thời gian gần đây khi VN bước vào lộ trình mở cửa thì chính sách để phát triển TTCK là nhất quán. Có thể ban đầu hệ thống chính sách chưa đồng bộ, đôi khi chưa hợp lý, nhưng điều này đã được điều chỉnh, nhất là sau khi Luật CK ra đời. Điều bạn muốn nói có phải liên quan đến chính sách CPH, tiến độ CPH chậm, tiến độ IPO các DN lớn chậm? Nếu đúng như vậy thì sự ảnh hưởng này đối với TTCK cũng không phải là lớn.

 

Vũ Hoàng - Hà Nội - (Email: nonamen1@yahoo.com.vn)

Thưa cô Tô Kim Ngọc: Theo em thì vì chỉ thị 03 mà hiện nay có hiện tượng bán tháo CK để trả nợ NH do đến hạn không được vay lại làm ảnh hưởng xấu đến TTCK (giá xuống ồ ạt), người đầu tư mất tiền (có người phá sản), trong khi đó thì NHTM cũng gặp rủi ro lớn(chủ yếu cho vay cầm cố CK của các NH)do giá CK giảm 30-70%, tính thanh khoản thấp cho nên việc thu hồi vốn gặp khó khăn (có NH cho vay trên 50% thị giá). Theo cô thì điều đó có đúng không?

 TS Tô Kim Ngọc: Có một số trường hợp bị ảnh hưởng như vậy, tuy nhiên, chưa có biểu hiện ảnh hưởng lớn đến hệ thống ngân hàng nói chung.

 

Trần Đức Thành - Nguyễn Khánh Toàn- Hà Nội - 0904245479 (Email: tranducthanh24h@gmail.com)

Xin quý bà, quý ông cho biết nhận định của mình về xu hướng TTCK Việt Nam đến cuối năm 2007? VNIDEX có thể đạt bao nhiêu điểm? Trong trường hợp đạt 1.300 điểm, liệu có tốt cho TTCK trong tương lai không? Và ngược lại, đạt 900 điểm sẽ ảnh hưởng như thế nào?

 Bà Cao Thị Hồng: Căn cứ vào thực trạng phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và kết quả kinh doanh của các công ty niêm yết nói riêng, cùng với tính chu kỳ của VN-Index; chúng tôi nghĩ rằng, dự đoán tích cực của bạn có thể thành hiện thực. Nếu như vậy, đây có thể là một dấu hiệu tốt cho TTCK trong tương lai.

 

Trong suốt cuộc giao lưu trực tuyến chiều nay, các chuyên gia khách mời đã nhiệt tình trao đổi, giải đáp thắc mắc của độc giả và nhà đầu tư gửi về. Cuộc giao lưu đã kéo dài hơn thời gian dự kiến. Tinnhanhchungkhoan.vn hy vọng đây là buổi giao lưu mang lại những thông tin và kinh nghiệm hữu ích cho việc đầu tư trên thị trường chứng khoán nhiều phức tạp nhưng cũng đầy thú vị.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của quý vị độc giả và sự tham gia nhiệt tình của các chuyên gia! Sau thành công của buổi giao lưu trực tuyến hôm nay cũng như thành công của những buổi giao lưu trước, tinnhanhchungkhoan.vn sẽ tiếp tục tổ chức những cuộc giao lưu trực tuyến khác với chủ đề thiết thực để tiếp tục xứng đáng là cơ quan quan báo chí luôn đồng hành cũng nhà đầu tư và thị trường.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn và chúc quý vị đầu tư thành công!

    

"Điểm nóng" cổ phiếu ngân hàng  ảnh 17
HÂN HẠNH TÀI TRỢ CHƯƠNG TRÌNH NÀY