Bất động sản nghỉ dưỡng Vũng Tàu vẫn là “sân chơi” nhiều tiềm năng, với dư địa phát triển nhanh trong vài năm tới và hấp dẫn các “ông lớn” tham gia.

Bất động sản nghỉ dưỡng Vũng Tàu vẫn là “sân chơi” nhiều tiềm năng, với dư địa phát triển nhanh trong vài năm tới và hấp dẫn các “ông lớn” tham gia.

Điều gì khiến bất động sản nghỉ dưỡng Vũng Tàu giữ vững “ngôi vương”?

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Bất chấp gần đây nhiều thị trường du lịch nghỉ dưỡng mới trỗi dậy mạnh mẽ, Vũng Tàu vẫn chưa bao giờ để mất “ngôi vương”. Giới chuyên môn nhận định, thời gian tới với “cú huých” từ hạ tầng phát triển vượt bậc, Vũng Tàu đã sẵn sàng “trỗi dậy” trên đường đua bất động sản nghỉ dưỡng.

Hạ tầng - lợi thế “đinh” của du lịch Vũng Tàu

Chỉ cách TP.HCM khoảng 1,5h lái xe, cách sân bay quốc tế Long Thành 30 phút di chuyển, Vũng Tàu là thành phố biển nắm trong tay ba yếu tố “thiên thời – địa lợi – nhân hòa” để trở thành địa hạt hấp dẫn của các nhà đầu tư sành sỏi.

Trong đề án quy hoạch phát triển vùng, Vũng Tàu được định hướng sẽ trở thành đô thị du lịch hàng đầu, được đầu tư hạ tầng giao thông đồng bộ, mở đường cho giai đoạn “bứt tốc” tiếp theo.

Ngành du lịch Vũng Tàu được dự báo sẽ bùng nổ mạnh mẽ khi hàng loạt dự án hạ tầng trọng điểm với chi phí đầu tư “khủng” đang triển khai đi vào vận hành. Cao tốc Long Thành - Dầu Giây, tuyến Giầu Dây - Phan Thiết giúp Vũng Tàu có cơ hội đón thêm một lượng khách du lịch từ Phan Thiết.

Tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành dự kiến thông xe trong năm 2021, kết nối Đông Nam Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long không cần qua trung tâm TP.HCM.

Tuyến cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu sẽ được khởi công vào quý 1/2023, với tổng mức đầu tư dự án hơn 19.000 tỷ đồng cùng dự án mở rộng tuyến đường Vành Đai 4 giúp kết nối các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM và Long An với tổng mức đầu tư sơ bộ dự kiến khoảng 100.000 tỉ đồng đang được gấp rút đẩy nhanh tiến độ.

Với những tuyến cao tốc này, TP. Vũng Tàu sẽ trở thành lựa chọn hàng đầu của lượng khách du lịch tới từ miền Đông, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên. Tuyến quốc lộ 51, 55, 56 qua địa bàn tỉnh cũng được đầu tư nâng cấp theo quy hoạch.

Các tuyến giao thông kết nối nội vùng như đường vào KCN dầu khí Long Sơn, đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải, đường 991B, đường Phước Hòa – Cái Mép… từng bước được đầu tư để kết nối đồng bộ hành lang tuyến kinh tế ven biển.

Năm 2021 hứa hẹn vẽ nên bức tranh du lịch - giải trí - nghỉ dưỡng tươi sắc tại Vũng Tàu với hàng loạt dự án tái khởi động và chào bán mạnh mẽ.
Năm 2021 hứa hẹn vẽ nên bức tranh du lịch - giải trí - nghỉ dưỡng tươi sắc tại Vũng Tàu với hàng loạt dự án tái khởi động và chào bán mạnh mẽ.

Ngoài ra trong tương lai gần, cảng Cái Mép - Thị Vải và sân bay Long Thành cũng góp phần tạo động lực lớn cho sự phát triển của khu vực.

Cụm cảng Thị Vải - Cái Mép có gần 50 cảng biển đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, sẽ là cửa ngõ giao thương trọng điểm phía Nam.

Sân bay quốc tế Long Thành được đánh giá là “siêu dự án trọng điểm” của quốc gia, chỉ cách TP.Vũng Tàu khoảng 70 km. Dự kiến khi khánh thành vào năm 2025, đây sẽ là sân bay lớn nhất Việt Nam, có thể khai thác giai đoạn đầu với lượng khách 25 triệu người mỗi năm.

Đến năm 2040, việc xây dựng hoàn thành, dự kiến đón khoảng 100 triệu khách mỗi năm. Cách Long Thành khoảng 50 phút di chuyển, Vũng Tàu sẽ là địa điểm du lịch gần với sân bay quốc tế này nhất, hứa hẹn sẽ hút trọn lượng du khách cực lớn từ khắp nơi.

Cần những dự án tầm cỡ để “thổi bùng” tiềm năng phố biển

Khác với các thị trường mới, du khách đến Vũng Tàu không bị bó hẹp trong khuôn viên của các resort nghỉ dưỡng khép kín mà có thể tận hưởng đủ mọi tiện ích của một thành phố biển có lịch sử phát triển lâu đời, văn hóa bản địa phong phú, nhịp sống sầm uất.

Tuy nhiên điểm yếu muôn thuở của du lịch Vũng Tàu là thiếu nguồn cung lưu trú, luôn xảy ra tình trạng cháy phòng, công suất khai thác tối đa vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu vào các dịp lễ tết.

Trong dịp 30/4 vừa qua, TP. Vũng Tàu đón hơn 70.000 ngàn lượt khách du lịch nội địa và con số trên có thể tăng gấp nhiều lần nếu không chịu ảnh hưởng từ dịch Covid.

Theo số liệu từ Sở Du lịch, năm 2020 dù dịch bệnh nhưng lượng khách nội địa đến TP. Vũng Tàu du lịch vẫn đạt con số ấn tượng là 11 triệu lượt, gấp nhiều lần các địa phương khác như Khánh Hòa (1,2 triệu lượt), Phú Quốc (3,6 triệu lượt).

Căn hộ du lịch Alaric Tower của tổ hợp dự án The Maris Vũng Tàu được kiến tạo trở thành ngôi nhà nghỉ dưỡng thứ hai đẳng cấp ven biển.
Căn hộ du lịch Alaric Tower của tổ hợp dự án The Maris Vũng Tàu được kiến tạo trở thành ngôi nhà nghỉ dưỡng thứ hai đẳng cấp ven biển.

Thế nên giới chuyên môn cho rằng Vũng Tàu cần thêm “cú hích” là các điểm lưu trú tích hợp giải trí nghỉ dưỡng tầm cỡ đủ sức để “níu chân” khách du lịch cao cấp.

“Nhân tố” mới xuất hiện gần đây được kỳ vọng sẽ “thổi bùng” thị trường nghỉ dưỡng Vũng Tàu phải kể đến The Maris - quần thể nghỉ dưỡng tiêu chuẩn 5 sao với quy mô lên đến 23ha, lớn nhất và đầu tiên tại trung tâm thành phố biển.

Căn hộ du lịch Alaric Tower trong tổ hợp này được giới thiệu ra thị trường với giá đợt đầu chỉ từ 42 triệu/m2. Trong bối cảnh nhiều dự án ven biển tại trung tâm Vũng Tàu đang có giá từ 50 -60 triệu/m2, thậm chí nhiều dự án tại khu vực Hồ Tràm giá đã lên đến 60 triệu/m2 thì mức giá của Alaric Tower được xem là rất hấp dẫn.

Đó là lý do dự án này đang nhanh chóng thu hút toàn bộ sức nóng thị trường và sự quan tâm của giới đầu tư lẫn giới thành đạt muốn sở hữu second home ven biển.

Các tổ hợp nghỉ dưỡng quy mô như The Maris được kỳ vọng sẽ là “lực đẩy” giải tỏa cơn khát nguồn cung lưu trú cao cấp cho Vũng Tàu và giúp tiềm năng du lịch của thị trường này thăng hạng.

Tin bài liên quan