Doanh nghiệp bất động sản: Thích ứng và thay đổi là điều kiện cần để không bị tụt lại phía sau

Doanh nghiệp bất động sản: Thích ứng và thay đổi là điều kiện cần để không bị tụt lại phía sau

(ĐTCK) Đây là khuyến cáo của bà Như Khương, Bộ phận Nghiên cứu thị trường Colliers Việt Nam về câu chuyện thị trường thời hậu Covi-19. 

Theo bà, ngay lúc này, các doanh nghiệp địa ốc cần được hỗ trợ gì nhất?

Dịch Covid-19 là một thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành bất động sản nói riêng. Nhiều doanh nghiệp bất động sản hiện đang rơi và tình trạng khó khăn về dòng tiền hoặc thi công bị gián đoạn về pháp lý, nhân lực… Thêm vào đó, sự thay đổi trong hình thức hoạt động như làm việc tại nhà tạo các vấn đề liên quan đến công nghệ.

Với những ảnh hưởng trên, theo tôi, các doanh nghiệp cần sớm được giải quyết vướng mắc pháp lý tồn đọng, các thủ tục xây dựng để tạo nền tảng cho sự hồi phục sau này. Chính phủ cũng nên xem xét hỗ trợ doanh nghiệp kéo dài thời hạn trả nợ ngân hàng, giảm lãi suất, bên cạnh đó gia hạn thêm thời gian đối với việc đóng thuế, tiền thuê đất.

Về bản thân các doanh nghiệp, họ cần chuẩn bị gì để khi dịch được khống chế có thể quay lại thị trường một cách nhanh nhất?

Bà Như Khương

Với diễn biến phức tạp hiện tại của dịch, nhiều doanh nghiệp chưa thể xác định được bước đi tiếp theo. Tuy vậy, theo tôi, các doanh nghiệp chuẩn bị trước cho việc trở lại sau dịch là điều cần thiết. Sau nhiều tháng bước chậm, doanh nghiệp đã có cơ hội rà soát hoạt động của công ty, phát hiện các lỗ hổng về nhân lực cũng như chiến lược.

Do đó, thời điểm này là lúc để chỉnh sửa lại các kế hoạch, định hướng trong tương lai, và nâng cấp các hành động ứng phó cho các tình huống đột ngột tương tự. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần lưu trữ một số vốn đủ để vùng dậy nhanh chóng sau dịch, không bị tụt lại phía sau. 

Bà có nhìn thấy cơ hội cho phân khúc cụ thể nào của thị trường sau đại dịch Covid-19 không?

Đại dịch Covid-19 gây tổn hại lớn cho nhiều thị trường, trong đó phải kể đến thị trường khách sạn và nghỉ dưỡng khi lượng khác quốc tế sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, sau đại dịch và khi ngành du lịch phục hồi, thị trường khách sạn và nghỉ dưỡng dự đoán sẽ phát triển mạnh mẽ trở lại.

Bên cạnh đó, các dự án nhà ở, bán lẻ, nhà máy, khu công nghiệp cũng sẽ có cơ hội trở lại.

Dòng vốn ngoại vốn vẫn được coi là nguồn lực quan trọng với các doanh nghiệp địa ốc Việt Nam, bà có dự đoán gì về dòng vốn này sau khi dịch được kiểm soát?

Trên thực tế, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn là điểm đến lý tưởng cho những nhà đầu tư nước ngoài. Ảnh hưởng của dịch Covid-19 chỉ đang làm chậm lại quy trình đầu tư của các nhà đầu tư khi gặp khó khăn trong việc tiếp cận cũng như di chuyển từ nước ngoài vào Việt Nam. Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 3 năm gần đầy luôn ghi nhận mức trên 35 tỷ USD, trong khi đó quý I/2020, FDI chỉ mới đạt mức 3,6 tỷ USD.

Theo dự báo của chúng tôi, vốn ngoại sẽ lại được rót vào thị trường bất động sản sau khi dịch Covid-19 tại cả Việt Nam và thế giới được kiểm soát.

Để có sức hút với nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp địa ốc trong nước cần “sửa mình” như thế nào?

Đối với việc đầu tư ngắn hạn, điều quan trọng nhất đối với các nhà đầu tư khi bỏ tiền vào dự án là lợi nhuận, vì vậy, các nhà phát triển dự án cần chứng minh được tiềm năng của dự án, cũng như đưa ra những sản phẩm phù hợp với thị trường để đạt mức sinh lời kỳ vọng của các nhà đầu tư.

Đối với đầu tư dài hạn, các nhà phát triển dự án cần có chiến lược cụ thể về phân khúc, loại hình bất động sản để có thể kêu gọi hợp tác dài hạn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Ví dụ như An Gia - nhà phát triển dự án vừa mới lên sàn HOSE đầu năm 2020 đã gặt hái được những thành công nhất định sau khi hợp tác với đối tác đến từ Nhật Bản là Creed Group.

Bà có cho rằng, giai đoạn hiện tại là khoảng lặng cần thiết để các doanh nghiệp nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp, nhân sự, dự án?

Giai đoạn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 có thể mang lại nhiều tác động tiêu cực như việc nhiều công ty phải cắt giảm trợ cấp hoặc cắt giảm nhân sự trong tình thế khó khăn. Tuy nhiên, tôi nhận thấy đây cũng là thời điểm để những doanh nghiệp có thời gian để rà soát lại cách vận hành cũng như lên kế hoạch chuẩn bị các bước tốt nhất sau khi ảnh hưởng của dịch kết thúc.

Vậy còn câu chuyện điều chỉnh về sản phẩm của các doanh nghiệp?

Các chủ đầu tư cũng như nhà phát triển bất động sản đã định vị phân khúc ngay từ những giai đoạn đầu của dự án, vì vậy theo đánh giá của chúng tôi, các chủ đầu tư chỉ có thể thay đổi về chiến lược ra hàng hoặc định mức giá bán phù hợp với thị trường tại thời điểm này.

Hotline Báo Đầu tư Bất động sản: 0966.43.45.46 Email:dautubatdongsan.vir@gmail.com

Tin bài liên quan