Đối tác Sunny muốn lấy đất dự án Phước Kiển thay vì nhận tiền đền bù từ Quốc Cường Gia Lai (QCG)

Đối tác Sunny muốn lấy đất dự án Phước Kiển thay vì nhận tiền đền bù từ Quốc Cường Gia Lai (QCG)

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Chiều nay, 31/12/2021, ĐHCĐ thường niên năm 2021 của Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (QCG - HOSE) mới diễn ra.

QCG đã trình phương án kế hoạch kinh doanh năm 2022 với doanh thu 1.200 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 100 tỷ đồng.

Năm 2020, QCG đạt 425,6 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế dự kiến sẽ dùng làm nguồn vốn đầu tư hoàn tất các dự án dở dang, tái đầu tư sản xuất, mở rộng quỹ đất sạch.. QCG không phân phối lợi nhuận năm 2020.

QCG trình ĐHCĐ ủy quyền cho HĐQT thông qua quyết định thực hiện các giao dịch có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản của Công ty.

Đáng chú ý, QCG trình ĐHCĐ phương án phát hành hơn 61,8 triệu cổ phần chiếm 22,49% cổ phần đang lưu hành với giá 11.000 đồng/cổ phần. Toàn bộ vốn huy động được bổ sung nguồn vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Phương thức phát hành là phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu và hoán đổi công nợ.

Về chỉ tiêu tài chính, bà Nguyễn Thị Như Loan, Tổng giám đốc QCG cho biết, tổng vay ngắn hạn và dài hạn là 505 tỷ đồng, tăng 15 tỷ đồng so với 2019.

Về dự án Phước Kiển, dự án trọng tâm của QCG đã hết tư cách chủ đầu tư vào năm 2020 nên QCG phải làm hồ sơ trình lại. Đây là một thách thức với QCG, song điều may mắn là giá đất tăng nên QCG có động lực để tiếp tục theo đuổi dự án này. Điểm sáng nữa theo bà Loan là dự án Marina bên sông Hàn, TP. Đà Nẵng đang triển khai xây dựng hoàn thiện hạ tầng và xây dựng nhà phố. Các mảng thủy điện, vườn cao su và cho thuê trung tâm thương mại có khả năng duy trì nguồn thu “nuôi bộ máy” trong trường hợp mảng bất động tiếp tục khó khăn.

Trong phần thảo luận trả lời dự án Phước Kiển, bà Loan cho biết, nếu chấp thuận chủ đầu tư dự án thì việc ký quỹ 10% tổng vốn đầu tư dự án rất lớn. Phần lớn các chủ đầu tư chọn hình thức chấp thuận chủ đầu tư hạ tầng với giá trị ký quỹ 10% khoảng 370 tỷ đồng.

Năm 2018, QCG đề nghị giao đất để đầu tư hạ tầng nhưng buộc phải cam kết là QCG đầu tư hạ tầng thì Nhà nước sẽ không hoàn tiền hạ tầng và giá đóng tiền quyền sử dụng đất sẽ tăng gấp 10 lần. QCG ở vào thế rất bất lợi. QCG kêu cứu khắp nơi, nếu chấm dứt tư cách chủ đầu tư làm lại từ đầu cũng không kịp. Cuối năm 2020, có văn bản "theo ý kiến của thường trực thành ủy" các sở ban ngành hỗ trợ QCG.

Theo quy định hiện nay, thì dự án vẫn còn 5% do người dân đòi hỏi giá đền bù quá cao. Nếu bỏ tiền đền bù thì pháp lý vẫn treo đó chưa giải quyết được. Nếu làm các thủ tục các bước thì cũng không ai tính tiền đền bù sử dụng đất cho để nộp.

"Nếu bỏ ra cả nghìn tỷ đồng đền bù hay mấy trăm tỷ đồng để đền bù một phần diện tích đất còn lại mà thủ tục bị treo không thông thì Công ty phải chịu lãi suất cao. Vì thế, khi nào thủ tục pháp lý chuyển động thông suốt trở lại dù có đền bù tăng thêm mấy trăm tỷ đồng, cũng không sao", bà Loan nói.

Với vụ kiện của QCG với Công ty cổ phần Đầu tư Sunny Island liên quan đến dự án Bắc Phước Kiển, bà Loan cho biết, QCG đã nộp án phí 10 tỷ đồng ra trọng tài quốc tế vì Sunny không thực hiện đầu tư tiền theo đúng tiến độ cam kết trong hợp đồng. Sunny đã đầu tư cho QCG hơn 2.280 tỷ đồng. Nếu QCG sai thì phải đền gấp đôi, nếu Sunny cũng sai thì QCG chỉ đền cho họ 1.240 tỷ đồng. Nhưng đối tác muốn lấy đất, ước tính chiếm 19% dự án Phước Kiến, như vậy QCG còn lại 81%.

Tin bài liên quan