Dự án sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ đã có chuyển biến tích cực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Dự án sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ đã có chuyển biến tích cực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Dự án xơ sợi Polyester Đình Vũ chuyển biến tích cực trong sản xuất kinh doanh

0:00 / 0:00
0:00
Dự án sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ vận hành sản xuất khai thác tối đa, hiệu quả 27 dây chuyền sợi DTY, doanh thu bù đắp được chi phí biến đổi và có lợi nhuận trước định phí.

Dự án sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ thuộc Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi Việt Nam - VNPOLY, một trong 12 dự án yếu kém, chậm tiến độ ngành Công thương đã chuyển biến tích cực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận hành sản xuất khai thác tối đa, hiệu quả 27 dây chuyền sợi polyester (DTY), doanh thu bù đắp được chi phí biến đổi và có lợi nhuận trước định phí.

Thông tin này vừa được Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đưa ra.

Được xây dựng và đưa vào vận hành thương mại từ tháng 9/2013, công suất 500 tấn/ngày (175.000 tấn/năm), dự án sản xuất xơ sợi Đình Vũ có tổng vốn đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, do gặp khó khăn về thị trường và tài chính, giá bán sản phẩm, cuối tháng 9/2015 nhà máy phải tạm dừng sản xuất. Sau nhiều nỗ lực, nhà máy đã vận hành trở lại, từng bước thoát khó, có doanh thu và lợi nhuận.

Theo báo cáo tóm tắt của Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi Việt Nam, 4 tháng đầu năm 2023, nhà máy đã sản xuất 1.628 tấn sợi các loại, đạt 64% kế hoạch sản xuất năm 2023, doanh thu đạt 45 tỷ đồng, chất lượng sợi ổn định theo đúng đơn đặt hàng của các đối tác.

Hiện, VNPOLY vẫn đang tích cực xử lý một số vướng mắc về thủ tục quyết toán cho dự án này.

Về công tác tìm kiếm đối tác, hợp tác vận hành sản xuất phân xưởng xơ PSF, đến nay VNPOLY đã làm việc cùng 5 đơn vị, xây dựng 2 phương án hợp tác gồm hợp tác sản xuất với sự tham dự của bên thứ 3 bảo lãnh tài chính và phương thức bán cổ phần cho đối tác cùng sản xuất PSF.

Mặt khác, VNPOLY cũng làm việc cùng một đối tác đến từ Nhật Bản để sản xuất hạt nhựa Petchip. Đặc biệt, công ty cũng phối hợp cùng VPI làm việc cùng các nhà sản xuất thiết bị bản quyền Nhà máy xơ sợi để xây dựng lộ trình cải tiến, cải tạo, nâng cao hiệu quả công nghệ sản xuất xơ sợi polyester.

Công ty cũng phối hợp cùng các nhà sản xuất thiết bị bản quyền Nhà máy xơ sợi để xây dựng lộ trình cải tiến, cải tạo, nâng cao hiệu quả công nghệ sản xuất xơ sợi polyester.

Liên quan đến việc cải hoán, cải tiến công nghệ sản xuất của Nhà máy xơ sợi, theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), hiện có nhiều phương án cải hoán cải tạo công nghệ cùng các mức chi phí triển khai khác nhau. Trong đó, có 2 phương án gồm cải hoán sản xuất chất dẻo phục vụ ngành công nghiệp ô tô (nội thất) có nhu cầu khoảng 100 nghìn tấn/năm và sẽ tăng cao trong thời gian tới, vốn đầu tư cải hoán công nghệ khoảng 200 triệu USD..

Phương án thứ hai là chuyển sang sản xuất chai nhựa tái sinh cung cấp cho các hãng sản xuất nước ngọt tại Việt Nam, có chi phí đầu tư khoảng 100 triệu USD.

Lãnh đạo PVN cho rằng, dự án hiện đã vận hành thành công về phần sản xuất sợi DTY, tiến tới phải vận hành nốt phân xưởng sản xuất xơ PSF.

Tin bài liên quan