Đức sẽ tiếp tục thanh toán cho khí đốt của Nga bằng đồng euro

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Sau khi Ba Lan và Bulgaria bị Gazprom cắt hợp đồng giao khí đốt vì từ chối thanh toán bằng đồng rúp như Tổng thống Vladimir Putin đã yêu cầu, Đức cho biết các công ty nước này sẽ tiếp tục thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng euro hoặc đô la.
Đức sẽ tiếp tục thanh toán cho khí đốt của Nga bằng đồng euro

Hôm thứ Ba (27/4), Đức cho biết lệnh cấm vận hoàn toàn đối với dầu mỏ của Nga sẽ có thể quản lý được, nhưng có khả năng tạo cơ sở cho lệnh cấm trên toàn châu lục và ảnh hưởng đến thương mại dầu thô toàn cầu.

Công ty tiện ích Uniper SE của Đức nhắc lại rằng, có thể thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng euro trong khi vẫn tuân thủ nhu cầu đồng rúp của Moscow. Công ty cho biết, họ đang liên hệ chặt chẽ với Chính phủ Đức về vấn đề này.

Các bình luận được đưa ra sau khi Tập đoàn dầu khí Gazprom của Nga ngừng cung cấp khí đốt cho Bulgaria và Ba Lan. Gazprom cho biết trong một tuyên bố sẽ giữ nguyên các lô hàng đó cho đến khi hai nước đồng ý thanh toán bằng đồng tiền của Nga.

Các diễn biến này minh chứng cho sự cứng rắn cao đang diễn ra đối với nguồn cung cấp năng lượng của châu Âu sau khi một loạt biện pháp trừng phạt nhằm cô lập Mátxcơva. Nga là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của Liên minh châu Âu và EU hiện đang chạy đua để tìm nguồn cung cấp thay thế.

Tháng trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu những người mua “không thân thiện” phải trả bằng đồng rúp hoặc có nguy cơ cắt giảm các lô hàng khí đốt. EU đã gợi ý rằng các công ty có thể tiếp tục thanh toán bằng đồng euro, hoặc có nguy cơ vi phạm các lệnh trừng phạt. Người mua hiện đang cố gắng tìm cách trả lời, với các khoản thanh toán sẽ đến hạn vào cuối tháng 4 hoặc tháng 5.

Theo một người thân cận với nhà sản xuất Nga, bốn công ty của châu Âu đã thanh toán cho Nga bằng đồng rúp và 10 công ty đã mở tài khoản tại ngân hàng Gazprombank để đáp ứng nhu cầu thanh toán theo yêu cầu của Nga.

Tác động khiêm tốn

Theo các nhà phân tích của Goldman Sachs, việc dừng các dòng chảy khí đốt của Nga đến Ba Lan và Bulgaria chỉ “tác động vật chất khiêm tốn” đối với việc cân bằng khí đốt ở Tây Bắc Âu.

Dữ liệu từ Gascade cho thấy, đơn đặt hàng khí đốt từ Đức đến Ba Lan qua đường ống Yamal-Europe đã tăng vọt hôm thứ Tư (27/4).

Bộ trưởng Ngoại giao Peter Szijjarto cho biết, quá trình vận chuyển khí đốt đến Hungary đang diễn ra theo đúng kế hoạch và nước này đã nghĩ ra cách để thanh toán cho Gazprom. Công ty dầu khí OMV AG của Áo cho biết hoạt động nhập khẩu không bị gián đoạn do việc ngừng vận chuyển sang Ba Lan và Bulgaria.

Chính phủ Ba Lan cho biết hôm thứ Ba (26/4) rằng, họ có đủ nhiên liệu dự trữ để chịu được sự gián đoạn nguồn cung cấp. Bộ trưởng năng lượng Bulgaria cũng cho biết, nước này đã bảo đảm khí đốt trong ít nhất một tháng.

Theo Uniper SE của Đức, Ba Lan sẽ thiếu 7 tỷ m3 khí đốt và Bulgaria là 2-3 tỷ m3 khí đốt trong thời gian còn lại của năm nay. Giám đốc Thương mại của Uniper SE, ông Niek den Hollander cho biết có thể thay thế các dòng chảy này bằng LNG và các nguồn cung cấp khác mà không bị ảnh hưởng quá nhiều.

Nguồn cung cấp khác

Ở những nơi khác, công suất tại mỏ khí đốt Troll khổng lồ của Na Uy dự kiến ​​sẽ thấp hơn vào đầu tháng 5 so với kế hoạch trước đó. Dòng chảy qua đường ống Interconnector giữa Anh và Bỉ đã bị hạn chế kể từ ngày 24/4 do vấn đề công việc.

Sự kết thúc của mùa sưởi ấm ở châu Âu trong tháng này cũng đã làm giảm nhu cầu cung cấp ngay lập tức, mặc dù người mua hiện đang bắt đầu lấp đầy các điểm lưu trữ cho mùa đông năm sau.

Giá dầu WTI đã giao dịch trên 102 USD/thùng sau khi tăng 3,2% vào thứ Ba (26/4). Giá khí đốt ở châu Âu đã tăng tới 24% vào ngày 27/4 sau khi Nga tuyên bố ngừng cung cấp khí đốt sang Ba Lan và Bulgaria.

Rủi ro địa chính trị mới đối với thị trường năng lượng xuất hiện ngay khi góc khuất nhất của lĩnh vực dầu mỏ bùng phát trở lại.

Nhà phân tích Stephen Brennock của PVM Oil Associates cho biết: “Các hành động mới nhất của Nga cung cấp một cái nhìn đáng báo động về những điều sắp xảy ra đối với các thành viên EU khác và đặt mối quan tâm về an ninh năng lượng lên hàng đầu và trung tâm của chương trình nghị sự chính trị”.

Tin bài liên quan