G7 tiếp tục tập trung vào cú sốc lạm phát trên toàn cầu

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Các Bộ trưởng tài chính toàn cầu cho biết, sẽ theo dõi thị trường tài chính sau những đợt sụt giảm gần đây và cam kết thắt chặt tiền tệ hơn nữa do cú sốc lạm phát trên toàn cầu.
G7 tiếp tục tập trung vào cú sốc lạm phát trên toàn cầu

Theo một thông cáo chung phát hành hôm thứ Sáu (20/5), Nhóm G7 cho biết “tiếp tục theo dõi chặt chẽ các thị trường do sự biến động gần đây”. Các ngân hàng trung ương "sẽ tiếp tục điều chỉnh một cách thích hợp tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ theo cách thức phụ thuộc vào dữ liệu và được truyền đạt rõ ràng, đảm bảo rằng kỳ vọng lạm phát vẫn được duy trì tốt, đồng thời lưu tâm đến việc bảo vệ sự phục hồi”.

Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner cho biết: “Lạm phát là một mối nguy rất lớn đối với sự phát triển kinh tế. Chúng tôi cam kết hạn chế lạm phát với hoạt động của các ngân hàng trung ương “rất độc lập” và chịu trách nhiệm “rất, rất lớn”.

Cuộc họp của các Bộ trưởng tài chính G7 diễn ra trong bối cảnh tâm lý thị trường xấu đi đối với nền kinh tế thế giới và tiếp tục chịu ảnh hưởng trước xung đột Nga-Ukraine. Tình trạng khó khăn này khiến giới các quan chức lo ngại khi họ phải đối mặt với cú sốc giá mà xung đột đã tạo ra.

“Trên hầu hết các quốc gia G7, tỷ lệ lạm phát đã đạt đến mức chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ do hậu quả của xung đột Nga-Ukraine khiến giá cả hàng hóa, năng lượng và thực phẩm tăng lên đáng kể. Các ngân hàng trung ương G7 đang theo dõi chặt chẽ tác động của áp lực giá đối với kỳ vọng lạm phát”.

Mặc dù trong thông cáo không nêu rõ nguy cơ lạm phát leo thang đi kèm với tăng trưởng kinh tế suy yếu, nhưng sự kết hợp của lạm phát gia tăng, tăng trưởng đình trệ và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng là đặc điểm nổi bật trong các cuộc thảo luận.

Các ngân hàng trung ương và chính phủ đang tìm kiếm sự cân bằng tinh tế giữa các chính sách kiềm chế lạm phát và các chính sách thúc đẩy hoạt động. Nếu sai có thể dẫn đến một kết quả tiêu cực về tỷ lệ thất nghiệp cao hơn, tốc độ phát triển kinh tế chậm lại và lạm phát thậm chí trầm trọng hơn và có nguy cơ ảnh hưởng đến thị trường trong những ngày gần đây.

Tại Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã bắt tay vào tăng lãi suất và Chủ tịch Jerome Powell cho biết ông sẽ tiếp tục tăng lãi suất cho đến khi có bằng chứng “rõ ràng và thuyết phục” về lạm phát giảm dần. Trong khi đó, các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang ngày càng đánh dấu rằng họ cũng sẽ sớm tăng lãi suất.

“Chúng tôi có thể di chuyển dần dần và tăng lãi suất trong những tháng tới,” Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ý Ignazio Visco nói với Bloomberg Television hôm thứ Sáu (20/5). Mặc dù tháng 6 là quá sớm, "chúng tôi sẽ di chuyển sau đó, có lẽ là tháng 7”.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết “có thể tưởng tượng được rằng có thể có một cuộc hạ cánh mềm” nhưng để tránh suy thoái kinh tế sẽ đòi hỏi “cả kỹ năng và may mắn”.

“Các phản ứng tài khóa cần thiết cũng dẫn đến mức nợ công cao hơn. Chúng tôi cam kết thực hiện một kết hợp chính sách kinh tế vĩ mô trung hạn ổn định và định hướng tăng trưởng, đưa chúng tôi vào một con đường rõ ràng để đạt được sự bền vững trong trung hạn của tài chính công và một khu vực tài chính có khả năng phục hồi”, thông cáo của G7 cho biết.

Tin bài liên quan