Gần một nửa chủ sở hữu tiền điện tử lần đầu tiên mua tài sản kỹ thuật số vào năm 2021

Gần một nửa chủ sở hữu tiền điện tử lần đầu tiên mua tài sản kỹ thuật số vào năm 2021

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Theo một cuộc khảo sát mới từ sàn giao dịch tiền điện tử Gemini của Mỹ, gần một nửa chủ sở hữu tiền điện tử ở Mỹ, Mỹ Latinh và châu Á - Thái Bình Dương đã mua tài sản kỹ thuật số lần đầu tiên vào năm 2021.

Theo cuộc khảo sát với gần 30.000 người trên 20 quốc gia được thực hiện từ tháng 11/2021 đến tháng 2/2022, báo cáo cho thấy năm 2021 là một năm bom tấn đối với tiền điện tử, với lạm phát đặc biệt thúc đẩy hoạt động mua tài sản kỹ thuật số đặc biệt ở các quốc gia đã trải qua sự mất giá tiền tệ.

Báo cáo của Gemini cho thấy Brazil và Indonesia là những quốc gia dẫn đầu thế giới về việc áp dụng tiền điện tử, với 41% người được khảo sát ở những quốc gia trên báo cáo quyền sở hữu tiền điện tử, so với 20% ở Mỹ và 18% ở Anh.

Báo cáo của Gemini nhận thấy rằng 79% những người đã báo cáo sở hữu tiền điện tử vào năm 2021 cho biết họ chọn mua tài sản kỹ thuật số vì tiềm năng đầu tư dài hạn của tài sản này.

Trong đó, chỉ có 16% số người được khảo sát ở Mỹ và 15% ở châu Âu đồng ý rằng tiền điện tử bảo vệ chống lại lạm phát, so với 64% ở Indonesia và Ấn Độ.

Đồng rupee của Ấn Độ đã giảm 17,5% so với đồng đô la trong 5 năm qua, trong khi đồng rupiah của Indonesia giảm giá 50% so với đồng đô la từ năm 2011 đến năm 2020.

Chỉ 17% người châu Âu báo cáo rằng họ sở hữu tài sản kỹ thuật số vào năm 2021 và chỉ 7% trong số những người hiện không sở hữu tiền điện tử cho biết họ có ý định mua tài sản kỹ thuật số vào một thời điểm nào đó.

Tuy nhiên, vẫn còn phải xem liệu động lực xem tiền điện tử như một hàng rào chống lạm phát có thể giữ được tốc độ trong năm nay hay không.

Trong khi Bitcoin đã đạt mức cao kỷ lục hơn 68.000 USD vào tháng 11, và giúp đẩy giá trị của thị trường tiền điện tử lên 3 nghìn tỷ USD, Bitcoin hiện đang giao dịch trong phạm vi hẹp từ 34.000 USD đến 44.000 USD trong giai đoạn đầu năm 2022.

Tin bài liên quan