Giá dầu có thể sớm quay trở lại mức 100 USD/thùng khi OPEC+ xem xét mức cắt giảm lịch sử

Giá dầu có thể sớm quay trở lại mức 100 USD/thùng khi OPEC+ xem xét mức cắt giảm lịch sử

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các liên minh (OPEC+) đang xem xét đợt cắt giảm sản lượng lớn nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch, một động thái lịch sử mà các nhà phân tích năng lượng cho rằng có thể đẩy giá dầu trở lại mức ba con số.

OPEC+ sẽ họp tại Vienna, Áo vào thứ Tư (5/10) để quyết định về giai đoạn tiếp theo của chính sách sản xuất.

Theo các nguồn tin OPEC+ nói với Reuters, OPEC+ đang xem xét cắt giảm sản lượng hơn một triệu thùng mỗi ngày,

“Các bộ trưởng OPEC sẽ không đến Áo lần đầu tiên sau hai năm mà không làm gì. Vì vậy, sẽ có một sự cắt giảm nào đó mang tính lịch sử”, Dan Pickering, Giám đốc đầu tư của Pickering Energy Partners cho biết khi đề cập đến cuộc họp trực tiếp đầu tiên của OPEC+ kể từ năm 2020.

Stephen Brennock, nhà phân tích cấp cao của PVM Oil Associates cho biết rằng, có vẻ như giá dầu có một số tiềm năng tăng giá sau khi đã giảm mạnh trong tháng 9.

“Hoạt động giao dịch tiếp tục tăng cùng với việc thắt chặt các nguyên tắc cơ bản về dầu trong ngắn hạn có thể đẩy giá dầu trở lại mức 100 USD/thùng”, ông cho biết.

Các nhà phân tích tại Goldman Sachs cũng cho rằng, giá dầu Brent có thể quay trở lại 100 USD/thùng trong 3 tháng tới, trước khi tăng lên 105 USD/thùng trong 6 tháng tới. Đồng thời, dự kiến ​​giá dầu WTI sẽ tăng lên 95 USD/thùng vào khoảng cuối năm, trước khi đạt 100 USD/thùng trong 6 tháng tới.

OPEC có quyết tâm hỗ trợ giá cả

OPEC+ đang báo hiệu rằng, sự hỗ trợ của họ đối với giá dầu sẽ không xảy ra ở mức khoảng 50 - 60 USD/thùng.

“Sự hỗ trợ sẽ xảy ra ở mức giá cao hơn nhiều và họ đang thể hiện quyết tâm bảo vệ giá cả. Họ đang bớt lo lắng về nhu cầu”, ông Pickering cho biết.

Bên cạnh đó, Pickering cho biết, ông không nghĩ rằng một thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ xảy ra và mối quan tâm thực sự là rủi ro suy thoái sẽ gây ra lo ngại về nhu cầu như thế nào.

Tháng trước, giá dầu đã giảm hơn 4 USD xuống mức thấp nhất kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào cuối tháng 2 sau những lo ngại về nhu cầu do lo ngại suy thoái.

Khi được hỏi liệu việc cắt giảm sản lượng lớn từ OPEC+ có thể đủ để đưa giá dầu trở lại mức cao nhất trong tháng 6 hay không, chiến lược gia Ole Hansen của Ngân hàng Saxo cho biết: “Những gì chúng ta phải xem xét là OPEC+ hiện đang gặp khó khăn để thực sự sản xuất các mức hạn ngạch hàng tháng mà họ đã thông qua. Nếu họ cắt giảm 1 triệu hoặc 1,5 triệu, họ sẽ phải thay đổi hệ thống hạn ngạch để con số đó thực sự là một mức cắt giảm trên thị trường. Đó có lẽ cũng là lý do họ gặp mặt trực tiếp trong tuần này, vì đây có thể là một quyết định gây tranh cãi lớn mà họ có thể thực hiện. Tuy nhiên, tôi nghĩ tác động có lẽ sẽ ít hơn những gì thị trường đang tìm kiếm”, ông cho biết.

Các yếu tố bên cung

Ngoài việc OPEC+ cắt giảm sản lượng, ông Pickering đã trích dẫn các yếu tố khác từ phía nguồn cung cũng sẽ hỗ trợ giá dầu trong 4 - 8 tuần tới.

“Chúng tôi sẽ thấy thêm sự hỗ trợ từ phía nguồn cung nếu các lệnh trừng phạt bắt đầu từ châu Âu vào cuối năm và khi Dự trữ dầu chiến lược của Mỹ bắt đầu tung ra thị trường vào tháng 11”, ông cho biết.

Vài tuần trước, Bộ Năng lượng Mỹ đã thông báo sẽ bán tới 10 triệu thùng dầu từ Dự trữ dầu chiến lược của Mỹ ra thị trường vào tháng 11.

Các lệnh trừng phạt của EU đối với việc nhập khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển sẽ có hiệu lực vào tháng 12. Lệnh cấm có thể làm trầm trọng thêm những lo lắng về một thị trường năng lượng vốn đã eo hẹp, do nhu cầu mạnh mẽ mang lại khi các nền kinh tế phục hồi sau đại dịch.

“OPEC không phải là người bạn đặc biệt của việc giá dầu giảm hay giá xăng đi xuống bất chấp những gì mọi người sẽ nói, chúng ta sẽ thấy một số lạm phát năng lượng khá khó khăn trong vài năm tới”, ông Dan Pickering cho biết.

Vào đầu tháng 9, OPEC đã gây bất ngờ cho thị trường và thông báo cắt giảm sản lượng dầu 100.000 thùng/ngày để hỗ trợ giá.

Tin bài liên quan